Kiến đạn: Loài côn trùng nhỏ nhưng lại có vết cắn đau đớn nhất hành tinh
Dù chỉ có cơ thể dài hơn 2,5 cm nhưng kiến đạn lại có vết cắn cực mạnh, khiến nạn nhân đau đớn, thậm chí là tê liệt tạm thời và ảo giác.
Kiến đạn (Paraponera clavata) – đôi khi được gọi là kiến 24 giờ hoặc kiến conga – chỉ dài hơn một inch (gần 3 cm), nhưng vết cắn của nó có thể gây ra một cơn đau cực kỳ lớn. Những người không may bị sinh vật rừng nhiệt đới nhỏ bé này cắn nói rằng nỗi đau đến từ chúng không thể so sánh với bất kỳ thứ gì khác trên Trái Đất.
Tuy nhiên, đối với tất cả sự đau đớn mà loài kiến nhỏ này có thể gây ra, nọc độc của nó lại có một số lợi ích nhất định đối với y học. Hơn nữa, một nhóm người Brazil bản địa có nguồn gốc từ bang Amazonas thường sử dụng nọc độc của loài kiến này trong một nghi thức quan trọng dành cho những chiến binh mới của họ.
Paraponera clavata có nguồn gốc từ các khu rừng mưa nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ.
Tại sao vết cắn của kiến đầu đạn được coi là cơn ác mộng của rừng nhiệt đới?
Theo ThoughtCo, khi trưởng thành hoàn toàn, con kiến đạn chỉ dài 1,2 inch. Giống như nhiều loài côn trùng khác, nó sống sót nhờ vào mật hoa và những loài động vật chân đốt nhỏ. Loài kiến này cũng có tuổi thọ rất ngắn, thông thường chúng không thể sống quá 90 ngày.
Mặc dù nhìn bề ngoài, kiến đạn có vẻ không quá đáng sợ. Nhưng có một lý do khiến cho chúng có thể trở thành “con quái vật nhỏ”. Bất cứ ai từng trải qua vết cắn của sinh vật này đều mô tả nỗi đau mà họ phải chịu đựng là chưa từng cảm thấy trước đây.
Theo Culture Trip, nhà côn trùng học tiến sĩ Justin Schmidt từng nói vết cắn của kiến đạn là “cơn đau thuần túy và vô cùng dữ dội. Giống như đi chân trần trên than hồng rực lửa với một chiếc đinh dài cắm vào gót chân”.
Trên thực tế, cơn đau đến từ vết cắn của loài kiến này rất dữ dội, vượt quá ngưỡng cao nhất là 4 trên thang đo mức độ đau đối với vết cắn của côn trùng mà nhà côn trùng học Schmidt đã phát triển. Để có thể so sánh trực quan hơn thì vết đốt của ong mật chỉ đạt hai điểm trên thang đo này.
May mắn thay, chưa từng có bất kỳ báo cáo nào về nạn nhân chết vì nọc độc của kiến đạn. Hơn nữa, cơn đau đến từ vết cắn của chúng sẽ tự nhiên tan biến trong vòng 24 giờ – do đó, người Venezuela còn đặt cho chúng biệt danh là “kiến 24 giờ” – và sinh vật này không trở nên hung dữ trừ khi bị khiêu khích.
Ý nghĩa đối với y học
Không có gì lạ khi các loại nọc độc được sử dụng trong các phương pháp điều trị bằng thuốc khác nhau, và nọc độc từ kiến đạn cũng không ngoại lệ.
Trong một bài báo khoa học năm 2001 đăng trên Protein Spotlight, Vivienne Baillie Gerritsen đã chỉ ra rằng nọc độc từ kiến đạn đã được người Amazon bản địa sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị bệnh thấp khớp.
Vào năm 1968, một người đàn ông Đức tên là Gunter Holzmann đang sống và làm việc ở vùng Amazon thuộc Bolivian đã tìm ra phương pháp điều trị bản địa này để giảm bớt những cơn viêm khớp của mình. Thật vậy, nọc độc của kiến trong lịch sử đã được sử dụng trong thực hành y học phương Đông do đặc tính chống viêm.
Ngoài ra, nọc độc từ nhiều loài kiến khác nhau đã được sử dụng ở Ấn Độ để cải thiện thị lực, Ma-rốc để giảm mệt mỏi và Úc để điều trị đau đầu.
Sau đó, có một số nền văn hóa đã sử dụng vết đốt của kiến đạn như một phần trong lễ trưởng thành.
Nghi lễ tàn khốc của các chiến binh Sateré-Mawé
Sateré-Mawé, một nhóm người Amazon bản địa sống ở Brazil ngày nay, không chỉ được biết đến với việc trồng guaraná (loài cây được dùng để sản xuất đồ uống như nước giải khát, nước tăng lực) mà còn sử dụng nọc độc của kiến đạn trong các nghi thức nhập môn cho những chàng trai trẻ đến tuổi trưởng thành.
Theo Smithsonian, trước tiên các thành viên bộ lạc sẽ ngâm những con kiến đạn trong một loại thuốc an thần tự nhiên, khiến chúng bất tỉnh. Những con kiến này sau đó được gắn cố định vào những chiếc găng tay làm bằng lá cây.
Những cậu bé 12 tuổi của bộ lạc sẽ phải đeo những chiếc găng tay này trong buổi lễ trưởng thành của mình. Điều gì xảy ra tiếp theo chính là khi lũ kiến thức dậy, chúng sẽ cảm thấy điên loạn và liên tục cắn vào bàn tay của những đứa trẻ trong mười phút tiếp theo.
Co thắt cơ bắp, mất phương hướng và thậm chí ảo giác là những gì có thể xảy ra sau đó đối với những đứa trẻ này. Nhưng những chiến binh Sateré-Mawé trẻ tuổi không trải nghiệm nghi lễ đau đớn này chỉ một lần. Họ phải trải qua nghi lễ này 20 lần trước khi được coi là người lớn.
Theo trưởng bộ lạc, mục đích của nghi thức là để cho các cậu bé thấy rằng không ai có thể trưởng thành “mà không phải chịu đựng bất cứ điều gì hoặc không cần bất kỳ nỗ lực nào”.
Tuy nhiên, trừ khi bạn là thành viên của bộ tộc Sateré-Mawé, các chuyên gia khuyên bạn nên tránh xa kiến đạn bằng mọi giá. Nếu bạn tình cờ gặp một con trong tự nhiên, đừng khiêu khích nó hoặc làm phiền môi trường sống tự nhiên của nó. Nếu bạn vẫn bị cắn thì hãy yên tâm rằng cơn đau sẽ tan biến trong vòng 24 giờ. Nhưng chắc chắn đó sẽ là 24 giờ đau đớn nhất trong cuộc đời bạn.
Quái vật cổ đại của Úc: Câu chuyện về Burrunjor
Những bí ẩn của thế giới vẫn chưa được khám phá hoàn toàn, vì nhiều sinh vật kỳ lạ và vô danh vẫn tiếp tục ẩn nấp trong những góc tối và những cảnh quan chưa được khám phá.
Nhiều người cho rằng việc chúng ta phân loại thế giới xung quanh có nghĩa là chúng ta hoàn toàn biết về nó, nhưng điều này hoàn toàn không đúng. Từ những khu rừng nhiệt đới Amazon dày đặc đến những sa mạc khô cằn của lục địa Úc hay những đại dương sâu nhất, vẫn còn nhiều điều khiến chúng ta ngạc nhiên.
Lấy ví dụ những câu chuyện về Burrunjor ở Úc. Xét theo giá trị bề ngoài, chúng sẽ gợi ý về một vùng đất còn sót lại sự sống từ thời khủng long, nhưng bằng chứng chúng ta có về Burrunjor lại khá rời rạc, bí ẩn và dễ bị hiểu sai.
Burrunjor có phải là một sinh vật thực sự không, và nó trông như thế nào?
Bắt đầu với những gì chúng ta biết: Burrunjor là một phần của lịch sử thổ dân Úc và những câu chuyện thần thoại về sự sáng tạo, những mô tả về chúng gợi ý rằng nó trông giống như một con khủng long. Nhiều câu chuyện ngụ ý rằng nó trông giống như loài khủng long theropod, điều này sẽ khiến nó trở thành loài khủng long khổng lồ duy nhất còn sót lại trên thế giới.
Nhưng sau đó, một số mô tả cho thấy Burrunjor giống một loài săn mồi nhỏ hơn. Một số người cho rằng nó có thể là hậu duệ của một số loài khủng long như Rapator, Australovenator hoặc Megaraptor.
Đồng thời, Burrunjor cũng có thể thuộc về một loài khủng long chưa được ghi nhận trong hồ sơ hóa thạch ở bất kỳ đâu. Tất cả những gì chúng ta biết về hình dáng bên ngoài của nó chỉ dựa trên những câu chuyện thần thoại của thổ dân, trong đó mô tả Burrunjor như một con thằn lằn khổng lồ.
Những người chăn nuôi đã tuyên bố vào những dịp khác nhau vào năm 1980 rằng một loài động vật săn mồi lớn đã ăn cắp và giết chết gia súc của họ.
Theo phần lớn những nhân chứng được cho là đã từng nhìn thấy sinh vật này, nó có thể dài khoảng 20 đến 25 feet (6 đến 7,5 mét) và đi bằng hai chân. Ngoài ra, hai chân trước của chúng có kích thước nhỏ với móng vuốt tương đồng với Burrunjor và Tyrannosaurus Rex.
Trong suốt những năm 1950, dường như sinh vật này đã bước ra khỏi thần thoại và trở thành một vấn đề thực tế trong cuộc sống. Nhiều chủ trang trại gia súc ở Úc đã báo cáo về việc nhìn thấy một loài động vật ăn thịt lớn giống như thằn lằn đang ăn thịt gia súc của họ. Hầu hết các chủ trang trại đã tìm thấy dấu chân có dấu ba ngón.
Một số lời kể sớm nhất của thổ dân cho rằng Burrunjor là một loài bò sát lớn, có lông vũ. Chúng là loài động vật thích ăn chuột túi và động vật lớn.
Dấu chân của chúng khá giống khủng long, giúp phân biệt nó với các giả định khác, chẳng hạn như sự tương đồng của nó với loài thằn lằn khổng lồ thời tiền sử. Nhưng có một điều rõ ràng: rất nhiều người đã nhìn thấy một sinh vật bí ẩn ở vùng hoang dã Australia.
Một nhà thám hiểm ở lãnh thổ phía Bắc tên là Bryan Clark, người đã mạo hiểm đi vào vùng hoang dã của Arnhem Land và bị lạc. Bryan đã mất khoảng ba ngày để tìm đường trở lại và cho biết đã nghe thấy âm thanh của tiếng gầm lớn và tiếng thở phì phò vào ban đêm.
Bằng chứng quan trọng nhất về sự tồn tại của Burrunjor đến từ lịch sử truyền thống của thổ dân Úc. Họ mô tả về Burrunjor là một sinh vật xuất hiện trước khi người phương Tây có thể nói với họ về sự tồn tại của khủng long.
Ngoài ra, các bức tranh hang động trên khắp nước Úc đã mô tả sinh vật này. Mặc dù những điều này khá kì lạ, nhưng về cơ bản các câu chuyện đều nhất quán với nhau. Và những bức tranh trông giống như một con khủng long ăn thịt.
Khả năng tồn tại của một con khủng long trong thời đại ngày nay chắc chắn sẽ là điều phấn khích đối với rất nhiều người. Hầu hết chúng ta đều biết chuyện gì đã xảy ra khi John Hammond cố gắng tạo ra một công viên cho khủng long trong loạt phim Công viên kỷ Jura.
Nhưng đối với nhiều người, Úc với những vùng lãnh thổ rộng lớn không có người ở dường như là nơi có nhiều khả năng nhất để khủng long sinh tồn. Khi loài khủng long bị xóa sổ 65 triệu năm trước, Úc ở gần Nam Cực hơn và những sinh vật tại đây có thể đã sống sót qua kỷ băng hà do thiên thạch mang lại điều kiện sinh sống tốt hơn cho những sinh vật ở đây so với những loài ở vùng khí hậu ôn hòa hơn.
Trên hết, mặc dù khoa học hiện đại khó có thể bỏ sót một con khủng long nào, nhưng Úc gần như là một vùng đất chưa được biết đến nhiều. Quan trọng nhất, các báo cáo về Burrunjor nhất quán một cách đáng ngạc nhiên, không giống như các báo cáo về Bigfoot, quái vật hồ Loch Ness hay Yeti.
Và các báo cáo về Burrunjor đã liên tục xuất hiện trong nhiều năm, ngụ ý rằng đây là một sinh vật cố gắng tránh xa con người nhưng không thể hoàn toàn ẩn mình.
Để xác minh sự tồn tại của sinh vật này, một nhóm các nhà điều tra đã lùng sục khu vực phía tây bắc Australia vào năm 2007 để xác định bất kỳ dấu hiệu nào của sinh vật giống khủng long thời tiền sử. Tuy nhiên họ đã không phát hiện ra bất kỳ dấu chân nào để chứng minh khả năng tồn tại của Burrunjor.
Mặt khác, một loài thằn lằn lớn sinh sống trong khu vực có thể là thủ phạm thực sự đằng sau huyền thoại Burrunjor.
Loài chim bồ câu khổng lồ bất ngờ xuất hiện sau 140 năm "mất tích" Một đoàn thám hiểm đến Papua New Guinea đã chụp được những bức ảnh và video đầu tiên về chim bồ câu gáy đen sau 140 "mất tích". Trong một thế giới mà chúng ta luôn nghe về sự tuyệt chủng và các loài có nguy cơ tuyệt chủng, thật vui khi biết rằng những loài động vật được cho là đã biến...