Kiên Giang: Đập tạm ngăn mặn được tháo dỡ, giao thông thủy trở lại bình thường
Các đập tạm ngăn mặn, giữ ngọt trên kênh Ông Hiển, kênh Chưng Bầu, đã được tháo dỡ hoàn toàn, giao thông thủy qua khu vực nêu trên trở lại bình thường từ ngày 20/7.
Theo thông báo của Chi cục Đường thủy nội địa phía Nam, từ ngày 20/7, đập tạm trên kênh Ông Hiển đã được tháo dỡ, giao thông thủy qua khu vực nêu trên trở lại bình thường. Ảnh: Trung Chánh.
Ông Nguyễn Huỳnh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Kiên Giang cho biết, theo thông báo của Chi cục Đường thủy nội địa phía Nam, từ ngày 20/7, đập tạm ngăn mặn, giữ ngọt mùa khô năm 2020, tại km 3 800 trên kênh Ông Hiển, thuộc xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành đã được tháo dỡ hoàn toàn, giao thông thủy qua khu vực nêu trên trở lại bình thường. Theo đó, các phương tiện giao thông thủy đi lại từ Kênh Cái Sắn ra sông Cái Lớn, vùng Biển Tây, về khu vực bán đảo Cà Mau và ngược lại không còn bị cản trở, lệ thuộc vào thời gian mở, đóng cống.
Đề nghị Sở Giao thông Vận tải Kiên Giang, Cảnh sát Giao thông đường thủy Kiên Giang, UBND các huyện, thành phố thông tin rộng rãi cho các tổ chức, cá nhân tham gia vận tải qua khu vực trên biết để chủ động trong sản xuất, lưu thông…
Video đang HOT
Do vậy, kể từ ngày 21/7, Chi cục Thủy lợi Kiên Giang sẽ tiến hành đóng, mở cống Kênh Cụt (phường An Hòa, TP Rạch Giá) theo quy trình vận hành chung của hệ thống công trình thủy lợi vùng Tứ giác Long Xuyên để kiểm soát mặn, giữ ngọt, xử lý ô nhiễm môi trường định kỳ, nhằm phục vụ sản xuất và nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng.
Chưa xác định được 'thủ phạm' khiến sông Cái Lớn ô nhiễm đen kịt
Liên quan đến sự cố ô nhiễm sông Cái Lớn ở Hậu Giang hồi năm 2019, theo kết quả bước đầu, nguyên nhân chính là do hoạt động xả thải của nhà máy đường.
Tuy nhiên, sau khi Tổng cục Môi trường vào cuộc, đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân chính.
Như Tiền phong đã phản ánh, từ ngày 22/3-2/5/2019, sông Cái Lớn và các kênh nhánh thuộc địa bàn huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ đã xảy ra 4 đợt ô nhiễm môi trường nước mặt, gây thiệt hại về thủy sản nuôi và làm đảo lộn đời sống của người dân.
UBND tỉnh Hậu Giang sau đó báo cáo Bộ TN&MT để xin ý kiến chỉ đạo; đồng thời, chỉ đạo Sở TN&MT khẩn trương phối hợp với các đơn vị hữu quan và chính quyền địa phương rà soát các nguồn thải, thu thập, xác minh dữ liệu chuyên ngành về môi trường.
Kết quả xác minh bước đầu cho thấy nguồn nước sông Cái Lớn và các kênh nhánh bị ô nhiễm hữu cơ bởi các nguồn thải dọc sông Cái Lớn. Trong đó, nguyên nhân chính là từ hoạt động xả thải của nhà máy thuộc Công ty TNHH Mía đường cồn Long Mỹ Phát (Cty Long Mỹ Phát).
Nhà máy đường Long Mỹ Phát. Ảnh: NH
Tuy nhiên, thông tin tại buổi giao ban báo chí hôm 15/7/2020, ông Trương Cảnh Tuyên -Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cũng đã vào kiểm tra nhưng vẫn chưa xác định được tác nhân chính gây ra ô nhiễm.
"Nhà máy đường Long Mỹ Phát là một trong những nguồn gây ô nhiễm. Tuy nhiên, ở đây có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm, như nguồn chăn nuôi, nguồn đốt rơm rạ... nên Thanh tra Tổng cục Môi trường cũng không đủ cơ sở xác định đâu là nguồn chính" - ông Tuyên cho hay.
Trước đó, ngày 23/7/2019, UBND tỉnh Hậu Giang quyết định xử phạt Cty Long Mỹ Phát 714 triệu đồng vì đã thực hiện hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cty trong thời gian 4,5 tháng; buộc cty phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, báo cáo kết quả gửi về UBND tỉnh...
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, đến nay địa phương vẫn chưa cho phép nhà máy trên hoạt động trở lại vì cty chưa thực hiện quyết định, cụ thể là chưa nộp phạt và báo cáo khắc phục, thậm chí còn khiếu nại.
"Chúng tôi cũng đã tiến hành đối thoại nhưng phía cty vẫn tiếp tục không đồng ý và hiện có ý định khởi kiện ra tòa. Dù như thế nào, chúng tôi khẳng định là phải xử lý nghiêm minh vấn đề này" - ông Tuyên nói.
Về tình hình thiệt hại, tổng số hộ bị thiệt hại ở huyện Long Mỹ là 8 hộ và thị xã Long Mỹ là 16 hộ, ước tổng thiệt hại gần 400 triệu đồng, đến nay người dân vẫn chưa nhận được hỗ trợ.
Theo đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, ở đây chỉ có thể hỗ trợ chứ không phải bồi thường, vì bà con nuôi thủy sản trên sông là vi phạm an toàn giao thông thủy. Hiện địa phương đang xem xét để hỗ trợ cho bà con bớt khó khăn nhưng phải có cơ sở phù hợp vì tiền hỗ trợ là lấy từ ngân sách.
Sông Đào Hạ Lý tổ chức luồng một chiều, đổi giờ cấm tàu Đơn vị quản lý đường thủy tổ chức cho phương tiện thủy lưu thông một chiều qua sông Đào Hạ Lý, giờ cấm luồng trong tháng 7/2020 có sự thay đổi. Khu vực cầu Thượng Lý trên tuyến sông Đào Hạ Lý Ngày 4/7, Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc cho biết, sông Đào Hạ Lý (dài 3km, Hải Phòng) được...