Kiện đòi chính phủ Mỹ trả video quay cảnh ám sát Kennedy
Một người phụ nữ, có ông nội của bà quay đoạn băng video cảnh Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát hồi 22.11.1963, làm đơn kiện đòi chính phủ Mỹ trao trả đoạn video hoặc bồi thường 10 triệu USD.
Cố Tổng thống Kennedy cùng phu nhân ngồi trên xe hơi trước khi bị ám sát ngày 22.11.1963 – Ảnh: Reuters
Bà Gayle Nix Jackson đệ đơn kiện lên một tòa án liên bang hôm 21.11, một ngày trước kỷ niệm 52 năm vụ ám sát cố Tổng thống Kennedy, theo Reuters ngày 24.11.
Bà Gayle đòi chính phủ Mỹ trả lại đoạn video gốc do ông nội bà là Orville Nix quay được, hoặc là trả tiền bồi thường 10 triệu USD.
Video đang HOT
Đơn kiện của bà Gayle cho biết đoạn video của ông Orville cũng quan trọng không kém đoạn video của Abraham Zapruder ghi lại cảnh Tổng thống Kennedy đang di chuyển trên một chiếc limousine mui trần cùng phu nhân Jacqueline Kennedy thì bị bắn chết tại thành phố Dallas (bang Texas, Mỹ) vào ngày 22.11.1963.
Chính phủ Mỹ đã giàn xếp với gia đình Zapruder vào năm 1999, mua lại đoạn video với giá 16 triệu USD.
“Theo Ủy ban Warren, ủy ban điều tra vụ ám sát Tổng thống Kennedy, đoạn phim của ông Orville Nix cũng quan trọng như đoạn phim của Zapruder, nhưng cộng đồng vẫn không ý thức được tầm quan trọng của nó”, theo đơn kiện của bà Gayle.
Đoạn video được quay ở góc đối diện với của đoạn video của Zapruder. Ông Orville đã bán đoạn video này cho hãng tin UPI (Mỹ) với giá 5.000 USD vào năm 1963 và nó sẽ được trao trả lại cho ông sau 25 năm.
Trong khoảng thời gian 25 năm, đoạn video của ông Orville được chuyển cho chính phủ Mỹ và Ủy ban Warren để điều tra vụ ám sát ông Kennedy, sau đó là ủy ban điều tra vụ ám sát Kennedy của Hạ viện Mỹ vào năm 1978 và kể từ đó không rõ đoạn video đã được lưu giữ tại đâu, theo đơn kiện.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Mỹ hỗ trợ Đông Nam Á duy trì an ninh biển
Nhà Trắng ngày 17.11 thông báo chính phủ Mỹ sẽ cấp tổng cộng 259 triệu USD cho các quốc gia Đông Nam Á để hỗ trợ các nước này duy trì an ninh biển, theo AFP.
Tàu USS Fitzgerald trong một chuyến đi ngang Biển Đông - Ảnh: Hải quân Mỹ
Trong đó, Việt Nam sẽ nhận 40,1 triệu USD trong tài khóa hiện nay (1.10.2015 - 30.9.2016) và tài khóa kế tiếp (1.10.2016 - 30.9.2017), Indonesia nhận gần 20 triệu USD và Malaysia nhận 2,5 triệu USD. Còn Philippines, đồng minh của Mỹ, sẽ nhận được khoản tiền hỗ trợ kỷ lục 79 triệu USD trong tài khóa hiện nay.
Thông báo của Nhà Trắng được đưa ra ngay sau khi Tổng thống Barack Obama đặt chân đến thủ đô Manila để dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (18 - 19.11). "Chuyến thăm này khẳng định cam kết của chúng tôi duy trì an ninh của vùng biển khu vực và quyền tự do hàng hải", ông Obama phát biểu sau khi lên thăm tàu chiến lớn nhất của Philippines, BRP Gregario Del Pilar, vốn được hoán cải từ tàu tuần duyên do Mỹ tặng tại Philippines.
Ông Obama còn tuyên bố Mỹ sẽ chuyển giao cho Philippines một tàu tuần duyên và một tàu khảo sát, đồng thời nhấn mạnh nước ông có cam kết "bọc sắt" đối với an ninh ở Philippines. Theo Reuters, Tổng thống Obama có thể nêu vấn đề Biển Đông và các quan hệ quân sự khi gặp người đồng cấp Philippines Benigno Aquino III bên lề APEC vào hôm nay 18.11. Ngoài ra, một số nguồn tin tiết lộ với Reuters rằng ông Aquino và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dự kiến nhất trí về một thỏa thuận nhằm mở đường cho Tokyo cung cấp cho Manila thiết bị quân sự đã qua sử dụng, có thể là một máy bay để tuần tra ở Biển Đông.
Trước khi ông Obama đến Philippines một ngày, khu trục hạm Mỹ USS Fitzgerald đã cập cảng ở Manila, bắt đầu chuyến thăm 5 ngày. Theo thông cáo từ Đại sứ quán Mỹ ở Philippines, sự hiện diện của tàu USS Fitzgerald còn có mục đích bảo vệ an ninh cho APEC.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Mỹ không cho Hàn Quốc xuất khẩu T-50 vì sợ lộ bí mật công nghệ Nhật báo The Korea Times ngày 26/10 dẫn một số nguồn tin cho biết Chính phủ Mỹ đã không đồng ý để Hàn Quốc xuất khẩu 12 máy bay huấn luyện T-50 trị giá 400 triệu USD sang Uzbekistan do lo ngại bí mật công nghệ bị tiết lộ và quan hệ ngoại giao bị ảnh hưởng. Máy bay siêu thanh T-50 của...