Kiên Giang: 35 ngày lãi 9 triệu nhờ cách trồng dưa leo đơn giản thế này
Sau thời gian thực hiện, nông dân khu phố 5, thị trấn Thứ Ba, huyện An Biên (Kiên Giang) tham gia mô hình trồng dưa leo cho biết, việc trồng dưa leo theo hướng an toàn giúp giảm chi phí, lợi nhuận gần 9 triệu đồng/1.000m2/vụ (35 ngày), tăng 1,2 triệu đồng so trước đây.
Nhằm hỗ trợ nông dân trồng màu theo hướng an toàn, giảm chi phí sản xuất, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh (Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang) đã triển khai mô hình trồng dưa leo theo hướng an toàn tại 5 hộ chuyên sản xuất rau màu ở khu phố 5, thị trấn Thứ Ba (huyện An Biên).
Sau thời gian thực hiện, nông dân tham gia mô hình cho biết, việc sản xuất dưa leo theo hướng an toàn giúp giảm chi phí, lợi nhuận gần 9 triệu đồng/1.000m2/vụ (35 ngày), tăng 1,2 triệu đồng so trước đây.
Nông dân tăng lợi nhuận 1,2 triệu đồng/1.000m2/vụ nhờ trồng dưa leo theo hướng an toàn. Ảnh: NQ.
Ông Danh Sum, ngụ khu phố 5, thị trấn Thứ Ba, một trong 5 hộ tham gia mô hình trồng dưa leo theo hướng an toàn, cho biết: “Tôi thấy sử dụng phân bón vi sinh bón lót, bón thúc giúp đất được cải tạo, cây phát triển tốt sau khi xuống giống. Nhờ đó dưa phát triển nhanh, lá xanh lâu, ít sâu bệnh, giảm được 20% chi phí phân bón và 4 lần phun xịt thuốc bảo vệ thực vật cho dưa leo so với lúc sử dụng phân hóa học”.
Cũng theo ông Sum, rẫy dưa leo của gia đình đang vào đợt thu hoạch trái, hiện dưa leo bán giá 8.000 đồng/kg, ước thu hoạch hết 800m2 đất trồng dưa leo, thu về gần 8 triệu đồng lợi nhuận.
Nông dân thay đổi cách trồng giúp dưa khỏe mạnh, trái to và nhiều hơn. Ảnh: NQ.
Video đang HOT
Thay vì dùng rơm để phủ gốc dưa leo, vụ dưa này ông Sum thay thế bằng màng phủ nông nghiệp, từ đó giúp hạn chế cỏ dại, nhẹ công tưới nước. Khoảng cách hàng cách hàng cũng được ông Sum thay đổi từ 2 tấc thành 5 tấc, cây cách cây 4 tấc giúp dây dưa khỏe mạnh, trái to và nhiều hơn. Sau khi trồng, ông còn được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn tỉa bỏ những chồi yếu, sâu bệnh, lá già sát mặt đất nhằm tạo điều kiện cho giàn dưa thông thoáng.
Theo ông Nguyễn Ngọc Bil, cán bộ Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh, mô hình trồng dưa leo theo hướng an toàn được thực hiện tại 5 hộ chuyên sản xuất rau màu ở khu phố 5, thị trấn Thứ Ba với quy mô 5.000m2; mức hỗ trợ 100% giống và 30% vật tư nông nghiệp, tương đương 2,2 triệu đồng/điểm 1.000m2. Ngoài ra, để hỗ trợ bà con thiếu vốn sản xuất, Trung tâm còn phối hợp doanh nghiệp bán giống, vật tư nông nghiệp cho nông dân tham gia mô hình trả chậm với giá ưu đãi.
Đoàn cán bộ Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh và bà con trong khu phố 5 đến tham quan mô hình trồng dưa leo theo hướng an toàn của ông Danh Sum. Ảnh: NQ.
“Kỹ thuật canh tác rau màu theo hướng an toàn, sử dụng sản phẩm sinh học cùng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp đã giúp bà con tham gia mô hình giảm được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và dư lượng nitrat trong trái dưa, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Đây là định hướng Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo xuyên suốt trong thời gian qua nhằm khuyến khích nông dân chuyển sang sản xuất nông nghiệp sạch, nâng cao khả năng cạnh tranh” – ông Bil cho biết.
Theo Danviet
Độc đáo mô hình trồng táo + nuôi dê, táo ngọt mát nhờ "ăn" phân dê
Để cung cấp thức ăn cho đàn dê, hàng ngày ông Võ Văn Nhu đã tận dụng lá của cây táo. Ở chiều ngược lại, ông lấy phân dê bón vườn táo. Nhờ vậy, mỗi năm, ông Nhu tiết kiệm được 50% chi phí phân bón và táo bón phân dê cho trái to, đẹp, ăn ngọt, giòn...
Bỏ nuôi tôm chăm dê, trồng táo
Từ 3 công đất ruộng nuôi tôm không hiệu quả, ông Võ Văn Nhu (52 tuổi, ngụ xã Thạnh Yên, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang) lên liếp trồng táo, rồi nuôi thêm dê. Mô hình của ông Nhu được Hội Nông dân (ND) xã Thạnh Yên đánh giá là mô hình hiệu quả, giúp nông dân thoát nghèo, vươn lên khá giả.
Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn táo nhà ông Nhu 6 năm nay luôn đạt năng suất cao
Chúng tôi có mặt tại nhà đúng lúc ông Nhu đang thu hoạch táo. Cầm những trái táo căng tròn, ông Nhu mời chúng tôi và nói: "Táo sạch, có thể ăn ngay tại vườn vì chỉ bón phân hữu cơ, táo gần như không có bệnh gì nên không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật".
Ông Nhu cho biết, táo đang đợt thu hoạch và sẽ kéo dài đến qua Tết Nguyên đán thì hết trái. Lúc đó ông sẽ cắt bỏ toàn bộ cành táo, chờ đến tháng 7 cành táo xum xuê trở lại và bắt đầu cho thu hoạch. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật mà vườn táo nhà ông Nhu 6 năm nay luôn đạt năng suất cao, trái táo to, đẹp, giòn và có vị ngọt thanh.
Để tiết kiệm chi phí, ông Nhu lấy lá táo cho dê ăn, đồng thời lấy phân dê bón cho cây táo. Ảnh: N.Q
Với giá táo bán tại vườn 20.000 đồng/kg như hiện nay, bình quân mỗi năm ông Nhu thu về 20 triệu đồng từ 70 gốc táo của gia đình. Cũng có năm ông Nhu lãi 50 triệu đồng từ vườn táo nhờ giá bán táo trên thị trường tăng mạnh.
Ngoài trồng táo hiệu quả, ông Nhu còn tận dụng chuồng heo bỏ trống của gia đình, rào thêm cây xung quanh chuồng rồi mua dê về nuôi thử. Từ 4 con dê giống ban đầu, chỉ trong 3 năm, ông Nhu đã gầy được đàn dê 38 con. Cách đây 2 tháng, ông đã xuất bán đợt dê thịt thu về hơn 10 triệu đồng. Hiện trong chuồng ông Nhu còn 18 con dê lớn, nhỏ.
Theo ông Nhu, mỗi năm dê đẻ 2 đợt, mỗi đợt từ 1-3 con. Dê con được 3 tháng tuổi sẽ được tách bầy để dê mẹ mau hồi phục sức khỏe. Dê nuôi được 8 tháng đạt trọng lượng 15kg/con là có thể bán dê thịt. Hiện giá dê hơi các quán ăn tại huyện mua với giá 100.000 đồng/kg.
Tận dụng lá táo cho dê ăn
Ông Nhu cho rằng nuôi dê không khó nhưng cần có những bí quyết riêng. Ảnh: NQ.
Để cung cấp thức ăn, ông Nhu đã tận dụng lá của cây táo cho đàn dê ăn hàng ngày và lấy phân dê bón cây cho táo. Nhờ vậy, mỗi năm, ông Nhu tiết kiệm được 50% chi phí phân bón.
"Hết lá táo thì mỗi ngày tôi đi cắt 3 bó cỏ là đủ cho 18 con dê ăn cả ngày. Nuôi dê không khó, cần lưu ý treo chai muối trong chuồng để dê liếm ngừa bệnh đường ruột. Nếu dê bị tiêu chảy thì cắt cỏ đồng tiền, đọt chuối cho ăn sẽ mau khỏi mà không cần dùng thuốc gì cả. Chi phí đầu tư nuôi dê chỉ cần vốn mua dê giống từ 3-5 triệu đồng/cặp, nông dân siêng cắt cỏ cho dê ăn, từ đó trở đi hầu như không tốn thêm chi phí" - ông Nhu chia sẻ.
Thấy mô hình nuôi dê của ông Nhu đạt hiệu quả, nhiều bà con trong ấp đã đến tìm hiểu và áp dụng. Ngoài việc tận tình hướng dẫn kỹ thuật nuôi dê đối với hộ khó khăn, ông Nhu còn bán dê giống trả chậm, giúp nhiều hộ có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.
Theo ông Võ Văn Khanh - Chủ tịch Hội ND xã Thạnh Yên, từ mô hình của ông Nhu, hiện ấp có 15 hộ nuôi dê, đa số là hộ nghèo, cận nghèo. Những hộ này được UBND xã hỗ trợ kinh phí mua con giống. Từ 1 cặp dê ban đầu, giờ các hộ đã nhân lên được 5-7 con.
Theo Danviet
Huyện đảo Phú Quốc mở cao điểm truy quét tội phạm Trong hai tháng giáp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, Công an huyện Phú Quốc (Kiên Giang) mở cao điểm trấn áp tội phạm, truy quét nạn cướp giật, cho vay nặng lãi. Sáng 16/12, Công an huyện Phú Quốc làm lễ ra quân thực hiện cao điểm trấn áp tội phạm kéo dài liên tục từ nay đến 15/12/2019. Ngoài công an huyện,...