Kiên Giang: Dỡ bỏ lệnh phong tỏa bệnh viện đa khoa tỉnh từ 8 giờ ngày 28.7
Sau 2 tuần được phong tỏa để phòng chống dịch Covid -19, từ 8 giờ ngày 28.7, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang được hoạt động trở lại.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang được dỡ bỏ lệnh phong tỏa từ 8 giờ ngày 28.7. ẢNH: XUÂN LAM
Tối 27.7, ông Hà Văn Phúc, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang, cho biết kể từ 8 giờ ngày mai 28.7, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang được Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid -19 tỉnh Kiên Giang dỡ bỏ lệnh phong tỏa.
Sau khi dỡ bỏ lệnh phong tỏa, từ ngày 28 – 31.7, Bệnh viện đa khoa tỉnh chỉ tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu. Từ ngày 1.8 trở đi, bệnh viện tiếp nhận và điều trị bệnh nội trú; từ ngày 8.8 trở đi, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân ngoại trú.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn hướng dẫn cách ly F0, F1 không triệu chứng tại nhà
Theo ông Hà Văn Phúc, bệnh viện hội đủ điều kiện để dỡ bỏ lệnh phong tỏa khi đã khoanh vùng và xử lý ổ dịch hiệu quả. Trong 16 ngày qua, bệnh viện không có ca nhiễm mới. Hơn 2.500 cán bộ, nhân viên y tế, người bệnh và người nuôi bệnh đã được xét nghiệm 3 lần, tất cả đều cho kết quả âm tính. Riêng 2 khoa có ca nhiễm, bệnh viện đã cho di dời cách ly bên ngoài và tiêu độc khử trùng toàn bộ khuôn viên.
Khi hoạt động trở lại, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang đã chuẩn bị tất cả các phương án sàng lọc chặt chẽ bệnh nhân khi đến khám. Tất cả bệnh nhân khám bệnh ngoại trú sẽ được phân luồng, sàng lọc, khai báo y tế ngay từ ngoài cổng mới được cho vào bên trong bắt số khám bệnh. Đối với bệnh nhân nội trú sẽ được sàng lọc Covid-19 kỹ lưỡng, phải xét có nghiệm Covid-19 mới cho nhập viện. Riêng khu Cấp cứu tổng hợp đã bố trú một khu đệm khoảng 100 người để tiếp nhận và sàng lọc Covid-19 đối với bệnh nhân cấp cứu.
Trước đó, gần 700 bệnh nhân đủ điều kiện xuất viện đã được bệnh viện cho xuất viện. Sở GTVT Kiên Giang bố trí xe đưa tất cả bệnh nhân về tận nhà và tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà để phòng chống dịch Covid-19.
Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 13.7, toàn bộ Bệnh viện viện đa khoa tỉnh Kiên Giang phải phong tỏa do tối 12.7 phát hiện 8 ca dương tính với Covid-19 tại khoa Thận – Tiết niệu của bệnh viện.
TPHCM: Hơn 14.000 người đã khỏi Covid-19
Theo HCDC, số ca mắc Covid-19 trên địa bàn TPHCM từ đầu dịch đến sáng 26/7 ghi nhận 62.100 ca, trong đó có 14.704 trường hợp đã khỏi bệnh.
Đến 11h trưa 26/7, toàn thành phố có 3.598 địa điểm đang bị phong tỏa để phòng chống dịch Covid-19.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) thông tin, đến 11h trưa 26/7, toàn thành phố có 3.598 địa điểm đang bị phong tỏa để phòng chống dịch Covid-19. Trong đó, TP Thủ Đức có 740 điểm, quận 8 là 335, huyện Nhà Bè có 342, Hóc Môn 334...
Theo HCDC, số ca mắc Covid-19 trên địa bàn TPHCM từ đầu dịch đến sáng 26/7 ghi nhận 62.100 ca, trong đó có 14.704 trường hợp đã khỏi bệnh.
Có 3 chuỗi lây nhiễm mới được ghi nhận vào ngày 25/7, được xác định ở khu dân cư trên địa bàn quận 10 và quận Tân Bình. Các chuỗi lây nhiễm đều được khoanh vùng và giám sát chặt để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bệnh nhân.
Tổng số người đang cách ly là 47.082, trong đó 8.871 người cách ly tập trung, 38.211 trường hợp tại nhà và nơi lưu trú.
Hiện thành phố đang thay đổi chiến lược để siết chặt và kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh với những trọng tâm cần làm ngay, gồm thực hiện đồng bộ, siết chặt Chỉ thị 16, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm; kịp thời phát hiện F0 và điều trị tích cực để hạn chế mức thấp nhất tử vong; phối hợp hỗ trợ người khó khăn; tổ chức nhận, mua và tiêm vắc xin nhanh nhất có thể.
TPHCM đang thay đổi chiến lược để siết chặt và kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh.
Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm chủ trương "người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình", không nên ra khỏi nhà sau 18h từ ngày 26/7, trừ các trường hợp thật sự cần thiết và chấp hành tốt quy định tại khu phong tỏa.
HCDC thông tin thêm, lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, một số đối tượng đã tung tin xuyên tạc, kích động, gây tác động xấu đến công tác phòng, chống dịch. Để bảo vệ thành quả chống dịch, thành phố kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi xuyên tạc.
Điển hình là việc xem xét khởi tố vụ án hình sự liên quan một đối tượng ngụ quận Bình Thạnh về hành vi cố tình lan truyền thông tin sai sự thật vụ việc một người đàn ông trung niên tự thiêu tại phường Trường Thọ (TP Thủ Đức) trên mạng xã hội Facebook.
'Nguy cơ đối với Bệnh viện Phổi Hà Nội là rất cao' Giám đốc bệnh viện cho biết dịch bệnh bùng phát tại Khoa Nội 3, nơi điều trị các bệnh nhân có tổn thương về phổi lại chính là mục tiêu virus SARS-CoV-2 tấn công. Tối 25/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội xác định 9 người dương tính với SARS-CoV-2 tại Khoa Nội 3, Bệnh viện Phổi Hà Nội (44...