Kiến ba khoang gây bệnh viêm da tăng đột biến
Cứ 10 bệnh nhân đến khám lại có 2 đến 3 bệnh nhân bị viêm da do tiếp xúc với côn trùng, số ca mắc bệnh này tăng khoảng 15- 20% so với cùng kì năm 2011.
Kiến ba khoang gây viêm da tăng đột biến
Theo xahoi
Dân Hà Nội lo lắng vì kiến ba khoang
Thấy một con ba khoang đậu vào khăn tắm, chị Linh (Đội Cấn, Hà Nội) lặp tức chạy xuống hiệu thuốc gần nhà để mua thuốc. Nửa đêm đang ngủ bị ngứa cổ, chị cũng lồm cồm dậy kỳ cạch pha nước muối rửa và bôi thuốc.
Video đang HOT
Sống ở tầng 5 một khu chung cư tại Đội Cấn, quận Ba Đình, chị Linh cứ nghĩ sẽ không phải lo sợ kiến ba khoang vì chúng thường xuất hiện ở ngoại thành. Mấy hôm trước chị thấy một con đậu trên khăn tắm phơi ngoài ban công nên phát hoảng, liền gọi điện cho bạn bè, bác sĩ quen để hỏi cách phòng tránh.
"Tối đấy, trước khi đi ngủ, tôi phải lật tung hết chăn màn giường chiếu để tìm xem có con kiến nào không, kéo rèm, đóng kín tất cả các cửa. Trong nhà thủ sẵn lọ hồ nước để nếu có bị ngứa thì còn bôi dự phòng. Cứ thấy ngứa, đỏ là tôi đi rửa nước muối, bôi hồ nước không cần biết là có bị dính kiến ba khoang không", chị Linh nói.
Thấy con kiến đậu vào bàn học của con, ngay lập tức chị đi lau bàn sạch sẽ bằng xà phòng. Chị còn mua cả một lọ hồ nước cho vào cặp sách cho con và dặn ở nhà hay ở trường đều phải để ý kỹ nếu thấy con kiến ấy thì phải tránh xa, không được lấy tay giết.
Nếu vùng tổn thương da do tiếp xúc với kiến ba khoang phồng rộp, sưng, đỏ thì người dân nên đi khám để được điều trị kịp thời. Ảnh: N.P.
Cũng trong tâm trạng lo lắng như chị Linh, tối về nhà ở khu đô thị Xa La, chị Hà căng mắt lên tìm mọi ngóc ngách xem có con kiến nào không. Đóng cửa, tắt bớt đèn mà hầu như hôm nào chị cũng tìm thấy 3-4 con kiến ba khoang trên sàn nhà.
"Mình người lớn không sao, chỉ sợ con nhỏ mới được 6 tháng mà bị kiến thì khổ. Da trẻ con mỏng. Nếu mấy hôm nữa mà không thấy đỡ, chắc phải sơ tán về nhà mẹ, chứ vừa ở vừa lo thế này mệt lắm. Giờ cứ ngứa, gãi là mình lại nghĩ ngay đến con kiến ba khoang", chị Hà nói.
Theo ông Nguyễn Nhật Cảm, Phó giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, người dân không nên quá hoang mang vì thực ra kiến ba khoang là một loài côn trùng đã có từ lâu. Nó cũng không đáng lo ngại như những loài côn trùng truyền bệnh (bọ xít, muỗi vằn). Loài côn trùng này không cắn, đốt người, mà do con người vô tình tiếp xúc với chất độc trong cơ thể kiến gây viêm da kích ứng.
Theo ông, có thể do điều kiện môi trường thuận lợi nên kiến ba khoang có xu thế xuất hiện gia tăng. Đặc biệt, trong các tháng 9, 10, 11 là thời kỳ sinh sản của loại côn trùng này. Vì thế nó đã xuất hiện với mật độ nhiều hơn, đặc biệt những khu tập thể ngoại ô, gần cánh đồng.
Tiến sĩ Phạm Thị Khoa, khoa Hóa thực nghiệm, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương thì cho rằng, thực chất nhiều loại côn trùng đang phát triển một cách bất thường, không chỉ là kiến ba khoang. Nguyên nhân có thể vì kiến ba khoang ăn rầy nâu, khi nguồn thức ăn này phong phú (người dân phun hóa chất bừa bãi, nên rầy nâu kháng thuốc rất nhiều), số lượng kiến ba khoang cũng nhiều lên.
Theo các chuyên gia, trong năm nay loài côn trùng này mới nổi lên, nhiều người không biết, khi bị ngứa lại gãi hoặc nghĩ là mắc zona nên tự thuốc bôi khiến bệnh càng nặng hơn, lâu khỏi. Có người lấy tay giết kiến, sau đó bôi lên khắp người.
Thực tế, kiến ba khoang rất khó diệt, những loại thuốc xịt côn trùng thông thường, phun sương không có tác dụng. Để diệt được thì chỉ có cách phun tồn lưu, dàn trải một lượng hóa chất lên tường khi kiến bò vào thì chết. Tuy nhiên, cách phun này khó áp dụng ở các gia đình vì tốn kém. Hơn nữa, nhà có trẻ con thì không nên dùng cách phun này.
Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội đã có kế hoạch phối hợp cùng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, tuyên truyền, phòng chống kiến ba khoang cho người dân.
Đặc điểm của côn trùng là thích ánh sáng xanh, kiến ba khoang thường tập trung vào khu vực có ánh đèn. Vì thế, vào buổi tối người dân nên đóng cửa, hạn chế bật đèn. Đồng thời thường xuyên quét dọn sạch sẽ nhà cửa, trước khi đi ngủ nên giũ chăn màn, giường chiếu. Cho trẻ đi chơi thì nên tránh chỗ đèn sáng. Các gia đình nên dùng lưới chống muỗi, côn trùng, quanh nhà có thể đặt các cây đuổi côn trùng như sả, dạ hương...
Nếu thấy kiến ba khoang đậu trên người thì thổi nhẹ cho nó bay đi chứ không chà xát mạnh. Tuyệt đối không được lấy tay đập kiến, thay vào đó dùng găng tay, vỉ đập ruồi...
Nếu vô tình tiếp xúc với kiến ba khoang thì nên rửa sạch bằng nước lạnh hoặc nước muối loãng. Không rửa bằng nước xà phòng vì sẽ làm tăng kích ứng. Tuyệt đối không được gãi hay chà xát mạnh vùng da bị tổn thương, sau đó bôi bằng hồ nước để làm dịu, mát chỗ tổn thương. Nếu thấy da bị phồng rộp, bỏng, rát thì nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Theo VNE
Thông tin tham khảo về kiến ba khoang Kiến ba Khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes, thuộc Họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ Cánh cứng. Loài côn trùng này có thân mình thon, dài như hạt thóc (dài 1-1,2cm, ngang 2-3mm), có hai màu đỏ và đen, nhìn giống con kiến do đó, người ta hay gọi với nhiều tên gọi khác nhau như kiến hoang, kiến kim, kiến lác,...