Kiên Giang: Bỏ việc ở phố về quê theo đuổi đam mê lan rừng
Với diện tích gần 600 m2, chị Châu Mỹ Hương, ngụ ấp Mỹ Hưng, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) tận dụng trồng gần 1.000 giò lan, với trên 100 giống lan các loại. Để có những giống lan này trong vườn, chị đã bỏ nhiều công sức và tâm huyết để tìm kiếm, sưu tầm, trong đó, có các giống lan rừng quý hiếm như: giả hạc, nghinh xuân, vũ nữ, hồ điệp, trầm, hạc vỹ…
Đây là kết quả của tâm huyết, đam mê, công sức và tiền bạc của chị bỏ ra sau hơn 9 năm bỏ việc về theo đuổi đam mê trồng lan rừng…
Sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm, vườn lan của chị Hương tuy nhỏ nhưng được bố trí bài bản về không gian, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, nguồn nước, chế độ dinh dưỡng phù hợp với đặc tính của một số loài lan.
Chị Châu Mỹ Hương, ngụ ấp Mỹ Hưng, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) bên các giò lan.
Trước đây, trong một lần đi tham quan vườn lan với một người bạn, chị Hương nhận thấy mình yêu thích và có niềm đam mê với hoa lan. Năm 2010, chị Mỹ Hương quyết định nghỉ việc rồi chuyển từ Rạch Giá về xã Mỹ Lâm ở hẳn để có chỗ rộng rãi, thoáng đãng trồng lan.
Ban đầu, chị Hương sưu tầm một số giống lan công nghiệp về trồng với quy mô nhỏ về sau thấy cây lan được nhiều người chơi săn lùng nên chị quyết định chuyển hướng qua trồng lan rừng theo hướng vừa chơi vừa để kinh doanh.
Để lan ra hoa đẹp và phát triển tốt, chị Hương thường xuyên nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm trồng lan từ trên mạng Internet, mạng xã hội cũng như những khách hàng đến mua lan. Lúc đầu chưa có kinh nghiệm trồng lan, lan mua về không được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên một số không ra hoa hoặc bị héo lá rồi dẫn đến chết.
Chị Châu Mỹ Hương, ấp Mỹ Hưng, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất tâm sự: “Để có một giò lan đẹp, từ lúc mua lan về thuần đến lúc bán được phải mất từ 2 – 3 năm chăm sóc. Với niềm đam mê lan nên mình thường tìm kiếm những giống lan mới, đặc biệt là những giống lan quý hiếm mang về để thuần….Bạn khó cảm nhận được tâm trạng của một người đam mê hoa lan khi họ cất công thuần thành công một loài lan rừng nào đó…”.
Cũng theo Chị Châu Mỹ Hương cho biết, giữa lan rừng và lan công nghiệp, mỗi loài lại có một vẻ đẹp riêng. Các giống lan công nghiệp được lai tạo thường chọn ra những cây có màu sắc đẹp, đã được thuần dưỡng nên khá dễ trồng, dễ chăm sóc. Còn đối với những giống lan được khai thác từ rừng nên quá trình chăm sóc khá tỉ mỉ và kỳ công hơn.
Theo chị Hương, lan rừng là loại ưa ánh nắng vừa phải nên vườn được thiết kế có lưới che, bố trí giàn treo giò lan cách mặt đất từ 1 – 1,5 m đảm bảo độ thông thoáng, trong quá trình trồng phải thường xuyên theo dõi để có biện pháp xử lý khi cây lan bị bệnh.
Video đang HOT
Chị Châu Mỹ Hương, ấp Mỹ Hưng, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất cho biết thêm: “Trồng lan không khó nhưng phải tưới nước bằng hệ thống phun sương hàng ngày, cứ 7 ngày thì tiến hành tưới phân, 2 tuần thì xịt thuốc nấm/lần để phòng ngừa bệnh đạo ôn, nem nép, cháy bìa lá, đốm vằn, đốm nâu”.
Nhiều năm trở lại đây, đời sống kinh tế của người dân ngày một nâng lên, thú vui chơi lan, thưởng thức lan ngày càng phổ biến, nên nhiều lúc vườn lan của chị không đủ hàng để cung cấp. Mỗi giò lan phụ thuộc vào độ quý hiếm, vẻ đẹp và hương thơm của mỗi loài mà có giá khác nhau.
Trung bình mỗi năm, chị Hương xuất bán hàng trăm giò lan khác nhau, với giá dao động từ 40 ngàn đồng đến hàng trăm ngàn đồng/giò. Phần lợi nhuận bán được, chị lại tiếp tục đầu tư cho những giống lan mới, có giá trị kinh tế cao và mở rộng vườn quy mô hơn.
Chị Nguyễn Thị Hương, Chi hội trưởng, Chi hội Phụ nữ ấp Mỹ Hưng, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất nói: “Chị Mỹ Hương là một người phụ nữ rất đam mê trồng lan để phát triển kinh tế gia đình. Vườn lan của chị có rất nhiều loại lan quý hiếm, vào những tháng cuối năm thì lượng khách đến mua cũng rất đông. Thấy vậy, Chi hội Phụ nữ ấp cũng tạo điều kiện để gia đình chị được vay vốn, mở rộng quy mô trồng lan hơn nữa”.
Nghề trồng lan không những góp phần tăng vẻ mỹ quan, cải thiện môi trường sinh thái, mà còn là sản phẩm nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo thu nhập ổn định cho người trồng. Ngoài ra, đây cũng là một hình thức chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nông nghiệp mang lại lợi nhuận ổn định cho người nông dân trong thời gian tới./.
Theo Danviet
Trót "phải lòng" hoa lan, 8X xứ Lạng mở nhà vườn lãi 20 triệu/tháng
Vốn là người có niềm đam mê đặc biệt với hoa lan, anh Trần Mạnh Thắng (1983) đã không ngại băng qua những cung đường rừng nguy hiểm, mang về những loài lan rừng quý hiếm. Từ "trồng cho vui" thì giờ đây anh Thắng có cả 1 vườn lan, kinh doanh các loại lan cho thu nhập 15-20 triệu/ tháng.
Từ "chơi" cho vui
Gần 10 năm học nghề và gắn bó với công việc sửa chữa các thiết bị điện tử nhưng anh Trần Mạnh Thắng (xóm Dốc Mới 1, xã Sơn Hà, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn) luôn có niềm đam mê đặc biệt với những nhánh lan rừng. Sân nhà treo những giỏ lan rừng luôn là nơi anh yêu thích và hàng ngày dành vào đó rất nhiều sự nâng niu, tỉ mẩn chăm sóc.
Anh Thắng cho biết: "Ngay từ nhỏ tôi đã có niềm đam mê với lan rừng. Khi còn làm công việc sửa chữa, tôi cũng ao ước có được vườn lan rừng với đầy đủ các loại để được thỏa thích ngắm nghía, chiêm ngưỡng, nhưng hồi đó điều kiện kinh tế chưa cho phép", anh Thắng tâm sự.
Vườn lan ra hoa đầy màu sắc của anh Thắng.
Chính từ niềm đam mê đặc biệt đó, năm 2013 anh Thắng đã bàn với gia đình bỏ công việc sửa chữa để tập trung sưu tầm các loại lan và ấp ủ xây dựng một nhà vườn đa dạng các loại hoa, phục vụ người chơi lan không chỉ trong tỉnh mà còn vươn ra thị trường tỉnh khác.
Anh Thắng thường xuyên kiểm tra, phun tưới những nhánh lan rừng trong khu vườn của mình.
Hiện, anh Thắng có 2 vườn lan với tổng diện tích 2.200m2 với hơn 6.000 giỏ lan của hơn 50 loài lan khác nhau. Trong đó có nhiều loài lan rừng quý như Nghinh Xuân, Phi Điệp... Đặc biệt, vườn nhà anh Thắng cũng có nhiều giỏ hoa đẹp và có giá trị cao như Phi Điệp 5 cánh trắng có giá lên tới 200 triệu đồng/giỏ.
Đến mở nhà vườn...
Qua học hỏi kiến thức từ sách báo và từ những người có kinh nghiệm, anh Thắng dần đúc rút được nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Theo anh Thắng, điều quan trọng nhất khi chơi lan rừng là phải tìm hiểu cặn kẽ môi trường sống của từng loại lan. Mỗi loài lan có một đặc tính khác nhau, môi trường, nhiệt độ thích nghi cũng khác nhau. Không thể đưa một loại lan đang sống ở độ cao hơn 1.000m trở về độ cao mấy trăm mét được. Vì vậy trước khi lấy một loại lan trên rừng về vườn nhà chăm sóc phải tìm hiểu môi trường sống của nó, nếu không cây sẽ lụi dần và chết hết.
Lan rừng là loài luôn được khách yêu thích, lựa chọn và khách hàng chủ yếu từ các tỉnh miền Nam
Ngoài lan rừng thì vườn nhà anh Thắng còn có thêm cả lan công nghiệp để phục vụ nhu cầu của người chơi lan.
Toàn bộ diện tích vườn lan của chàng trai trẻ đều được phủ màn lưới che chắn cẩn thận. Từ những loài lan bông nhỏ đến những loại lan bông to, phong lan, địa lan anh đều sưu tầm và "thuần hóa" trong vườn nhà.
"Trước đây tôi hay vào rừng săn tìm hoa lan, nhưng gần đây bận nhiều việc nên tôi không trực tiếp đi vào rừng tìm được nữa mà mua lại từ những người dân khai thác được. Tùy vào độ quý và đẹp mà các loại hoa có giá trị khác nhau. Đôi khi cả bó cũng chỉ vài trăm nghìn đồng nhưng có khi chỉ một nhánh thôi cũng vài ba triệu đồng", anh Thắng chia sẻ.
Chị Huệ Anh (vợ anh Thắng) giới thiệu, tư vấn về các loại hoa cho khách hàng đến xem tại vườn.
Anh Thắng chia sẻ: "Tôi rất thích những loài lan lọng, những loài lan bông nhỏ tuy không sặc sỡ như những loài lan bông to nhưng ngược lại mùi rất thơm, bông lâu tàn. Điều đặc biệt ở loài lan rừng là thiếu nước không chết nhưng dư nước sẽ chết ngay, nó có thể chịu hạn nhưng lại không thể chịu được ẩm, mốc...".
Những giỏ lan rừng hoa tím đẹp lung linh trong vườn lan Quốc Khánh.
Chia sẻ về dự định sắp tới, anh Thắng cho hay: "Sau bao năm 2 vợ chồng tích góp, mới đây tôi cũng vừa mới khai trương vườn lan Quốc Khánh. Có thời điểm, vợ tôi phải bán hoa nhờ trước cửa nhà dân thì giờ đây 2 vợ chồng đã có 1 điểm bán, 1 khu vườn của riêng mình. Tôi cũng đang ấp ủ nhiều dự định phát triển nhiều hơn nữa các loại lan quý hiếm. Khi đó ai cũng có thể chơi lan, bảo tồn và phát triển những loài lan quý, loài lan sẽ không bị cạn kiệt mà ngày càng phát triển hơn".
Những cánh hoa lan phi điệp khoe sắc trong vườn.
Hiện tại, ngoài việc sưu tầm, trồng và chăm sóc các loại lan, anh Thắng còn kinh doanh thêm các mặt hàng thuốc, phân bón, vật tư ngành lan, đồng thời mở rộng kinh doanh buôn bán gỗ lũa, lan công nghiệp, nhờ đó mỗi tháng anh bỏ túi từ 15-20 triệu đồng.
Theo Danviet
Lan rừng giữa phố, bán 10cm giả hạc Lâm Đồng giá 1 chỉ vàng Trồng lan từ niềm đam mê và rồi trở thành một nghề, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ lan rừng. ó là ông Trịnh Quang Thủy, thôn Thanh Hương, xã Lộc Thanh, thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng). "Nhiều giống lan rất quý hiếm, như giả hạc Lâm Đồng có giá tới 1 chỉ vàng/ 10cm, thị trường...