Kiên Giang: Cây chuối khai phá đất phèn, dân ở đây khá giàu

Theo dõi VGT trên

Cùng một số cây trồng khác, vừa cho hiệu quả kinh tế khá, lại chịu được đất phèn, cây chuối ở vùng U Minh Thượng (Kiên Giang) đã trở thành một trong những cây trồng giúp nông dân thoát nghèo, vươn lên khá giàu.

Kỳ tích trên đất phèn

Năm 1992, tỉnh Kiên Giang có chủ trương bảo vệ, khôi phục rừng tràm nguyên sinh và hình thành vùng đệm U Minh Thượng với quy mô gần hơn 14.000ha thuộc 2 xã An Minh Bắc và Minh Thuận (huyện U Minh Thượng). Gần 3.500 hộ được Nhà nước cấp đất, cho vay t.iền làm vốn sản xuất.

Thời điểm đó, người dân bắt tay vào khai thác đất đai trong điều kiện vô cùng khó khăn, đất gần như chỉ có lau sậy, chỉ làm được 1 vụ lúa vừa đủ gạo ăn vì đất nhiễm phèn nặng. Năm 1994, ông Lý Văn Tình (73 t.uổi) về ấp Kinh 5, xã An Minh Bắc. “Lúa làm được vài giạ (20kg) trên một công đất. Đất phèn dữ lắm, có lúc khổ quá chẳng có gạo ăn phải kiếm cá đổi gạo ăn từng bữa” – ông Tình nhớ lại.

Kiên Giang: Cây chuối khai phá đất phèn, dân ở đây khá giàu - Hình 1

Người dân xã xã An Minh Bắc thu hoạch chuối. Ảnh: NQ.

Để tìm hướng ra, nhiều người quyết định tìm đến cây chuối, loại cây có thể chịu được đất phèn. Không ngờ cây chuối lại mở ra một hướng đi cho người dân nơi đây.

Chuối được thời, đó là những năm 2011-2015. Với 2 bờ chuối xiêm, mỗi cử thu hoạch cách nhau chỉ 2 tuần vợ chồng ông Nguyễn Hoàng Nam (59 t.uổi) ngụ ấp Kinh 5, thu được 2.700 nải chuối, bán với giá 5.000 đồng/nải, thu về 15 triệu đồng. Đó là chưa kể t.iền bán lá chuối, bắp chuối, cá đồng dưới mương dọc theo liếp chuối cũng thêm vài chục triệu đồng. Ông Nam cất được căn nhà khang trang trị giá gần 300 triệu đồng cũng từ t.iền sau nhiều năm gắn bó cùng cây chuối.

Ông Nam chia sẻ: “Trồng chuối sống khỏe lắm, giá chuối từ 2.500 đồng/kg cũng cho thu nhập khoảng 90 triệu đồng/ha/năm. Con cái học hành, mua sắm xe cộ cũng nhờ chuối”.

Kiên Giang: Cây chuối khai phá đất phèn, dân ở đây khá giàu - Hình 2

Nhiều hộ ở vùng phèn U Minh Thượng đã vươn lên khá giàu nhờ cây chuối. Ảnh: NQ.

Bà Đỗ Thị Tua (67 t.uổi, ngụ ấp An Hòa) vừa thu hoạch chuối trong vườn, kể: “Hồi mới được cấp đất, làm lúa vụ đầu tiên còn có gạo ăn, vụ kế thất trắng vì phèn tấn lên. Khó khăn quá nhiều hộ nản bỏ đi, vợ chồng tôi động viên nhau quyết tâm bám trụ. Quả nhiên đất không phụ người”.

Sau 25 năm về với vùng đất mới, hiện vợ chồng bà Tua thu về hơn 100 triệu đồng/năm từ 2ha chuối.

Đa canh trên một diện tích

Trồng chuối trên vùng đất phèn giúp nhiều hộ khá lên. Cũng từ đó, diện tích ngày một tăng lên, năm 2008, toàn vùng đệm U Minh Thượng có 268ha chuối, đến năm 2016, diện tích này tăng lên 1.561ha.

Theo ông Phạm Duy Tân – Phó trưởng Phòng NNPTNT huyện U Minh Thượng, chuối là loại dễ trồng, phù hợp với thổ nhưỡng vùng đệm U Minh Thượng, ít sâu bệnh, chi phí đầu tư không đáng kể nên cho thu nhập khá. Với diện tích hơn 1.400ha, huyện cung ứng cho thị trường gần 50.000 tấn chuối mỗi năm. Tuy nhiên, do không có nhà máy chế biến, toàn bộ chuối bán chủ yếu cho thương lái và giá cũng trồi sụt làm người trồng chuối đứng ngồi không yên.

Kiên Giang: Cây chuối khai phá đất phèn, dân ở đây khá giàu - Hình 3

Video đang HOT

Các mô hình kết hợp với cây chuối trên cùng một diện tích ngày càng khiến nông dân từng gắn bó với cây chuối yên tâm sản xuất. Ảnh: NQ.

Để gỡ khó cho bài toán giá chuối bấp bênh, ngành nông nghiệp địa phương đã tích cực vận động người dân áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật chuyển đổi từ mô hình độc canh cây chuối sang các mô hình kết hợp phù hợp từng vùng quy hoạch, giúp người dân tăng thu nhập trên cùng diện tích.

Giá chuối xiêm sau thời gian rớt giá, hiện giá chuối đã quay trở lại mốc 5-6 ngàn đồng/nải. Bà con tiếp tục cải tạo, chăm sóc, trồng mới vườn chuối sau thời gian dài thất thu.

Bên cạnh đó, nhiều nông dân tìm cách kết hợp chuối với một số cây trồng khác như chuối – rau màu, chuối – cây ăn trái hay trên liếp chuối, dưới ao cá, tôm. Lại có nông dân thử nghiệm trồng song song chuối xiêm với chuối Nam Mỹ.

7 năm trước, gia đình anh Lê Hoàng Lâm (44 t.uổi, ngụ ấp An Hòa, xã An Minh Bắc) được hỗ trợ 2.000 cây chuối già Nam Mỹ. Cây phát triển tốt, năng suất cao, vụ đầu gia đình anh Lâm thu về 90 triệu đồng bởi giá chuối già Nam Mỹ thời điểm đó 8.000 đồng/nải.

Kiên Giang: Cây chuối khai phá đất phèn, dân ở đây khá giàu - Hình 4

Hợp tác xã cây ăn trái K21 thu hoạch xoài chính vụ. Ảnh: NQ.

Giá chuối Nam Mỹ luôn ổn định, gia đình anh Lâm tiếp tục đầu tư giống chuối này lên diện tích 1,5ha và vẫn giữ 1ha chuối xiêm. Anh Lâm cho biết: “Giá chuối già Nam Mỹ luôn ổn định từ 7.000-8.000 ngàn đồng/kg, không bấp bênh như chuối xiêm. Mỗi đợt thu hoạch được 4-5 ngàn buồng chuối, mỗi buồng từ 8-10 nải, tôi thu về hơn 200 triệu đồng, trong đó chi phí chỉ 8 triệu đồng”.

Theo anh Lâm, so với chuối già hương của Việt Nam, chuối già Nam Mỹ không khác mấy, nhưng ưu điểm là cây sạch bệnh, ít đổ ngã và kháng bệnh tốt. Đặc biệt, khi vận chuyển chuối Nam Mỹ không bị thâm vỏ và dễ rụng cùi như chuối già hương. Anh Lâm và một sô nông dân khác dự định tiếp tục mở rộng để hướng đến liên kết với doanh nghiệp xuất khẩu.

Qua chiếc cầu bê tông bắc qua kinh, chúng tôi rẻ vào ấp Kinh 5, xã An Minh Bắc đúng lúc bà con Hợp tác xã cây ăn trái K21 đang thu hoạch xoài chính vụ. Hợp tác xã có 30ha xoài, bưởi được trồng xen trên liếp chuối, trong đó có khoảng 20ha đã cho trái.

Ông Trần Văn Lợi (82 t.uổi), một trong những nông dân khởi phát cho phong trào đa dạng hóa cây trồng ở nơi tưởng chỉ có chuối mới trụ được, chia sẻ: “Nhà 10 đứa con nên gia đình tôi được Nhà nước cấp 6ha đất. Tôi trồng chuối 1ha, còn lại trồng xoài cát Chu, xoài cát Hòa Lộc, thu nhập không dưới vài trăm triệu đồng/năm”. Hai năm nay, ông Lợi còn nuôi thêm ốc bươu và thu gần 60 triệu đồng.

Kiên Giang: Cây chuối khai phá đất phèn, dân ở đây khá giàu - Hình 5

Các xã viên còn biết tận dụng chuối tại địa phương để làm các sản phẩm khác, kiếm thêm thu nhập. Ảnh: NQ.

Cùng ấp Kinh 5, ông Lê Hoàng Nam – Phó Giám đốc Hợp tác xã cây ăn trái K21 có 20 gốc bưởi đã cho trái 5 năm nay. Bưởi cho trái ngọt lịm, lại được sản xuất theo hướng an toàn nên bưởi của ông Nam trồng luôn không đủ bán. Vụ tết vừa rồi, ông Bảy Nam bán bưởi tết được hơn 33 triệu đồng.

Thấy bưởi phù hợp với vùng đất Kinh 5, từ năm 2016, ông Nam mở rộng quy mô vườn bưởi lên 500 gốc. Dự kiến giữa năm nay, những gốc bưởi này sẽ bắt đầu cho trái rộ. Ngoài bưởi, ông Nam còn trồng xoài Đài Loan, nuôi cá đồng và 2 bờ chuối cho thu nhập 30 triệu đồng/tháng, tổng lợi nhuận gia đình ông thu về hơn 250 triệu đồng/năm.

Theo ông Nguyễn Quốc Việt – Chủ tịch UBND xã An Minh Bắc, huyện sắp mở rộng đường cho ấp Kinh 5 ra 3,5m, đồng thời tráng nhựa để kết nối ấp với khu du lịch sinh Vườn quốc gia U Minh Thượng, Khu Di tích lịch sử an ninh khu IX. Xã cũng khuyến khích người dân khai thác tiềm năng sẵn có để đa dạng sản phẩm từ chuối như rượu chuối, chuối khô, chuối ngào đường, dưa chuối… để phục vụ du khách.

Kiên Giang hiện có hơn 1.500ha đất trồng chuối, trong đó, gần hơn 90% diện tích nằm ở huyện U Minh Thượng chủ yếu ở 2 xã An Minh Bắc, Minh Thuận. Dù gặp không ít khó khăn khi giá chuối sụt giảm, đầu ra chưa ổn định, nhưng với sự tìm tòi, những người nông dân gắn bó với vùng đất cách mạng U Minh đã tìm ra hướng đi hiệu quả cho riêng mình.

Theo Danviet

ĐBSCL: Rơi nước mắt nhìn gia tài "chôn" theo đàn lợn bị dịch tả

Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi ở ĐBSCL, người chăn nuôi lao đao vì cả cơ nghiệp có nguy cơ mất trắng, các địa phương trong vùng đang khẩn trương thực hiện việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân.

Cả gia sản chôn theo đàn lợn bệnh

Từ khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát tại ĐBSCL đến nay, số lợn c.hết vì nhiễm virus vẫn không ngừng tăng lên, khiến nhiều hộ chăn nuôi bị thiệt hại vô cùng lớn, kinh tế gia đình lâm vào cảnh lao đao vì đàn lợn là cả gia sản đối với họ.

Chia sẻ với PV Dân Việt, ông Trịnh Xuân Bảy (ngụ xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) cho biết, gia đình đầu tư xây mới chuồng trại, tái nuôi thêm đàn lợn từ đầu năm nay. Khi dịch bệnh xảy ra, ông đang nuôi 49 con lợn. "Khi lợn dương tính với dịch tả lợn Châu Phi buộc phải tiêu hủy, bao nhiêu vốn liếng, hy vọng cũng chôn theo" - ông Bảy ngậm ngùi nói.

ĐBSCL: Rơi nước mắt nhìn gia tài chôn theo đàn lợn bị dịch tả - Hình 1

Tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn Châu Phi tại ấp Đông Bình, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, Kiên Giang. Ảnh: NQ.

Một số hộ chăn nuôi may mắn hơn khi đàn lợn chưa bị lây nhiễm dịch bệnh, song cũng lâm vào tình trạng khó khăn chật vật vì khó tiêu thụ, giá heo hơi giảm mạnh, chỉ còn khoảng 30.000 đồng/kg.

"Tôi chỉ cầu mong sao dịch tả lợn châu Phi qua nhanh để bán được lứa lợn này, có thêm ít vốn để tiếp tục đầu tư chăn nuôi, ổn định cuộc sống" - chị Trương Kim Hiền (ngụ xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, Cà Mau) chia sẻ.

Theo thống kê của ngành chức năng Kiên Giang, chỉ trong chưa đầy 2 tháng qua, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 13/15 huyện, thành phố với số lượng lợn đã tiêu hủy khoảng 6.000 con.

Năm 2019, huyện Tân Hiệp có tổng đàn lợn hơn 57.000 con, chiếm 16% đàn lợn toàn tỉnh. Tuy nhiên, dịch tả lợn châu Phi bùng phát và lan rất nhanh trên địa bàn huyện đã khiến cuộc sống nhiều hộ chăn nuôi đảo lộn, lâm vào cảnh khó khăn.

Bà Nguyễn Thị Sữa - Tổ trưởng Tổ Kinh tế kỹ thuật thị trấn Tân Hiệp, cho biết: "Khoảng 10 ngày trở lại đây, ngày nào thị trấn cũng xuất hiện 1-2 ổ dịch. Toàn thị trấn có 2.800 con lợn, đến nay có hơn 50% lợn bị dịch tả lợn châu Phi phải tiêu hủy".

Ông Trần Minh Vũ - Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Hiệp, cho biết: "Khi dịch tả lợn châu Phi xảy ra, huyện đã lập chốt kiểm soát dịch trên quốc lộ 80 tại khu phố B, thị trấn Tân Hiệp, đồng thời, phân công cán bộ trực chốt kiểm dịch các ngõ ra vào tại các xã, thị trấn có dịch, không để người dân bán tháo bán chạy hoặc vận chuyển lợn sang địa bàn khác".

Theo ông Nguyễn Văn Hoàng - Trưởng phòng Quản lý dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kiên Giang, tỉnh đang thực hiện thí điểm mô hình phòng chống dịch tả lợn châu Phi tại thị trấn Giồng Riềng (Giồng Riềng), xã Bình An (Kiên Lương), phường Tô Châu (TP.Hà Tiên) từ ngày 15/7 đến 14/8 để rút kinh nghiệm, nhân rộng trên phạm vi toàn tỉnh.

ĐBSCL: Rơi nước mắt nhìn gia tài chôn theo đàn lợn bị dịch tả - Hình 2

Lực lượng cán bộ thú y tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng đàn lợn bị dịch tả lợn châu Phi trước khi đi tiêu hủy ở Kiên Giang. Ảnh: NQ.

Tại các mô hình thí điểm, ngoài cấp miễn phí hóa chất cho hộ chăn nuôi vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, nơi công cộng, ngành chăn nuôi và thú y còn hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho đàn lợn gồm: Định kỳ phun tiêu độc, khử trùng đường ngõ, xóm, bến xe, bến tàu 1 lần/ngày liên tục trong 1 tuần, sang tuần thứ 2, 3 thì 2-3 lần/tuần để t.iêu d.iệt mầm bệnh.

Bên cạnh đó, tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện những biện pháp ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập vào chuồng trại như làm rào chắn quanh chuồng trại, không để người lạ hoặc động vật khác xâm nhập vào chuồng; sử dụng mùng che, thay quần áo, giày dép sạch, rửa tay nhằm hạn chế bụi mang virus vào chuồng trại...

Trong khi đó, Ban chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn Châu Phi tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo các huyện, thị, thành phố siết chặt việc kiểm soát mua bán, vận chuyển lợn trong thời điểm có dịch. Tăng cường kiểm dịch việc g.iết mổ lợn tại các lò g.iết mổ tập trung. Tiến hành test nhanh lợn trong vùng dịch đưa vào g.iết mổ và tiêu thụ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm....

Hỗ trợ nhanh cho người chăn nuôi

Mới đây, ông Phạm Anh Tuấn (ngụ thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) đã phải ngậm ngùi cùng lực lượng chức năng tiến hành tiêu hủy đàn lợn 31 con của gia đình bị dịch tả lợn Châu Phi.

Ông Tuấn cho biết: "Mấy hôm trước thương lái đến mua lợn hơi giá 30.000 đồng/kg, nhưng tôi sợ họ mang mầm bệnh từ nơi khác vào chuồng nên không bán. Thấy một con lợn nái bị bệnh, tôi cố gắng mua thuốc điều trị, hết hơn 2 triệu đồng mà vẫn không qua khỏi. May nhờ Nhà nước có chính sách hỗ trợ người chăn nuôi, nếu không thì trắng tay rồi".

Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Trung (ngụ xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau), cho biết: "Sau khi lợn bị bệnh, cán bộ thú y và địa phương đã đến thống kê, kiểm đếm lợn c.hết rồi tiến hành tiêu hủy. Gia đình cũng nắm được thông tin về chính sách hỗ trợ nên cũng thấy an tâm phần nào. Bây giờ chúng tôi chỉ mong sớm nhận được nguồn t.iền này để trang trải cuộc sống, đồng thời có vốn để tái sản xuất".

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã xuất hiện 24 ổ dịch tả lợn Châu Phi tại 7 huyện. Tổng số lợn bệnh, c.hết do dịch buộc phải tiêu hủy hơn 40 tấn.

ĐBSCL: Rơi nước mắt nhìn gia tài chôn theo đàn lợn bị dịch tả - Hình 3

Cán bộ Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tân Hiệp tiêu độc khử trùng xe vận chuyển heo qua chốt kiểm dịch trên quốc lộ 80 thuộc địa bàn khu phố Kinh B, thị trấn Tân Hiệp. Ảnh: NQ.

Theo ông Nguyễn Thành Huy - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Cà Mau, thời gian qua ngành chức năng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người dân biết cách phòng bệnh. Bên cạnh đó, vấn đề cấp bách hiện nay là kinh phí hỗ trợ, làm thế nào để đảm bảo công bằng, hợp lý và giảm thiểu khó khăn cho người dân.

Tín hiệu vui đối với chăn nuôi là vào ngày 27/6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 793/QĐ-TTg, về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống dịch tả lợn châu Phi.

Theo đó, các hộ có lợn bị bệnh và tiêu huỷ trước ngày 27/6 thì được hỗ trợ theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9/1/2017 và Nghị quyết số 16 phiên họp thường kỳ tháng 2/2019 của Chính phủ hỗ trợ 80% giá thị trường ở thời điểm đó. Còn các hộ dân có lợn bị bệnh và tiêu huỷ sau ngày 27/6 được hỗ trợ 25.000 đồng/kg lợn hơi và 30.000 đồng/kg đối với lợn giống.

"Đây là hỗ trợ của Nhà nước nhằm khắc phục một phần khó khăn về kinh tế, chứ không phải hỗ trợ để người dân khôi phục sản xuất. Chính vì vậy, khi nhận được t.iền hỗ trợ của Nhà nước, bà con không nên vội tái đàn khi chúng ta chưa kiểm soát được dịch bệnh" - ông Huy lưu ý.

Cà Mau chi 15 tỉ đồng hỗ trợ tiêu thụ lợn thịt

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa phê duyệt kế hoạch giảm tổng đàn lợn thịt và bảo vệ đàn lợn giống để phục vụ tái đàn sau khi kiểm soát được dịch bệnh.

Theo đó, tỉnh Cà Mau sẽ hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thu mua và vận chuyển lợn g.iết thịt trong tỉnh và hỗ trợ các cơ sở, hộ chăn nuôi xuất bán lợn thịt 100.000 đồng/con (loại từ 75kg/con trở lên). Tổng dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch gần 15 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ ngày 5/7/2019 đến khi kết thúc việc giảm đàn.

Về công tác bảo vệ đàn lợn giống, tỉnh sẽ hỗ trợ kinh phí nuôi giữ giống lợn nái 500.000 đồng/con, để nâng cao các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, tiêu độc khử trùng mầm bệnh, đảm bảo duy trì đàn lợn giống phục vụ tái đàn khi kiểm soát được dịch bệnh. Ngoài ra, hỗ trợ tinh lợn phối giống 4 liều/nái/năm (sau khi kiểm soát được dịch bệnh).

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tìm thấy t.hi t.hể b.é t.rai ở Làng Nủ sau 12 ngày xảy ra lũ quét
13:24:31 22/09/2024
Cháy chùa Vạn Phật ở Gia Lai: Ước tính thiệt hại khoảng 6 tỷ đồng
12:48:18 23/09/2024
Hơn 20 đặc công lặn tìm du khách rơi xuống biển trong lúc chụp ảnh
07:01:38 22/09/2024
Đau lòng nam thanh niên ở Thanh Hóa bị nước lũ cuốn trôi qua đời trước ngày cưới
15:30:24 23/09/2024
3 học sinh ở Nghệ An bị nước cuốn khi qua cầu tràn, 1 em mất tích
08:42:40 22/09/2024
Nguyên nhân người dân TPHCM phản ứng với trạm BOT Phú Hữu
06:08:12 23/09/2024
Nhóm học sinh cấp 3 dũng cảm đội mưa cứu người trong lũ
21:05:52 22/09/2024
Chi hơn 9 tỉ đồng trục vớt cầu Phong Châu
15:18:27 23/09/2024

Tin đang nóng

Trương Huệ Vân nhận lương 80 triệu/ tháng, không đủ tài chính khắc phục hậu quả
21:25:17 23/09/2024
Hồng Việt - Cháu ngoại Đại tướng Võ Nguyên Giáp và hôn nhân bên vợ kiện tướng
20:35:57 23/09/2024
Chia tay với "nợ tình" t.iền tỉ, Nam Em thảng thốt
21:20:28 23/09/2024
Minh Triệu bỏ theo dõi Kỳ Duyên, đăng đàn ẩn ý: "Bạn có tệ mình cũng chẳng buồn trách nữa"
21:32:49 23/09/2024
Hôn nhân của nam nghệ sĩ Việt nổi tiếng, siêu giàu: Thích ngủ gầm cầu, lấy được vợ hot girl xinh đẹp
21:00:35 23/09/2024
Duy Mạnh lên tiếng về nữ MC b.ị c.hê "thảm họa nhất Việt Nam", nói gì mà hàng trăm người đồng ý "hoan hỉ"?
23:10:42 23/09/2024
Vụ Louis Phạm "phông bạt", đồng đội cũ ở đội tuyển quốc gia thẳng thắn chỉ trích: "Đừng nhận làm cựu VĐV nữa, chỉ làm xấu mặt VĐV"
20:47:15 23/09/2024
Huỳnh Hiểu Minh 'lén lút' với bạn gái từ 5 năm trước, Angelababy bị qua mặt?
21:31:24 23/09/2024

Tin mới nhất

Xe cứu trợ đồng bào bão lũ khi trở về có được miễn phí đường cao tốc không?

20:46:17 23/09/2024
Sau khi chở hàng ra cứu trợ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bão lũ, một số xe tải tranh thủ chở hàng từ Bắc vào Nam, khi đi cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi yêu cầu được miễn phí.

Nga tăng nhập khẩu một loại thủy sản của Việt Nam

20:34:01 23/09/2024
Trong 8 tháng, Nga là thị trường tăng mạnh nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam nhờ nhiều ưu đãi về thuế quan và hệ thống vận tải thuận lợi.

Báo Hàn: Ông chủ Hàn Quốc muốn bán Landmark 72 Hà Nội

19:41:57 23/09/2024
Công ty tái bảo hiểm toàn cầu AON Plc, chủ sở hữu của bất động sản này, muốn bán 100% cổ phần với giá hơn 1.000 tỷ won (khoảng 18.500 tỷ đồng).

2 áp thấp nối nhau trên Biển Đông, vịnh Bắc bộ gió giật cấp 8

19:30:15 23/09/2024
Trong đêm 23.9, ở vịnh Bắc bộ có gió đông bắc mạnh đến cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 - cấp 8; biển động; sóng biển cao từ 2 - 3 m.

Nguyên nhân khiến 70 người ở Bắc Kạn phải cấp cứu

19:26:04 23/09/2024
Như VietNamNet đưa tin, trưa 19/9, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Nông Thượng (thành phố Bắc Kạn) tổ chức ăn bán trú cho 88 học sinh, 5 giáo viên. Thực đơn bao gồm cơm, thịt gà chiên, canh rau dưa, khoai tây xào, dưa hấu.

Nam thanh niên bị nước lũ cuốn trôi trước ngày cưới

19:07:57 23/09/2024
Chỉ còn ít ngày nữa sẽ diễn ra đám cưới nhưng nam thanh niên xấu số ở Thanh Hóa bị nước lũ cuốn trôi khi đang trên đường chở cháu đi học.

Biển Đông xuất hiện 2 áp thấp, cảnh báo mưa lớn tại nhiều địa phương

18:57:06 23/09/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/9, ở khu vực Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa, mưa to và rải rác có giông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa từ 20 - 50mm, có nơi hơn 100mm.

Thuyền vừa mua đang trên đường về bị chìm, 2 ngư dân gặp nạn

18:53:27 23/09/2024
Sáng 23/9, ông Trần Đình Hưng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thạch Kim (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh), cho biết trên địa bàn vừa xảy ra một vụ chìm thuyền khiến 2 ngư dân gặp nạn.

Động đất ở Sơn La

18:50:03 23/09/2024
Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) cho biết động đất vừa xảy ra tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La có độ lớn 3.3.

Quảng Bình - Hà Tĩnh: Mưa lũ chia cắt hơn ngàn hộ dân, 1 học sinh bị cuốn trôi

17:49:26 23/09/2024
Trên địa bàn xã Thượng Hóa hiện vẫn đang xảy ra mưa lớn, chính quyền địa phương đang tiếp tục theo dõi tình hình ngập lụt, đưa ra những phương án phù hợp nhằm đảm bảo việc di chuyển của người dân.

Lũ trên sông Mã, sông Chu dâng cao, nhiều nhà dân bị ngập lụt

15:40:54 23/09/2024
Sáng 23.9, hầu khắp các nơi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có mưa, nước lũ trên các sông lớn ở tỉnh này dâng cao, nhiều nơi đã vượt quá báo động 3.

Đồi nứt toác uy h.iếp hàng chục nhà dân

15:23:31 23/09/2024
Đồi Đá Bàn ở huyện miền núi Thạch Thành (Thanh Hóa) đang bị nứt toác, sạt lở, uy h.iếp hàng chục nhà dân, buộc chính quyền phải sơ tán người khẩn cấp.

Có thể bạn quan tâm

Negav lên tiếng thông tin đã chia tay bạn gái thị phi, hiện hẹn hò với hot girl nổi tiếng

Sao việt

23:21:09 23/09/2024
Negav đăng ảnh nắm tay manơcanh giữa lúc bị tung tin đồn yêu đương. Đây là lần hiếm hoi Negav có động thái liên quan đến chuyện tình cảm trên mạng xã hội.

Phim điện ảnh 'Kính vạn hoa' ấn định ngày ra rạp

Phim việt

23:04:04 23/09/2024
Đoàn phim Kính vạn hoa bản điện ảnh vừa hé lộ những hình ảnh đầu tiên hứa hẹn mang đến làn gió mới đầy thú vị về một thời học sinh vô tư, nghịch ngợm.

Bale liên tục thay đổi quan điểm về Ronaldo

Sao thể thao

23:02:05 23/09/2024
Gareth Bale cuối cùng đã chọn một phe trong cuộc tranh luận đang diễn ra xung quanh việc liệu Cristiano Ronaldo hay Lionel Messi là cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá (GOAT).

Lời xin lỗi của Janet Jackson khi nói về Kamala Harris không phải từ nữ ca sĩ

Sao âu mỹ

23:01:20 23/09/2024
Đại diện ca sĩ Janet Jackson đã phủ nhận việc cô xin lỗi vì phát biểu rằng ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris không phải là người da đen .

Âm nhạc, nghệ sĩ, điểm đến phải độc đáo và truyền cảm hứng

Nhạc việt

22:59:05 23/09/2024
Nhìn rộng ra ngoài âm nhạc, du lịch kết hợp giải trí độc đáo sẽ là một cực nam châm tạo sức hút mới, là một gợi ý cho tất cả những ai đang hoạt động trong ngành du lịch và công nghiệp giải trí.

Nghệ sĩ 'vụt sáng' nhờ show truyền hình

Tv show

22:55:30 23/09/2024
Thông qua màn tranh tài gay cấn tại các chương trình truyền hình, nghệ sĩ Việt có dịp thể hiện tài năng trước hàng triệu công chúng.

Khán giả bình phim Việt: Nam, nữ chính 'Đi giữa trời rực rỡ' bỗng dưng 'bay màu'

Hậu trường phim

22:43:06 23/09/2024
Xem vài tập gần đây của phim Đi giữa trời rực rỡ , tôi cảm giác nội dung phim đang lạc đề và nam, nữ chính của phim bỗng dưng bay màu , nhường đất diễn cho các nhân vật phụ.

Hé lộ hình ảnh Đoàn Văn Hậu - Doãn Hải My đưa con đi bệnh viện, sự xuất hiện của "mẹ chồng" gây chú ý

Netizen

22:38:38 23/09/2024
Thời gian gần đây, cặp đôi hot nhất làng bóng đá Đoàn Văn Hậu - Doãn Hải My bỗng nhận về sự xét nét tiêu cực từ cộng đồng mạng. Trong khi Văn Hậu bị nói không chia sẻ với vợ việc nhà và chăm con

Nữ thần tượng cúi người xin lỗi suốt 1 phút, cầu xin sự tha thứ vì một bức ảnh

Nhạc quốc tế

22:24:02 23/09/2024
Mới đây cộng đồng mạng đã đào lại đoạn clip một nữ thần tượng phải cúi người xin lỗi vì chuyện hẹn hò, cho thấy sự khắc nghiệt của làng giải trí xứ Trung.

Vì vụ lợi gây thiệt hại gần 40 tỷ đồng nhưng cựu Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ chỉ bị phạt 3 năm tù

Pháp luật

22:04:22 23/09/2024
Ngày 23/9, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ với 2 bị cáo nguyên Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ và nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.

Nữ diễn viên từ chối cát xê 110 tỷ đồng để... không phải đóng cảnh hôn

Sao châu á

21:55:50 23/09/2024
Kim Mi Kyung có nguyên tắc không đóng phim tình cảm vì không thích cảnh hôn. Kim Mi Kyung so sánh suy nghĩ từ chối dòng phim tình cảm của cô là bức tường sắt .