Kiện chị sui đòi tiền tổ chức đám cưới
Sau khi con cái ly hôn, nhà trai kiện chị sui và con dâu đòi tiền tổ chức tiệc cưới và tiền quay phim, chụp ảnh, trang điểm cô dâu…
Mới đây, TAND huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ đã xét xử sơ thẩm một vụ án ngộ nghĩnh liên quan đến chuyện tổ chức “hôn sự”. Vụ án tuy có cái tên là tranh chấp hợp đồng tặng cho tài sản nhưng thực chất là kiện đòi tiền tổ chức lễ cưới giữa nguyên đơn là bà CTBH với bị đơn là bà sui HTS và con dâu LTTT.
Con cái ly hôn, nhà trai kiện đòi tiền
Trong đơn khởi kiện, bà H. trình bày: Con trai bà và chị T. yêu thương nhau, thống nhất tiến tới hôn nhân nên bà có bàn với bà S. (mẹ ruột của chị T.) chuyện làm lễ cưới. Bà S. yêu cầu bà đi tiền chợ là 50 triệu đồng trong khi bà chỉ có ý định đưa 20 triệu đồng, vì thương con nên bà đồng ý. Khi bà S. yêu cầu bà đi 50 triệu đồng, bà S. có nói sẽ tổ chức lễ cưới lớn, không có nói đãi bao nhiêu bàn, một bàn bao nhiêu tiền. Việc bà S. yêu cầu bà đưa 50 triệu đồng chỉ nói chuyện qua lại bằng điện thoại chứ không có mặt ai hết hay làm bất cứ giấy tờ gì.
Sau khi bà đưa tiền chợ xong, đến ngày đám cưới, bà S. chỉ đãi năm bàn, trong đó có cả 15 người bên nhà trai qua. Ngoài ra, trước ngày cưới, bà có đưa cho con trai 20 triệu đồng để đi chụp ảnh, quay phim, trang điểm cô dâu, mua mâm bàn ngày cưới. Và sau đó con trai bà và chị T. có thực hiện việc chụp ảnh, quay phim, trang điểm cô dâu, mua mâm bàn ngày cưới.
Tuy nhiên, sau khi cưới, chị T. sống bên nhà chồng khoảng một tháng thì tự ý bỏ về nhà cha mẹ ruột. Nay giữa con trai bà và chị T. đã ly hôn nên bà khởi kiện yêu cầu bà S. trả 50 triệu đồng mà bà đưa để tổ chức lễ cưới cho con trai bà và chị T. vì bà S. đã thất hứa trong việc tổ chức đám cưới. Thứ hai, bà yêu cầu chị T. trả 20 triệu đồng tiền bà đưa để đi chụp ảnh, quay phim, trang điểm cô dâu, sắm mâm bàn trong đám cưới vì chị T. đã không làm tròn bổn phận con dâu.
Nhà gái: Tiền đã chi hết cho đám cưới
Video đang HOT
Về phía bị đơn, bà S. thừa nhận bà H. có đưa cho bà 50 triệu đồng để bà tổ chức đám cưới cho các con. Việc bà H. đưa số tiền này cho bà là hoàn toàn tự nguyện chứ bà không có đặt điều kiện hay hứa hẹn gì, bà chỉ nói là sẽ tổ chức đám cưới lớn.
“Khi tổ chức đám cưới, tôi đã làm 10 bàn tiệc, mỗi bàn trị giá 1,5 triệu đồng, có thuê mướn dàn nhạc hát cho vui, thuê mướn người dọn dẹp. Số tiền bà H. đưa tôi đã tiêu dùng hết nên tôi không đồng ý trả lại cho bà H. như yêu cầu khởi kiện” – bà S. nói.
Còn chị T. thì trình bày với tòa rằng chị hoàn toàn không biết việc bà H. đưa cho con trai bà 20 triệu đồng để đi chụp ảnh, quay phim… Bởi lẽ khi tổ chức lễ cưới, việc quay phim, chụp ảnh của bên nào thì bên đó tự lo. Đối với việc trang điểm cô dâu thì chị tự trả, chú rể không trả. Còn việc mua mâm bàn thì chú rể có mua nhưng đó là lễ nhà trai tự đem qua và theo phong tục thì buộc phải vậy. Từ đó, chị T. không đồng ý trả 20 triệu đồng theo yêu cầu của bà H.
Tòa bác yêu cầu
Sau khi nghe các bên trình bày, HĐXX TAND huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ nhận định việc nhà trai giao tiền cho nhà gái chuẩn bị tiệc cưới là hoàn toàn tự nguyện, phù hợp với truyền thống và phong tục, tập quán cưới hỏi. Pháp luật không quy định nhà trai phải đưa tiền cho nhà gái khi tổ chức lễ cưới nên việc bà H. giao tiền cho bà S. để lo lễ cưới cho các con là do các bên tự thỏa thuận.
Theo tòa, trên thực tế, vào ngày gia đình nhà trai qua rước dâu, phía nhà gái cũng có tổ chức mâm cỗ để tiếp đón, lễ cưới đã tổ chức xong, chị T. và con bà H. cũng đã thành vợ chồng được pháp luật công nhận theo giấy chứng nhận kết hôn. Do đó, việc bà H. cho rằng nhà gái không lo lễ cưới chu đáo và đòi bà S. phải trả lại 50 triệu đồng là không có căn cứ. Pháp luật cũng như phong tục, tập quán cũng không quy định trường hợp vợ chồng ly hôn thì nhà gái có trách nhiệm trả lại tiền mà nhà trai đã đưa cho nhà gái để tổ chức lễ cưới.
Đối với yêu cầu của bà H. buộc chị T. phải trả 20 triệu đồng, tòa xét thấy chị T. không biết việc bà H. có đưa tiền để chị và chú rể chụp ảnh, quay phim… Chú rể cũng không nói và không đưa tiền cho chị phục vụ việc chụp ảnh, quay phim, trang điểm cô dâu, toàn bộ chi phí do chị tự bỏ ra. Nếu trên thực tế chú rể có trả tiền quay phim, chụp ảnh và trang điểm cô dâu thì cũng phù hợp, vì mục đích là phục vụ chuyện hôn nhân của anh chị.
Tòa cho rằng hôn nhân đổ vỡ là điều các bên không mong muốn, các chi phí tổ chức tiệc cưới cũng đã chi xong nên việc bà H. đòi lại số tiền này là không đúng. Từ đó tòa bác hết các yêu cầu của nguyên đơn.
MINH KHÁNH
Theo PLO
Nuôi cá ruộng mùa lũ, cá ăn gốc rạ, cỏ dại, côn trùng có hại mà lớn
Ông Đặng Trung Hiếu ở xã Đông Bình, huyện Thới Lai (TP. Cần Thơ) nuôi 3ha cá trong ruộng mùa lũ cho biết thêm, mô hình mang lại cho người nông dân có nhiều cái lợi như vụ lúa ĐX có thể giảm được lượng phân bón và thuốc bảo về thực vật (BVTV) từ 15 - 20%, cá sẽ ăn sạch gốc rạ, cỏ dại, lúa tạp và diệt cả các côn trùng có hại...
Nhiều nông dân ở huyện Thới Lai và Cờ Đỏ đang tranh thủ thu hoạch cá trong ruộng để chuẩn bị xuống giống lúa Đông Xuân. Đây là mô hình khá đặc biệt, sau khi nông dân ăn vụ lúa Hè Thu thì đưa nước lũ vào ruộng, thả cá giống, trong thời gian nuôi khoảng 2 - 3 tháng (theo con nước lũ) không tốn tiền thức ăn hay công chăm sóc mà cá vẫn lớn khỏe. Bình quân 1 công ruộng người nuôi cá có lãi từ 1 - 1,2 triệu đồng/công, khỏe hơn sản xuất lúa vụ 3.
Các loại cá được nông dân chọn nuôi là chép, rô phi, mè hoa, mè vinh và một ít cá tạp tự vào sinh sống. Ban đầu chỉ mua con giống và lưới bao xung quanh ruộng đề phòng nước lũ lớn làm cá đi. Nuôi cá trong ruộng tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên như lúa chét, côn trùng, trứng ốc bươu vàng, sâu rầy, rong tảo, bèo...
Cá ruộng thu hoạch xong trả lại đất để xuống giống lúa ĐX
Năm nay mực nước lên cao, môi trường thoáng đãng, yên tĩnh nên cá lớn rất nhanh và ít hao hụt. Gia đình ông Lâm Văn Dư ở ấp Đông Hòa, xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ nuôi cá trong ruộng với diện tích 4ha, sau khi trừ chi phí còn lãi trên 40 triệu đồng. Nhờ đó ông có tiền đủ mua lúa giống, phân bón và thuốc BVTV phục vụ cả vụ ĐX.
Ông Dư cho biết, nuôi cá ruộng đơn giản, không tốn tiền mua thức ăn mà cá vẫn lớn nhanh, thông thường nuôi 2 - 3 tháng (tùy vào con nước lũ trên đồng) là cho thu hoạch, bình quân cá chép, cá mè hoa 2 - 3 con/kg. Năng suất trung bình từ 900kg - 1,2 tấn cá/ha. Hiện thương lái đến tận ruộng mua cá chép giá từ 15.000 - 16.000 đồng/kg, cá mè hoa giá 9.000 - 10.000 đồng/kg.
Ông Dư hiện là bí thư ấp Đông Hòa cho biết thêm, đặc biệt mùa lũ 2018, toàn ấp có 182ha đất SX nông nghiệp, sau khi ăn xong vụ lúa HT đã có 165ha thực hiện nuôi cá trong ruộng, đồng nghĩa cho đất nghỉ ngơi mà đem lại nguồn thu nhâp ổn định so với sản SX lúa vụ 3.
Nuôi cá ruộng vừa có thu nhập vừa giúp vụ lúa sau giảm chi phí SX
Theo kinh nghiệm của người dân, lúc mới mua cá giống về nuôi cần bỏ trong vèo vài ngày cho cá quen với môi trường nước, sau đó mới thả vào ruộng. Khi mực nước lên cao, cá lớn dần sẽ tự tìm thức ăn. Người nuôi chỉ cần kiểm tra bờ, lưới bao hàng ngày để theo dõi và kịp thời xử lý những tình huống bất thường.
Nhiều người thường giăng bóng điện trên ruộng ban đêm để dẫn dụ các loại côn trùng đến làm mồi cho cá. Đặc biệt là trong suốt quá trình thả cá không được dùng bất cứ một loại thuốc bảo vệ thực vật nào trên đồng ruộng.
Ông Đặng Trung Hiếu ở xã Đông Bình, huyện Thới Lai nuôi 3ha cá trong ruộng cho biết thêm, mô hình mang lại cho người nông dân có nhiều cái lợi như vụ lúa ĐX có thể giảm được lượng phân bón và thuốc BVTV từ 15 - 20%, cá sẽ ăn sạch gốc rạ, cỏ dại, lúa tạp và diệt cả các côn trùng có hại...
"Khi nước rút xuống chuyển sang làm lúa thì lúa cho năng suất cao hơn khoảng 1 tấn/ha so với ruộng canh tác liên tục 3 vụ lúa/năm" ông Hiếu khẳng định.
Theo Hoàng Vũ (NNVN)
Nuôi cá trong ruộng mùa lũ ở ĐBSCL, vừa đỡ tốn công tốn của lại có tiền Nhiều nông dân ở huyện Thới Lai và Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ) đang tranh thủ thu hoạch cá trong ruộng để chuẩn bị xuống giống lúa Đông Xuân. Cá ruộng thu hoạch xong trả lại đất để xuống giống lúa ĐX Đây là mô hình khá đặc biệt, sau khi nông dân ăn vụ lúa Hè Thu thì đưa nước lũ vào...