Kiên Giang: Bỏ lái xe về quê “phát dương quang đại” thứ bánh này
“Tôi nghĩ bánh đa là đặc sản địa phương nổi tiếng lâu nay, nếu mình học cách làm rồi tìm cách phát triển thương hiệu sẽ giữ được nghề và có thu nhập khá”, ông Nguyễn Hưng Quốc (ngụ khu phố Kinh B, thị Trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang), một tài xế quyết nghỉ việc về nhà phụ vợ làm bánh đa chia sẻ.
Năm 2010, ông Quốc tạm rời vô lăng ô tô để cùng vợ học cách làm bánh đa từ những người cố cựu trong xóm. Trầy trật suốt 2 năm đầu, bánh đa vẫn không đạt chất lượng như mong đợi; những mẻ bánh hư hoặc khách hàng ăn xong “mắng vốn” không ít. Nhưng vợ chồng ông Quốc vẫn không nản, quyết tâm tìm ra công thức làm bánh chất lượng.
Ông Nguyễn Hưng Quốc phơi bánh đa trước nhà. Ảnh: NQ.
Đến năm 2012, bánh đa do vợ chồng ông Quốc làm bắt đầu được người dùng chấp nhận. Ngoài bán nhỏ lẻ tại nhà cho khách vãng lai, hễ có dịp đi đâu xa, ông Quốc đều đem bánh đa theo để chào hàng, tìm người bỏ mối. Đến năm 2015, nghề sản xuất và mua bán bánh đa của gia đình mới đi vào ổn định.
Theo chia sẻ của ông Quốc, bước quan trọng nhất trong khi làm bánh là việc chọn nguyên liệu. Gạo làm bánh phải là gạo tẻ ngon, khô xốp. Các loại phụ gia khác như mè, dừa, gừng, đều phải được chuẩn bị mới từ 3 giờ sáng mỗi ngày để đảm bảo độ thơm ngon cho từng chiếc bánh.
Bánh đa ông làm gồm hai loại mặn và ngọt, giá bán dao động từ 5.000-7.000 đồng/cái, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu về từ 1.000-1.500 đồng/cái.
Video đang HOT
Bánh đa do gia đình ông Quốc làm bằng phương pháp tráng bánh thủ công trên nồi hơi nước. Nhờ làm thuần thục nên hiện mỗi ngày vợ chồng tôi cung ứng cho thị trường hơn 400 cái, những dịp lễ, tết số lượng bánh bán ra có thể tăng gấp 2 lần. Vào những ngày trời đẹp, gia đình có thể tráng hơn 500 cái. Có nhiều khách mua lẻ yêu cầu thêm gia vị theo sở thích riêng, giá bán có thể tăng thêm từ 2.000-3.000 đồng/cái bánh. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông Quốc lãi hơn 15 triệu đồng/tháng.
Với giá bán dao động từ 5.000-7.000 đồng/cái, sau khi trừ chi phí, gia đình ông Quốc thu lợi nhuận từ 1.000-1.500 đồng/cái. Ảnh: NQ.
Điểm nổi bật của những chiếc bánh đa của gia đình ông Quốc là lớp mè và cơm dừa ở bên trên. Trước khi đem bánh ra phơi, ông rắc một lượt mè đen cùng cơm dừa giã nhỏ lên mặt bánh còn ướt. Khâu này đòi hỏi sự khéo léo và kỹ thuật, bởi phải đảm bảo mè bám khắp bề mặt bánh. Những chiếc phên trải bánh tráng sau đó được đem phơi nắng ở không gian thoáng, sạch, không có bụi, đảm bảo vệ sinh.
Bà Lê Kim Xuyến, vợ ông Quốc, nói: “Một chiếc bánh đa ngon phải đảm bảo dẻo tự nhiên, khi nướng bánh có vị béo, thơm đặc trưng của bột hòa huyện với vị béo của nước cốt dừa, gừng và cơm dừa băm nhuyễn”.
Mỗi ngày, ông Quốc phải thức dậy từ 2 giờ sáng để thực hiện khâu xay bột, nạo dừa, xắt gừng. Sau khi pha bột xong, ông Quốc cùng vợ và các con bắt đầu công đoạn tráng bánh và đem phơi.
Khi phơi, chính ông Quốc sẽ là người canh nắng để trở bánh. Việc làm này tuy cực nhưng sẽ giúp bánh khô đều và giữ được độ dẻo cần thiết. Khi bánh khô sẽ mang đi nướng theo số lượng khách đặt, nhưng vẫn giữ lại một lượng bánh sống để phục vụ cho nhu cầu của khách khi khách chưa muốn sử dụng ngay.
Ông Quốc giới thiệu bánh đa của gia đình. Ảnh: NQ.
Tháng 7/2019, ông Quốc được bà con tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất, mua bán bánh đa với 5 thành viên tham gia.
Ông Quốc cho biết: “Sắp tới tôi sẽ cùng bà con sẽ tìm cách đa dạng hóa sản phẩm và thu hút thêm thành viên vào tổ hợp tác. Đồng thời, phối hợp với Hội liên hiệp Phụ nữ thị trấn Tân Hiệp xúc tiến đăng ký xây dựng thương hiệu bánh đa Kinh B để mở rộng thị trường, tăng thêm thu nhập”.
Tại hội thi mỗi xã một sản phẩm khởi nghiệp vừa được Hội liên hiệp Phụ nữ huyện Tân Hiệp tổ chức tháng 8/2019, dự án sản xuất và kinh doanh bánh đa của vợ chồng ông Quốc được trao giải ba.
Ngọc Quyên
Kiên Giang cho 26 học sinh nghỉ học, theo dõi sức khỏe phòng Covid-19
Sở GD&ĐT tỉnh Kiên Giang đã chỉ đạo trường THPT Thạnh Đông ở huyện Tân Hiệp cho 26 học sinh trường này được nghỉ học từ ngày mai (5/3).
Nguyên nhân cho 26 em nghỉ học là trước đó ngày 26/2, số học sinh này đi dự đám cưới mà chú rể là người Hàn Quốc. Đến hôm nay, Sở GD&ĐT tỉnh mới biết nên đã chỉ đạo cho các em nghỉ học để theo dõi sức khỏe, phòng bệnh Covid-19, mặc dù những em này vẫn chưa có dấu hiệu bệnh.
Sở GD&ĐT tỉnh Kiên Giang cũng yêu cầu nhà trường báo cáo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của huyện và ngành Y tế địa phương để đến kiểm tra sức khỏe của các em vào ngày mai (5/3).
Sau khi ngành Y tế huyện thống nhất cho đi học, ngành giáo dục và đào tạo cho các em tiếp tục đến trường, ngược lại thì thực hiện việc cách ly theo quy định của ngành y tế.
Học sinh rửa tay sát khuẩn khi đến trường. Ảnh: Lam Hiếu/VOV.
Trước đó, trường THPT Thạnh Tây, huyện Tân Hiệp cũng có 2 học sinh tiếp xúc thân nhân là người Hàn Quốc nhưng không trong vùng dịch nên vẫn được đi học bình thường.
Trước tình hình này, Sở GD&ĐT Kiên Giang đề nghị các trường THPT, trung tâm GDNN-GDTX phân công giáo viên yêu cầu học sinh "khai báo" chính xác có tiếp xúc người từ vùng dịch hoặc người đã được cách ly tại gia đình; tiếp xúc bạn bè có nguy cơ nhiễm nhằm giúp thực hiện tốt việc phòng, chống lây nhiễm.
Sau 3 ngày đi học lại, hiện nay, tỉnh Kiên Giang còn hơn 1.600 em học sinh chưa đi học. Trong đó, 12 em ở các địa phương có tiếp xúc với người từ các nước có vùng dịch hoặc người đã được cách ly tại gia đình, hơn 200 học sinh bị nóng, sốt thông thường, gần 500 học sinh nghỉ học do phụ huynh chưa an tâm.
Theo Zing
Người đi xe máy chết cháy sau va chạm với xe tải Đang lưu thông trên Quốc lộ 80 ở Đồng Tháp, tài xế xe máy bất ngờ va chạm mạnh với xe tải, sau đó cả phương tiện cùng người đi xe máy bốc cháy. Theo đó, vào khoảng 9h10 sáng ngày 9/11, tài xế Nguyễn Văn Tú (32 tuổi, ngụ huyện Tân Hiệp, Kiên Giang) điều khiển xe tải mang biển số: 67C-114.90...