Kiện “đường lưỡi bò”: Trung Quốc tố Philippines “hủy hoại” quan hệ song phương
Trung Quốc ngày 1/4 cảnh báo Philippines đã “hủy hoại nghiêm trọng” quan hệ song phương khi yêu cầu Liên hợp quốc ra phán quyết về các đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Tàu tuần duyên Trung Quốc và tàu tiếp tế Philippines gần Bãi Cỏ Mây hôm 29/3.
Ngày 30/3 vừa qua, đúng trong thời hạn được quy định, Philippines đã chuyển đến Tòa án Liên hợp quốc về Luật Biển tập hồ sơ dày gần 4.000 trang, bao gồm các bằng chứng cho thấy là các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông đều bất hợp pháp theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển UNCLOS và vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trên thềm lục địa của mình.
Cả Trung Quốc lẫn Philippines đều đã ký kết UNCLOS, nhưng Bắc Kinh lập luận rằng Công ước Liên Hiệp Quốc không có giá trị trong tranh chấp Biển Đông, và chủ quyền của Trung Quốc bắt nguồn từ lịch sử.
“Những gì phía Philippines đã làm hủy hoại nghiêm trọng quan hệ song phương với Trung Quốc”, đại biện lâm thời Sun Xiangyang của Sứ quán Trung Quốc tại Manila ra tuyên bố cho biết. “Chúng tôi thấy rất khó hiểu trước những động thái này của Philippines và chúng tôi rất bối rối và quan ngại trước hậu quả của những hành động như thế”.
Tuyên bố của sứ quán Trung Quốc cũng kêu gọi Philippines “sửa sai và trở lại ngay lộ trình giải quyết bất đồng thông qua đối thoại song phương”.
Video đang HOT
Trung Quốc, nước được giới phân tích đánh giá là mạnh hơn rất nhiều so với tất cả các nước mà nước này tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, muốn đàm phán song phương, thay vì ở trên các diễn đàn đa phương, quốc tế.
Bình luận của ông Sun được đưa ra sau bài xã luận trên tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, lên án động thái của Manila. Bài xã luận ngày 1/4 lớn tiếng tố cáo Philippines là “tìm cách tranh thủ cảm tình quốc tế bằng cách đội lốt một quốc gia nhỏ và yếu” và xem đấy là một hành động “vi phạm luật pháp quốc tế và sự thật lịch sử, đồng thời trái với đạo đức và các quy tắc cơ bản của quan hệ quốc tế.”
Theo hãng tin Pháp AFP, bài xã luận được hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc là Tân Hoa Xã đăng lại bằng tiếng Anh, cho thấy là chính quyền Bắc Kinh muốn tuyên truyền rộng rãi cho lập luận đả kích trên.
Công kích của báo chí nhà nước Trung Quốc được đưa ra khi Mỹ và Nhật lên tiếng ủng hộ Philippines trong vụ việc. Tokyo, cũng có tranh chấp với Bắc Kinh ở trên Senkaku/Điếu Ngư, ra tuyên bố ca ngợi động thái của Manila là “cách giải quyết hòa bình các tranh chấp theo luật pháp quốc tế”.
Trong khi đó Washington, đồng minh của Manila, chỉ trích kịch liệt động thái phong tỏa tàu Philippines của Trung Quốc, dẫn tới cuộc đối cuộc đối đầu “nghẹt thở” kéo dài 2 tiếng đồng hồ vào cuối tuần qua. Động thái là “hành động khiêu khích và gây bất ổn”, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cho biết với báo giới ngày hôm qua.
Hôm qua đại sứ Philippines tại Bắc Kinh cũng đã bị triệu lên Bộ Ngoại giao để nhận lời phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc. Trên trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết là Thứ trưởng Ngoại giao Lưu Chấn Dân (Liu Zhenmin) đã khẳng định lại với đại diện Philippines rằng Trung Quốc không công nhận thẩm quyền trọng tài quốc tế và cũng không tham gia vụ kiện.
Về phần mình, Tổng thống Philippines Benigno Aquino khẳng định quyết tâm thúc đẩy vụ kiện. Phát biểu với giới báo chí, ông xác định rằng vụ kiện không nhằm thách thức hay khiêu khích Trung Quốc, mà là để Bắc Kinh nhận thức được rằng Manila cũng có quyền bảo vệ quyền lợi của chính mình.
Vũ Quý
Tổng hợp
Theo Dantri
Triều Tiên bắn tên lửa đạn đạo, Mỹ-Hàn chỉ trích
Nhà Trắng hôm 26-3 cho biết Triều Tiên đã bắn tên lửa đạn đạo vào vùng biển phía Đông của bán đảo, chỉ vài giờ sau khi đại diện Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản gặp nhau để thảo luận về vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.
Theo phát ngôn viên Bộ Tư lệnh phòng thủ không gian Bắc Mỹ (NORAD), 2 tên lửa được bắn vào lúc 2 giờ 30 phút 26-3 (giờ địa phương) từ phía bờ biển Đông Nam quốc gia này.
Một quan chức Mỹ xác nhận 2 tên lửa được Triều Tiên bắn thử là loại tên lửa đạn đạo tầm trung Nodong. Hiện vẫn chưa rõ địa điểm mà 2 quả tên lửa này đáp xuống.
Trong khi đó, hãng thông tấn Yonhap trích lời Bộ Tổng tham mưu Hàn Quốc cho biết 2 quả tên lửa đã bay khoảng 650 km về phía vùng biển phía Đông của bán đảo Triều Tiên rồi sau đó rơi xuống lãnh hải Nhật Bản.
Loại tên lửa Nodong có tầm bắn tối đa hơn 1.000 km và có thể vươn tới lãnh thổ Nhật Bản.
Tên lửa Nodong của Triều Tiên. Ảnh: Softwar
Trước động thái khiêu khích của chính quyền Bình Nhưỡng, Washington và Seoul lập tức lên tiếng phản đối và cho rằng Triều Tiên đã vi phạm lệnh cấm thử tên lửa do Liên Hiệp Quốc ban hành. Bộ Ngoại giao Mỹ lên án hành động "khiêu khích và gây rối" của phía Triều Tiên bên lề Hội nghị thượng đỉnh về vấn đề hạt nhân đang diễn ra ở Hà Lan.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ tuyên bố: "Chúng tôi kêu gọi chính phủ Triều Tiên nên kiềm chế và ngừng các hành động mang tính chất đe dọa".
Trong vòng một tháng qua, Bình Nhưỡng đã bắn hàng chục quả tên lửa tầm ngắn và cho biết đó chỉ là một phần trong các hoạt động diễn tập để phòng vệ. Trước đó, Triều Tiên tỏ thái độ giận dữ khi Mỹ và Hàn Quốc vẫn tiến hành các cuộc tập trận quân sự thường niên. Bình Nhưỡng cáo buộc động thái trên của Washington và Seoul là hành động chuẩn bị cho một cuộc xâm lược vào bán đảo.
Theo VNE
Mỹ cáo buộc Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói: "Đó là một động thái khiêu khích làm gia tăng căng thẳng..." Ngày 12/3, Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng sau khi ngăn 2 tàu Philippines tiếp cận Bãi Second Thomas (Bãi Cỏ Mây ở Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng hiện do Philippines kiểm soát...