Kiện đòi bồi thường 400 tỷ đồng, nhận được… 800kg gạo
Tại phiên sơ thẩm hôm nay, tòa đã bác nhiều yêu cầu của ông Nguyễn Thanh trong vụ kiện tranh chấp quyền tác giả và tiền nhuận bút kịch bản phim Biệt động Sài Gòn.
Sau nhiều lần trì hoãn, sáng nay 25/3, TAND thành phố Hà Nội đã mở phiên sơ thẩm vụ kiện tranh chấp quyền tác giả và đòi tiền nhuận bút kịch bản giữa nhà báo Nguyễn Thanh và đạo diễn, biên kịch Lê Phương, Hãng phim truyện Việt Nam xung quanh kịch bản phim Biệt động Sài Gòn.
Hình ảnh trong phim Biệt động Sài Gòn.
Theo ghi nhận của PV báo Gia đình và Xã hội có mặt tại phiên tòa, ngoài ông Nguyễn Thanh có mặt, còn lại các bên đều ủy quyền cho người đại diện tham gia. Phía bị đơn là đạo diễn, biên kịch Lê Phương ủy quyền cho vợ là bà Trịnh Thị Thanh Nhã; Đại diện Hãng phim truyện Việt Nam là bà Đào Hồng Thắm; Đại diện Cục bản quyền tác giả là bà Nguyễn Thị Hồng Nga và ông Quản Hồng Anh.
Tại phiên xét xử, ông Nguyễn Thanh yêu cầu, phía bị đơn (ông Lê Phương và Hãng phim truyện Việt Nam) phải thừa nhận kịch bản phim Biệt động Sài Gòn là của riêng ông. Cùng với đó, ông Nguyễn Thanh còn kiện Báo Sài Gòn Giải phóng đã đăng tải kịch bản phim của ông trên báo với độ dài 63 kỳ mà không ghi tên ông cũng như không trả nhuận bút cho tác giả (chỉ trả cho ông Lê Phương số tiền 2.500 đồng); kiện NXB Hội VHNT Long An và NXB Thanh Hóa lấy kịch bản của ông in thành sách với tiêu đề “Những thiên thần ra trận” mà không xin phép, trả tiền nhuận bút.
Tổng cộng số tiền cho vụ kiện này được ông Nguyễn Thanh quy đổi từ tiền thời điểm năm 1984 sang vàng. Sau đó lấy số vàng thời điểm năm 1984 nhân với mệnh giá hiện nay. Tất cả số tiền bồi thường là 400 tỷ đồng.
Tuy nhiên, kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử đã bác những yêu cầu ông Thanh với hãng phim, cũng như với các nhà xuất bản vì không đủ chứng cứ. Đồng thời, kết luận ông Phương phải chia đôi số tiền nhuận bút trước đây nhận được của hãng phim, mà thực tế ông Phương mới trả cho ông Thanh 1/3 và trả số tiền nhuận bút mà ông ông Phương đã nhận được từ báo Sài Gòn Giải Phóng.
Video đang HOT
Nhà báo Nguyễn Thanh tại phiên tòa sáng nay. Ảnh GĐ&XH.
Ngoài ra, Tòa cũng bác yêu câu quy đổi sang giá vàng của ông Thanh, thay vào đó, số tiền nhuận bút sẽ được quy đổi sang giá gạo. Tòa kết luận ông Phương phải trả cho ông Thanh 800 kg gạo, quy đổi ra tiền hiện nay là 12.800.000 đồng.
Trước đó, như tin tức Thanh niên đã đưa, vào năm 2008, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã nhận được đơn kiện của ông Nguyễn Thanh.
TAND thành phố Hà Nội đã nhận được đơn kiện của ông Nguyễn Thanh vào năm 2008.
Theo đơn khởi kiện năm 2008, ông Thanh yêu cầu TAND thành phố Hà Nội xác định kịch bản phim Biệt động Sài Gòn (sản xuất năm 1982) là của riêng ông, đồng thời yêu cầu Hãng phim truyện Việt Nam và ông Phương phải hoàn trả số tiền nhuận bút, tính ra số tiền tương đương vào thời điểm lúc đó là 74 tỉ đồng cho ông. Mặt khác, theo lời ông Thanh thì ông Phương đã “cố tình kinh doanh trí tuệ” của ông khi sử dụng kịch bản Biệt động Sài Gòn để đem in sách mà không xin phép.
Tại phiên xét xử diễn ra vào ngày 11/5/2009, TAND thành phố Hà Nội đã bác đơn kiện của ông Thanh đối với Hãng phim truyện Việt Nam vì không có chứng từ nào chứng minh Hãng này đã đặt hàng ông Thanh viết kịch bản và sự ra đời kịch bản này chỉ là kết quả sự hợp tác cá nhân giữa ông Phương và ông Thanh. Thực tế, ngay sau khi có quyết định sản xuất phim Biệt động Sài Gòn từ Hãng phim truyện Việt Nam, ông Phương đã trả cho ông Thanh 1/3 số tiền nhuận bút và đề nghị ghi tên ông Thanh là đồng tác giả trên phim. Sau này, khi Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất thêm Biệt động Sài Gòn tập 3 và 4, dù ông Thanh không tham gia, nhưng ông Phương vẫn đề nghị để tên ông Thanh là đồng tác giả.
Người chịu án oan gian nan đòi bồi thường.
Tòa bác yêu cầu của ông Thanh về việc ghi tên kịch bản phim Biệt động Sài Gòn là của riêng ông Thanh. Bên cạnh đó, Tòa yêu cầu ông Phương chia đôi số tiền nhuận bút đã được nhận cho ông Thanh. Theo đó, ông Phương phải trả số tiền quy đổi với thời điểm đó là 9 triệu đồng. Tuy nhiên ông Thanh không đồng ý và tiếp tục kháng cáo
Sau 6 năm, ngày 25/3/2015, TAND thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử phúc thẩm.
My Vân
Theo_Người Đưa Tin
Sáng nay, xử vụ kiện 74 tỷ đồng kịch bản phim Biệt động Sài Gòn
Từ việc đòi đền bù thiệt hại với số tiền lên đến 74 tỷ đồng nhưng kết quả xử phiên sơ thẩm chỉ được gần 10 triệu đồng, cựu nhà báo Nguyễn Thanh tiếp tục đi đòi quyền lợi...
Cựu nhà báo Nguyễn Thanh tiếp tục đi đòi quyền lợi về quyền tác giả duy nhất, cũng như quyền lợi về nhuận bút mà ông cho rằng mình phải được hưởng.
Sáu năm trước (11/5/2009), TAND Hà Nội đã xử phiên sơ thẩm vụ kiện giữa cựu nhà báo Nguyễn Thanh và đạo diễn Lê Phương về tranh chấp bản quyền kịch bản phim "Biệt động Sài Gòn". Theo đó, nhà báo Nguyễn Thanh (nguyên đơn) đã yêu cầu bồi thường thiệt hại số tiền lên đến 74 tỷ đồng.
Sự việc được bắt đầu từ việc, đạo diễn Lê Phương đặt hàng nhà báo Nguyễn Thanh viết kịch bản phim về những chiến sĩ biệt động Sài Gòn theo yêu cầu của Hãng Phim truyện Việt Nam, nơi ông Phương từng công tác. Vì trước đó, ông Thanh (đang là phóng viên của báo Quân đội nhân dân) đã có nhiều bài ký sự về các chiến sĩ biệt động Sài Gòn đăng trên báo của mình.
Tuy nhiên, hai bên lại không có bất cứ hợp đồng giao kèo nào. Số tiền thù lao viết kịch bản được ông Phương cho biết là 400 đồng như một khoản tiền nhận bút và bồi dưỡng mà không được nhận bất cứ khoản tiền nào khác sau này khi kịch bản phim được đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng cũng như được NXB Thanh Hóa và Hội VH-NT Long An xuất bản thành sách. Ông Thanh cho rằng ông Phương đã gửi kịch bản phim tới các báo và NXB mà không xin phép, không trả nhuận bút cho mình. Đây chính là lý do ông Thanh khởi kiện ông Phương và đòi đền bù thiệt hại.
Nhà báo Nguyễn Thanh (trái) và đạo diễn Lê Phương (phải) tại phiên tòa 6 năm trước (ảnh tư liệu)
Phía bị đơn cho rằng, kịch bản nhận từ ông Thanh dài tới 400 trang, không phù hợp với một bộ phim dài 2 tập do Hãng Phim truyện VN đặt hàng nên ông phải viết lại. Mặc dù vậy ông Phương vẫn để ông Thanh đứng tên với tư cách là đồng tác giả kịch bản mặc dù kịch bản tập 3 và 4 của phim Biệt động Sài Gòn do ông tự viết. Ông cũng không hề biết việc các báo và nhà xuất bản in lại kịch bản phim Biệt động Sài Gòn vì tất cả đều đăng mà không xin phép. Chỉ duy nhất có báo Sài Gòn Giải Phóng sau khi đăng kịch bản phim làm nhiều kỳ đã gửi 2500 đồng nhuận bút cho ông kèm lời xin lỗi vì không xin phép trước. Sau đó ông Phương đã nhắn ông Thanh đến lấy 1/3 số tiền nhuận bút (trên 800 đồng) nhưng ông Thanh đã không đến lấy.
Ngoài việc kiện ông Lê Phương, nhà báo Nguyễn Thanh cũng buộc Hãng Phim truyện Việt Nam phải trả nhuận bút kịch bản phim Biệt động Sài Gòn tương đương 900 cây vàng theo giá vàng thị trường năm 1981, vào thời điểm ông viết kịch bản phim.
Bộ phim Biệt động Sài Gòn nổi tiếng một thời nhưng dư âm của nó vẫn còn dai dẳng bởi kiện tụng, tranh chấp (ảnh tư liệu)
Tại phiên sơ thẩm, TAND Hà Nội kết luận: Do hai bên đều không xuất trình được bản thảo viết tay lần đầu tiên và cả ông Nguyễn Thanh cũng như ông Lê Phương không chứng minh được mức độ đóng góp của mình nên cả hai ông là đồng tác giả của kịch bản phim Biệt động Sài Gòn. Thêm vào đó, không hề có văn bản giao kèo cũng như hợp đồng nào chứng minh ông Thanh hợp tác với Hãng Phim truyện Việt Nam và được hãng này đặt hàng viết kịch bản phim Biệt động Sài Gòn nên không có căn cứ để kiện Hãng Phim truyện Việt Nam.
Do vậy số tiền nhuận bút phải được chia đôi. Căn cứ vào đó, ông Phương phải trả ông Thanh 6050 đồng còn thiếu (trích từ nhuận bút Hãng Phim truyện VN và báo Sài Gòn Giải Phóng) tương đương 9.072.000 đồng hiện tại.
Dù đã có kết luận nhưng cả ông Nguyễn Thanh và ông Lê Phương đều khẳng định sẽ tiếp tục kháng án. Sau những thỏa thuận bất thành giữa hai bên, hôm nay, TAND Hà Nội tiếp tục mở phiên xét xử.
Theo Minh Nhật
Báo Gia đình & Xã hội
Cặp với gái trẻ, đại gia "dính" màn lừa đảo ngoạn mục của kiều nữ Muốn con cái yên tâm học hành, ông C lấy hết tiền để mua một căn nhà. Oái ăm thay, nhà đâu chẳng thấy ông còn bị cuốn vào vòng xoáy của một mối tình vụng trộm. Theo tin tức trên báo Vietnamnet, ngày 19/3, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Trần Thu Hằng (SN 1969, ở Tây Hồ, Hà Nội) ra...