Kiến ba khoang “tấn công” hàng loạt chung cư: “Ngứa mà không dám gãi”
Hàng loạt độc giả đã phản ánh về việc người nhà, con cái họ bị kiến ba khoang &’tấn công’ liên tục, gây vết thương ngứa rát khó chịu, càng gãi càng lây lan khắp cơ thể.
Kiến ba khoang làm thành vết thương rất khó chịu, đau rát phía lưng ông xã chị Giang – Ảnh do bạn đọc cung cấp
Căn hộ cao tầng cũng bị kiến ba khoang &’đột nhập’
Chị Giang ở gần Bệnh viện ĐH Y Dược (Q.5 TP.HCM) kể: “Ông xã tôi bị con kiến ba khoang bám vào lưng, thấy ngứa, anh đập nó rồi sau đó chất nhầy từ côn trùng này lan ra. Ngày hôm sau ở phía lưng anh phồng rộp lên, mưng mủ suốt 3 ngày nay. Ông xã tôi đau rát, phải đi khám ở bệnh viện da liễu để điều trị”.
Chị Giang nói gần một tuần qua, kiến ba khoang “rủ nhau” bay vào nhà chị liên tục.
Cách sơ cứu khi bị kiến ba khoang đốt Theo bác sĩ Võ Thị Bạch Sương (bộ môn Da liễu Trường Đại học Y Dược, TP.HCM), nếu bị kiến ba khoang cắn, có thể xử trí bước đầu bằng cách: rửa sạch vùng da nơi vết cắn bằng xà phòng. Nếu vết cắn chỉ ngứa không nổi mụn nước thì có thể bôi sản phẩm chống ngứa; nếu có nổi mụn nước có thể dùng thêm thuốc uống. Nếu 3 ngày không khỏi thì cần đến cơ sở y tế khám ở chuyên khoa da liễu. “Nhưng lưu ý, kiến ba khoang là một côn trùng, khi cắn, chúng tiết ra chất đối phó “địch thủ”. Có những người nhạy cảm có thể sẽ bị choáng phản vệ, nếu có triệu chứng nhức đầu, sốt, mệt mỏi, sưng phù thì cần đi khám ngay”, bác sĩ Bạch Sương lưu ý.
Còn chị Linh ở chung cư Good House (Q.8, TP.HCM) mấy ngày nay cũng “khóc ròng” vì con trai nhỏ bị kiến ba khoang tấn công ngay mông, gây bỏng rát và ngứa dữ dội. Tuy ngứa nhưng chị Linh không cho con gãi vì càng gãi vết thương càng lan rộng.
“Con trai tôi 10 tuổi, không biết bị kiến ba khoang đốt lúc nào, nhưng hôm sau thấy đau và vết thương trên mông to bằng bàn tay. Tưởng là bệnh mà dân gian gọi là giời leo nên không đi khám, một tuần sau nó lan ra lên vai, cũng to bằng bàn tay, thì mới đi gặp bác sĩ”, chị Linh kể.
Khi đi khám, bác sĩ nói con chị Linh không phải mắc bệnh giời leo mà là do côn trùng cắn, nhưng không biết con gì. Khi về nhà thấy hàng xóm cũng bị vết thương tương tự thì mới biết là do kiến ba khoang. Hiện chị Linh đã bôi thuốc cho con trai được một tuần nhưng vẫn còn ngứa.
Video đang HOT
“Hiện mọi người trong chung cư tôi ở phòng bệnh bằng cách lắp lưới chống muỗi để ngăn kiến ba khoang tấn công. Nó thường bay vào nhà theo ánh đèn, tôi ở tầng 25 mà chúng vẫn bay vào được. Sợ quá”, chị Linh nói.
Kiến bò đến đâu, phồng rộp đến đó
Nhiều người dân ở tại một chung cư quận 7 (TP.HCM) cũng gặp tình trạng tương tự. “Mình ở tại chung cư Era Town, P.Phú Mỹ, Q.7. Không riêng căn hộ của mình mà nhiều hộ dân khác cũng cho biết kiến ba khoang đã xuất hiện ở nhà họ cả tháng nay”, chị Yến Trinh, có con vừa bị kiến ba khoang đốt nói với Thanh Niên Online.
Theo lời kể của chị Trinh, kiến ba khoang vào nhà của các gia đình tại chung cư trên thông qua cửa sổ và lỗ thông gió nên mỗi tối các căn hộ luôn đóng kín cửa sổ. Thế nhưng kiến ba khoang vẫn mò vào được bên trong.
“Con bé nhà mình 3 tuổi. Lúc mới bị đốt, mình thấy có vết nhỏ như đầu tăm, nghĩ bị côn trùng cắn thông thường nên cũng không để ý lắm. Đến hôm sau thì thấy vết đốt loang rộng ra, rộp lên như bị bỏng và xung quanh có những mụn nhỏ li ti. Đến ngày thứ ba thì vết đốt đã lan gần nửa cẳng tay. Mình phải đưa con đi gặp bác sĩ, bác sĩ cho biết bị kiến 3 khoang đốt rồi cho uống thuốc và xức thuốc chống nhiễm trùng”, chị Trinh cho biết.
Kiến ba khoang đang lộng hành ở nhiều chung cư tại TP.HCM
Được biết, khoảng 10 ngày sau đó thì vết thương trên tay con chị Trinh mới bắt đầu lành và bây giờ phải xức thuốc ngừa sẹo.
Hàng xóm của chị Trinh ở căn hộ tầng 9 cho biết có thói quen ngủ mở cửa sổ nhưng gần đây, sáng nào quét nhà chị cũng phát hiện có vài con kiến ba khoang dưới sàn nên không dám mở cửa sổ vào ban đêm nữa.
Con chị N. ở chung cư Mỹ Đức (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) chỉ mới 3 tuổi, cũng vừa bị kiến ba khoang đốt vào mặt, sau đó con kiến này bò qua tay chị. Hậu quả là mặt con chị xuất hiện vết phồng rộp rồi cả tay chị cũng bị lở.
Hiện nhiều cư dân mạng cũng “than ngắn thở dài” trên Facebook vì người nhà, con nhỏ bị kiến ba khoang tấn công gây ngứa rát khó chịu.
Không nhận được phản ánh về việc bị kiến ba khoang “tấn công”
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng – Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, cho biết thời gian gần đây trung tâm không nhận được những báo cáo của y tế dự phòng quận, huyện, cũng như những phản ánh của người dân về tình trạng kiến ba khoang vào nhà. Theo bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, thông thường thì mùa mưa ít có kiến ba khoang vào nhà hơn so với mùa nắng.
“Chúng tôi ghi nhận những địa điểm có người dân phản ánh về tình trạng kiến ba khoang. Chúng tôi sẽ làm việc với đơn vị y tế dự phòng quận huyện để khảo sát, nhằm có những biện pháp ngăn chặn”, bác sĩ Trí Dũng nói.
Tương tự, bác sĩ Nguyễn Lê Đăng – Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng quận 7 cũng cho biết gần đây không nhận được phản ánh về tình trạng kiến ba khoang “tái xuất”. “Chúng tôi ghi nhận và sẽ cho kiểm tra lại việc xuất hiện kiến ba khoang ở chung cư Era Town, quận 7″, bác sĩ Nguyễn Lê Đăng nói.
Một lãnh đạo của Trung tâm Y tế dự phòng quận 8 cũng cho biết sẽ khảo sát, kiểm tra về việc kiến ba khoang xuất hiện ở chung cư Good House sau khi nhận phản ánh từ PV.
Theo Thanh Niên
Xuất hiện 'ổ dịch' thủy đậu tại TP.HCM
10 học sinh của một trường THCS tại TP.HCM đã mắc thủy đậu, được cơ quan y tế xác định đây là 'ổ dịch' thủy đậu đầu tiên tại TP.HCM.
Bệnh thủy đậu thời gian qua không chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ mà còn cả người lớn - Ảnh: Nguyên Mi
Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, sáng nay (5.3) cho biết TP.HCM vừa ghi nhận nhiều ca bệnh thủy đậu đầu tiên tại một trường THCS, với 10 học sinh liên tục nhiễm bệnh.
Theo ghi nhận của cơ quan y tế, học sinh đầu tiên của trường xuất hiện triệu chứng bệnh thủy đậu vào khoảng ngày 8.2. Sau đó, liên tục các em khác cùng lớp cũng lần lượt bị bệnh.
Trong vòng từ ngày 22-26.2, đã có thêm 9 ca bệnh thủy đậu tại trường THCS trên. Trong đó, có 8 học sinh cùng lớp với ca đầu tiên, một học sinh lớp bên cạnh.
Các học sinh bị bệnh đã được nghỉ học, cách ly, điều trị tại nhà cho đến khi hết hẳn bệnh mới đi học lại.
Đồng thời, cơ quan y tế cũng thực hiện các biện pháp xử lý vệ sinh ngăn ngừa bệnh lây lan, hướng dẫn nhà trường khử khuẩn lớp học hằng ngày, tuyên truyền, nhắc nhở học sinh và phụ huynh các biện pháp phòng bệnh.
Với các biện pháp trên, bệnh đã được khống chế lây lan rộng. Đến nay, chưa có thêm ca bệnh thủy đậu mới nào tại trường.
Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, trong hai tháng đầu năm 2014, TP ghi nhận 131 ca thủy đậu, tăng 157% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bác sĩ Dũng nhắc nhở người dân chú ý phòng bệnh thủy đậu vì trong thời gian này bệnh đang tăng cao. Trong đó, biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất là giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là rửa tay; hạn chế tới những nơi công cộng tập trung đông người, đặc biệt với những người có nguy cơ dễ nhiễm bệnh như trẻ em, người già, người mắc các bệnh mãn tính. Đối với những người mắc bệnh phải được cách ly điều trị, chỉ đi học, đi làm trở lại khi bệnh hoàn toàn khỏi, tránh lây lan cho người khác. Người chăm sóc với người bệnh cần vệ sinh, rửa tay thật sạch trước và sau khi chăm sóc người bệnh, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ Dũng cho biết tuần qua, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, đã có thông báo gửi đến các sở y tế tỉnh, thành cho biết sẽ nhập thêm vắc xin ngừa thủy đậu và sẽ có trong thời gian sớm nhất.
Theo TNO
Muỗi hoành hành, sốt xuất huyết gia tăng Mặc dù đang là mùa khô, nhưng người dân nhiều nơi ở TP.HCM đang khổ sở vì muỗi và đối diện bệnh sốt xuất huyết tăng cao. Nhiều trẻ mắc SXH điều trị ở Bệnh viện Nhi đồng 1 chiều 5.3 - Ảnh: Lương Ngọc Sốt xuất huyết tăng 20% Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, Sở Y tế TP.HCM vừa...