Kiên Giang: Bắt rắn hổ mang bò vào nhà và theo luôn nghề nuôi rắn độc
Ông Nguyễn Văn Hữu, thương binh hạng 3/4, ngụ tại ấp Nhật Thành, xã Vân Khánh Đông, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang rất nổi tiếng trong vùng, bơi ông là người duy nhất của địa phương làm giàu từ nghề nuôi rắn hổ mang. Từ 1 con rắn hổ mang bò vào nhà mà ông bắt được, đến nay ông đã nuôi được cả 1 đàn rắn hổ mang.
Tóm gọn rắn hổ mang bò vào nhà
Chuyện về nuôi rắn hổ mang của ông Hữu khá thú vị. Cách đây hơn 5 năm, khi đang nằm chơi với cháu trong vườn nhà thì có một con rắn hổ mang lớn bò vào nhà. Dù con rắn phùng mang đe dọa, nhưng rồi nó cũng bi “khuất phục” bởi kỹ năng bắt rắn của ông Hữu.
Bắt được con rắn hổ mang, ông Hữu thả vào cái chuông đựng nước, hằng ngày bắt cóc, nhái cho ăn. Nuôi được hơn môt tuần lễ thì có người bạn đến chơi, ông đem câu chuyện ra kể thì ông mới biết đó là một con rắn hổ mang cực độc. Trong thời gian nuôi, thấy nuôi rắn hổ mang tôn ít công chăm sóc, không bị bệnh tật, lại bán được giá cao, nên ông Hữu tính chuyện nuôi rắn hổ mang lâu dài. Hiện, con rắn hổ mang đầu tiên ông Hữu bắt được vẫn còn sống và nặng hơn 5kg.
Thương binh 3/4 Nguyễn Văn Hữu giới thiệu về nghề nuôi rắn hổ mang.
Sau khi tự lên mạng tìm hiểu kỹ về tập tính sống của rắn hổ mang, chế độ chăm sóc, cách xây chuồng trại nuôi rắn hổ mang, đầu năm 2012, ông Nguyễn Văn Hữu lên tận Bình Dương tìm mua thêm 10 con rắn hổ mang giống về nuôi. Mua được rắn hổ mang đã khó, nhưng việc xin giấy phép để nuôi rắn hổ mang cũng gặp không ít khó khăn, thậm chí ông còn bị nhiều người trong gia đình phản đối vì viêc nuôi loài bò sát cực độc này trong nhà.
Khi được cấp phép nuôi rắn hổ mang và thuyết phục được gia đình, ông Hữu bắt đầu tính chuyện lâu dài. Để tiện chăm sóc, khu nuôi rắn hổ mang được ông thiết kê ở trong nhà và ngoài sân, chuồng xây bằng gạch, mỗi chuồng co diên tich khoảng 1 m2, nền tráng xi măng, mặt trên làm bằng khung lưới để thông thoáng. Tự gây giống sinh sản, đến nay khu nuôi rắn hổ mang của ông Hữu lúc nào cũng có hơn 500 con lớn, nhỏ. Mỗi năm, từ tiền bán rắn hổ mang, ông thu về hơn 300 triệu đồng.
Video đang HOT
Tích lũy kinh nghiệm nuôi loài rắn độc
Theo kinh nghiệm của ông Hữu, để bảo đảm rắn hỏ mang sinh trưởng và phát triển tốt, điều quan trọng là phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, bảo đảm khô ráo, tránh bệnh cho rắn nuôi. Nêu rắn hổ mang nuôi bị bệnh thì ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, sinh sản nên phải thường xuyên kiểm tra, thấy biểu hiện rắn yếu, bỏ ăn là phải có phương pháp điều trị.
Con rắn hổ mang “khủng” này nặng gần 4kg này mỗi năm mang về cho ông Hữu 10 triệu đồng tiền lời từ bán trứng.
Thức ăn cho rắn hổ mang phải bảo đảm sạch, tùy từng loại, từng độ tuổi mà có khẩu phần khác nhau. Ví dụ, rắn hổ mang lớn từ 3 đến 4kg thì một tuần cho ăn 2 lần, còn rắn bé cách một ngày ăn một lần; riêng với rắn hổ mang đẻ trứng, ngoài cá thì còn bổ sung thêm cóc, nhái, đặc biệt là phải biết cách ấp trứng để làm sao con rắn hổ mang con nở vơi tỷ lệ cao nhất.
Đội mũ soi đèn tự chế, một tay cầm móc, một tay thò vào chuồng, lôi ra con rắn hổ mang lớn, ông Hữu giải thích: “Con này nặng gần 4kg, mỗi năm đẻ một lần từ 40 trứng trở lên, quy trình ấp là khoảng 65 ngày bắt đầu từ ngày ấp. Nếu không ấp thì trứng rắn bán từ 200.000 đến 300.000 đồng/trứng. Tổng cộng con rắn này cho thu nhập gần 10 triệu đồng/năm”.
Theo Tuấn Sơn-Quang Đức (Báo QĐND)
Rùng mình nổi gai ốc khi "thâm nhập" trại nuôi loài rắn "tử thần"
Dù có vững tim đến mấy, nhưng nếu lần đầu "thâm nhập" trại nuôi loài rắn "tử thần" của gia đình ông Bạch Đình Chuân cũng khiến nhiều người rùng mình, nổi gai ốc. Gắn bó gần 20 năm, ông Bạch Đình Chuân ở xóm Làng Mạ, xã Động Đạt (Thái Nguyên) đã nếm trải đủ thăng trầm, cay đắng ngọt bùi của nghề nuôi rắn hổ mang - loài mãng xà cực độc. Loài rắn này hiện có thể đem đến cho gia đình ông thu nhập 200-300 triệu đồng/năm.
Thăng trầm nghề nuôi rắn độc
Ông Bạch Đình Chuân năm nay đã 62 tuổi, gắn bó với nghề nuôi rắn hổ mang ngót ngét 20 năm trời. Theo quan sát của Danviet, trại nuôi mãng xà cực độc của ông Chuân rộng 500m2, được thiết kế như một ngôi nhà cấp bốn với nhiều phòng đặt đủ các loại chuồng tầng, chuồng bệt. Ai yếu bóng vía đến trang trại rắn độc của gia đình ông sẽ không tránh khỏi cảm giác sởn gai gốc, khiếp đảm bởi loài rắn hổ mang luôn phát ra những tiếng thở phì phì đáng sợ...
Anh Bạch Thanh Tùng (con trai ông Chuân) thường xuyên làm công việc kiểm tra sức khỏe và cho đàn bò sát "tử thần" ăn. Ảnh: Quỳnh Nguyễn.
Ông Chuân cho hay: "Năm 2000 tôi bắt đầu gây nuôi rắn hổ mang. Lúc đầu chỉ nuôi thử vài con, nhưng sau nhiều người tìm đến nhà mua rắn hổ mang thịt và trứng rắn hổ mang nên tôi tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi. Đỉnh điểm cao nhất là năm 2013, gia đình tôi đã nuôi tới 1.500 con rắn hổ mang. Giá rắn hổ mang lúc đó lên tới 1,4 triệu đồng/kg, còn trứng cũnglên tới 70.000 đồng/quả. Trừ mọi chi phí mỗi năm gia đình tôi cũng thu khoảng 150 triệu đồng. Nhưng hơn 1 năm sau đó, giá rắn hổ mang bắt đầu giảm mạnh do số lượng người mua ít dần...".
Đó là thời điểm năm 2014, giá rắn hổ mang bắt đầu giảm mạnh từ 600.000 đồng/kg xuống còn 400.000 đồng/kg. Nếu bán giá 400.000 đồng/kg thì mỗi kg rắn hổ mang gia đình ông Chuân lỗ khoảng 100.000 đồng. Nếu bán 800 con rắn hổ mang (trung bình 3kg/con) thì 2,4 tấn rắn hổ mang thịt ở thời điểm đó sẽ lỗ tầm 240 triệu đồng.
Khi ấy, tiền mua thức ăn cho rắn hổ mang của gia đình ông Chuân đều trông vào nguồn thu từ việc bán trứng, đồng thời cố gắng duy trì đàn rắn hổ mang trong khi phân nửa số hộ nuôi rắn quanh vùng đều đã bán tống bán tháo và lần lượt dẹp bỏ chuồng trại. Đến giữa năm 2016, giá rắn hổ mang mới bắt đầu phục hồi, gia đình ông Chuân là một trong số ít những hộ còn trụ lại được với nghề nuôi rắn độc sau gần 2 năm nuôi "lấy công làm lãi".
Bí quyết nuôi loài bò sát "tử thần"
Chia sẻ về bí quyết nuôi loài bò sát "tử thần" với PV, ông Chuân kể: "Nuôi rắn hổ mang theo hướng hàng hóa thì chỉ nên tập trung vào một loại để đồng bộ về mặt kỹ thuật, thức ăn cũng như vấn đề đầu tư chuồng trại. Từng nuôi kết hợp một vài loại rắn khác nhau, nhưng sau này tôi nhận thấy loài rắn hổ mang bành dễ nuôi, thị trường có nhu cầu nấu cao, lấy mật, sử dụng thịt... nên tôi quyết định lựa chọn".
Lão nông U60 có 20 năm "làm bạn" với loài mãng xà cực độc này cho hay, khi nuôi rắn hổ mang chủ trại cần lưu ý đến các vấn đề như bệnh dịch, chế độ ăn, ghép đôi, chuẩn bị ổ đẻ, cách chăm sóc rắn hổ mang mới sinh...
Tuy nhiên, theo ông vấn đề đầu tiên phải lưu ý đó là xây dựng chuồng rắn hổ mang theo đúng quy cách. Ông cũng dựa vào kinh nghiệm bản thân và tham quan các mô hình nuôi rắn hổ mang ở nơi khác mà đúc kết, cải tiến chuồng trại 3 - 4 lần để rắn có môi trường phát triển.
Gia đình ông Chuân đang sử dụng nhiều tủ cấp đông để dự trữ thức ăn cho rắn hổ mang, thời gian tới ông dự định sẽ xây dựng thêm kho lạnh. Ảnh: Quỳnh Nguyễn
Rắn hổ mang không kén thức ăn, có thể sử dụng một số loại dễ kiếm ở địa phương như: Cóc, gà, vịt mới nở... cũng không cần cho ăn thường xuyên, khoảng 5 - 6 ngày mới phải cho ăn một bữa. Trung bình 1.800 con rắn hổ mang của gia đình ông Chuân mỗi bữa sử dụng hết khoảng 1,5 - 1,8 tạ thức ăn.
Rắn hổ mang cái mỗi năm có thể đẻ 1 lần, mỗi lần từ 25 - 30 quả, trứng, tỷ lệ ấp nở thành công đạt 90%. Ông Chuân cho biết thêm, giá rắn hổ mang thịt hiện nay khoảng 600.000 đồng, giá rắn hổ mang giống loại 1 ở mức 900.000 - 1,1 triệu đồng/kg, nếu được mùa - được giá mỗi năm gia đình ông có thể thu lợi nhuận 200 - 300 triệu đồng.
Dù vậy, với tình hình biến động giá cả của thị trường rắn hổ mang thì không chỉ ông mà các hộ nuôi rắn hổ mang khác vẫn không tránh khỏi cảm giác... vừa nuôi vừa thấp thỏm. Chính vì vậy, thời gian tới ông sẽ không mở rộng quy mô mà tập trung củng cố chuồng trại, xây dựng phòng lạnh để phục vụ việc dự trữ thức ăn cho đàn rắn.
Theo Danviet
Ròng rã 20 năm nuôi rắn hổ mang-mãng xà cực độc ở Động Đạt Găn bo gân 20 năm, ông Bach Đinh Chuân ở xóm Làng Mạ, xã Động Đạt (Thai Nguyên) đa nêm trai đu thăng trâm, cay đắng ngọt bùi cua nghê nuôi răn hổ mang-loài mãng xà cực độc. Loai rắn độc này không chân, nhưng lại phát ra tiêng thơ phi phi rung rơn. Theo thằng trầm, nghề nuôi rắn độc co thê...