Kiếm triệu view trên YouTube chỉ nhờ làm video cho trẻ con xem
Nói đi nói lại cũng phải công nhận rằng tác giả của những kênh YouTube ngớ ngẩn này cũng rất khôn ngoan.
Grand Theft Auto nói chung và GTA V nói riêng là những sản phẩm giải trí đầy bạo lực với những hình ảnh bắn giết, đồi trụy và rõ ràng chỉ phù hợp cho người từ độ tuổi 18 trở lên. Nhưng ít ai ngờ rằng con gà đẻ trứng vàng của Rockstar Games lại góp phần không nhỏ trong việc làm nên thành công của những kênh YouTube dành cho… trẻ em.
Sự thực là ở thời buổi công nghệ như hiện nay, không khó để bắt gặp những em nhỏ cả ngày chỉ ngồi dán mắt vào điện thoại hay máy tính bảng để theo dõi video trên YouTube, đặc biệt là những lúc không có cha mẹ hay người thân chơi cùng. Số lượng video gần như bất tận cùng tính năng gợi ý video liên quan khiến cho nhiều cô cậu nhóc khó mà rời mắt khỏi màn hình nếu như không bị nhắc nhở. Chính vì vậy mà nhiều kênh video đã ra đời với nội dung vui nhộn, ngộ nghĩnh nhằm hướng đến bộ phận tưởng chừng chỉ chiếm thiểu số nhưng thực tế lại cực kì đông đảo này.
Và một trong số những biện pháp phổ biến nhất hiện nay để thu hút sự chú ý của trẻ em thông qua video đó là sử dụng GTA V cùng công cụ editor đa năng của nó. Như chúng ta đã biết thì với sự hỗ trợ đến từ mod, người dùng có thể tạo ra những đoạn video với bất kì nhân vật nào một cách dễ dàng. Dạo một vòng YouTube, có thể thấy hình tượng phổ biến nhất được sử dụng là Người Nhện Spider-man cùng chiếc xe Lightning McQueen trong series phim Cars.
Những video kiểu như vậy thường đi theo một công thức rất đơn giản: Nhân vật hoạt hình/truyện tranh nổi tiếng âm nhạc lặp đi lặp lại. Đối với người trưởng thành thì chúng thực sự rất ngớ ngẩn, nhưng vì lý do nào đó các đoạn video như vậy vẫn dễ dàng đạt được hàng triệu lượt xem, đặc biệt là với những kênh video đã tồn tại từ lâu như Cartoon Car Song for Kids.
Đáng ngạc nhiên hơn cả là trong phần bình luận bên dưới những đoạn clip kiểu như vậy, người xem sẽ nhận thấy đến 90% các câu comment đều là những chuỗi kí tự vô nghĩa. Liệu đây là một thủ thuật đến từ tác giả của video nhằm tăng tính tương tác như sử dụng bot, hay đó quả thực là kết quả của việc những cô cậu nhóc bấm linh tinh trên màn hình cảm ứng? Cũng thật khó nói.
Theo GameK
Top 11 tựa game bị cấm cùng lý do
Top những tựa game bị cấm với các lí do khác nhau từ trớ trêu, hiểu nhầm cho tới vì bạo lực, bệnh hoạn...Hệ thống kiểm duyệt, vốn là một vấn đề luôn đầy nóng bỏng trong thế giới game thế giới.
Theo đó, một nhà phát triển game không chỉ phải làm game sao cho thật hay mà còn phải điều chỉnh sao cho phù hợp với thị hiếu thị trường. Bởi lẽ vậy, nhiều trường hợp trớ trêu đã xảy ra, trong đó một số trường hợp game bị ban đơn thuần vì những sự hiểu nhầm đầy lãng xẹt về mặt văn hóa. Một số trường hợp khác thì lại vô cùng đích đáng do sự nhảm nhí, bạo lực, đồi trụy cấm độ cao hay hàng loạt các thứ trên một lúc. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những tựa game tiêu biểu nhất bị ban vì các lí do khác nhau trên khắp thế giới.
1/
Những trò chơi đến từ hãng Rockstar sẽ xuất hiện trong danh sách này kha khá lần đó. Vốn dĩ, tựa game ăn khách Grand Theft Auto đã gây ra hàng đống tranh cãi cho công luận rồi. Nhưng chỉ đến khi tựa game "đặc biệt bạo lực" Manhunt ra đời thì ngọn lửa chỉ trích mới được thôi bùng lên. Lập tức một số quốc gia tương đối nhạy cảm như New Zealand, Australia... đã ra lệnh cấm nhập khẩu tựa game này. Tuy nhiên tới phiên bản Manhunt 2, khi các yếu tố bạo lực được đẩy lên một tầm cao man rợ mới khủng khiếp hơn nữa thì việc ngăn cấm mới mở rộng ra hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngay cả thoáng như Mỹ nhưng tựa game này cũng được liệt vào dạng AO (Adult Only - chỉ dành cho người đã trường thành). Tại Anh, họ thậm chí còn... từ chối xếp hạng tuổi tác cho Manhunt 2 vì cho rằng nó thậm chí không đáng để được họ mất thời gian. Phải cho tới khi Rockstars ra mắt một phiên bản cắt giảm bạo lực thì nó mới được phát hành tịa Anh. Còn tại một loạt quốc gia khác như Đức, Ireland, New Zealand, Kuwait, Ả Rập Saudi, Hàn Quốc... Manhunt 2 bị ban thẳng tay luôn chứ khỏi có được cắt giảm chi cả.
Video đang HOT
2/
Nghe có vẻ lạ tai phải không các bạn, bởi series game của Tom Clancy vốn không có gì là đặc biệt nhạy cảm cả. Và Mexico cũng không phải một quốc gia khắt khe gì cho lắm trong chuyện kiểm duyệt game hay bạo lực cả. Nhưng đáng tiếc cho Tom Clancy's Ghost Recon Advanced Warfighter 2 khi nó lại lấy bối cảnh phần lớn tại Mexico, chính xác là tại thành phố Ciudad Juarez, và cái cách nó khắc họa thành phố nọ thì không được đẹp đẽ cho lắm.
Trong Advanced Warfighter 2, Juarez được khắc họa lên là một thành phố tồi tệ, băng đảng hoành hành, bạo lực tràn lan và thực tế thì... cũng đúng như vậy thật, các băng đảng buôn ma túy giết chóc lẫn nhau như cơm bữa tại đây. Ấy tuy nhiên việc này lại làm chính quyền thành phố Juarez đặc biệt tự ái dẫn tới cấm phát hành phiên bản Tom Clancy's Ghost Recon này tại đây luôn. Mặc dù đội ngũ phát triển đã làm việc với chính quyền Mexico để cắp gairm một phố tình tiết băng đảng giết chóc... trong một số cảnh giao tranh trong khu vực thành phố nhưng lệnh cấm vẫn được duy trì.
3/
Ừ thì cũng có nhiều tựa game tồi, xây dựng không khí tệ và nhảm nhí nhưng chả có tựa game này đẩy việc này đi xa như series game Postal cả.Các phiên bản Postal đều có mô típ chung là bạn vào vai một nhân vật bình thường rồi đi khắp nơi làm đủ thứ trò bạo lực, điên khùng và bệnh hoạn. Tất nhiên lồng ghép vào đó cũng là các yếu tố hài hước mang hơi hướng bềnh bềnh mà ít người nuốt nổi. Và trong đó bao gồm có New Zealand, vốn vô cùng khắt khe về vấn đề này.
Cụ thể thì danh sách dài những lí do khiến Postal 2 ăn ban bởi chính quyền New Zealand bao gồm có: "Nội dung thô tục, đáng ghét, kinh tởm, kích động bạo lực mạnh, tàn nhẫn với động vật, kì thị đồng tính, kì thị chủng tộc, giới tính và... phô bày việc đại tiểu tiện." Và thẳng thắn mà nói thì danh sách trên chả có sai đâu, tất cả đều có trong Postal 2 cả và nó không nhằm mục đích truyền tải một thông tđiệp hay nói lên một câu chuyện gì cả mà hoàn toàn bệnh hoạn và vô nghĩa.
Sở hữu một bản game Postal 2 tại New Zealand đồng nghĩa với phạm pháp và bạn sẽ bị phạt tới 1400$ cho hành động đó. Qúa phí phạm cho một trò chơi vô nghĩa.
4/
Trong suốt chiều dài lịch sử video game thì con người đã luôn tìm cách porn hóa nó. Và trò chơi đầu tiên nổi danh cho hướng phát triển này là Custer's Revenge, trên hệ máy Atari 2600 vào năm 1982. Sản xuất bởi Canoga Park, phát triển bởi Mystique. Nội dung game thì rất nhảm nhí đó là bạn điều khiển tướng Custer vượt qua làn mưa tên để tới được vị trí một nữ thổ dân bị trói vào một cây cột rồi xxx.
Thiếu tướng George Armstrong Custer, chỉ huy kị binh Hoa Kỳ vốn là một vị tướng vô cùng nổi tiếng trong chiến tranh da đỏ khi dẫn đầu trung đoàn 7 kị binh đối đầu với lực lượng vượt trội của các bộ tộc da đỏ Lakota, Dakota, Bắc Cheyenne và Arapaho rồi tử trận cùng toàn bộ binh sĩ. Thế nên hẳn nhiên khi tựa game này ra mắt nó đã phải chịu sự chỉ trích vô cùng gay gắt không chỉ bởi nội dung nhảm nhí, mang tính phỉ báng mà còn cả những người chống bạo lực tình dục nữa. Thậm chí còn có thông tin cho rằng tựa game này đã làm dấy nên một làn sóng cưỡng bức phụ nữ da đỏ nữa. Hiển nhiên là hàng loạt bang, thành phố Hoa Kỳ cùng nhiều nước trên thế giới đã lập tức cấm trò chơi này rồi.
5/
Quốc gia nào lại đi cấm một tựa game vô hại như Pokemon Trading Card game cơ chứ? Ả Rập Saudi ! Quốc gia Hồi Giáo truyền thống này đã ra lệnh cấm nhập khẩu và lưu hành cả phiên bản đĩa CD lẫn kĩ thuật số của The Pokemon Trading Card Game vào năm 2001. Chú Pokemon dễ thương Pikachu cùng các chiến hữu của mình bị coi là mối đe dọa cho an ninh quốc gia của Ả Rập Saudi.
Tại sao? Đơn giản vì biểu tượng năng lượng trong game nhìn giống giống như "Vì sao David" của đạo Do Thái. Mà các quốc gia Hồi giáo Trung Đông và thực ra là đạo Hồi Giáo nói chung vô cùng kì thị người Do Thái, và cụ thể hơn là Israel, tồn tại như một sự thách thức cho sự độc tôn của Hồi Giáo tại khu vực.
Nói sao nhỉ, theo kinh Koran của Hồi Giáo thì: "Hỡi những tín đồ, đừng bao giờ kết bạn với người Do Thái và người Thiên Chúa" Koran 5:52
6/
GTA, GTA, GTA, ồ GTA thì quá nổi tiếng rồi, nhưng không chỉ vì bởi hình-âm đẹp, cốt truyện hay, xây dựng nhân vật tối, lối chơi hay, thoải mái... mà còn bởi cách nó thể hiện cốt truyện của mình với vô vàn tình huống bạo lực. Thêm nữa quá nhiều các pha bạo lực, giết chóc và tàn phá trong game khiến nó chịu rất nhiều sự chỉ trích trên thế giới.
Dẫu vậy, dù bị cắt xén, chỉnh sửa, xếp hạng độ tuổi ngặt nghèo tại nhiều nước trên thế giới thì chỉ duy có Thái Lan là cấm tiệt GTA. Căn nguyên là bởi năm 2008, một thanh niên tên Polwat Chino vẫy taxi rồi cầm dao đâm tài xế đến chết. Khi bị bắt y khai là do nhìn giết người trong game có vẻ dễ mà ảnh lại đang cần tiền để chơi game. Chính quyền Thái Lan phản ứng lập tức bằng việc đặt GTA ra ngoài vòng pháp luật.
7/
Như đã nói với các bạn, các tựa game của Rockstar sẽ xuất hiện tới vài lần trong danh sách này mà. Bully, tức "Bắt nạt" ra mắt vào năm 2006 lấy bối cảnh trường học, bạn sẽ vào vai một cậu học sinh quậy phá, rắn mặt hòa nhập vào cuộc sống học đường và có thể bày những trò nghịch phá tai ác, bắt nạt bạn bè như mình muốn. Và cũng như nhiều tựa game khác của Rockstar, hứng chịu hàng đống chỉ trích về phía mình do nội dung đầy tranh cãi.
Tuy nhiên tại tỉnh Rio Grande do Sul, phía cực nam Brazil, chính quyền sở tại quyết định cấm thẳng tay Bully luôn do đặt bối cảnh trường học cùng nội dung "có tiềm năng gây hại" tới giới trẻ, các em nhỏ, thiếu niên. Mua bán hay sở hữu tựa game này sẽ khiến bạn phải nhận án pahtj 1000 reals Brazil đó.
8/
Tựa game ra mắt bởi EA vào năm 2006 này thì rất là lành hiền như cả series nó vốn như vậy rồi, nó không quá bạo lực, thô tục hay nhảm nhí gì cả. Chỉ đơn giản là nội dung bao gồm việc làm... nổ tung một quốc gia nào đấy rồi bị nước đó cấm thôi. Và quốc gia hãm tài, nhạy cảm đó chính là CHND Trung Quốc.
Chả là ngay từ khi mở màn phần chơi chiến dịch, bạn đã được chứng kiến một khung cảnh cháy nổ đầy mãn nhãn với một đầu đạn hạt nhân được kích nổ tại... Bắc Kinh, sau đó là Đạp Tam Hiệp cũng tan tành theo khói bụi luôn. Tất nhiên chuyện các bối cảnh thủ đô, thành phố lớn bị phá hủy cũng không có gì là lạ cả, tỉ như G.I Joe, Independence Day: Resurgence từng làm sụp cả tháp Effiel, hủy diệt London... vậy đó. Nhưng như đã nói, do quá hãm tài và nhạy cảm nên Trung Quốc đã quyết định ra lệnh cấm bán cả series game Command & Conquer tại nước này luôn.
9/
Các bạn đã thấy những tựa game bị ban đầy chính đáng, và cả những tựa game bị ban vì lí do kì quặc. Nhưng hẳn chưa lí do nào kì quặc như lí do khiến EA Sports MMA bị ban tại Đan Mạch. Tựa game này sẽ đưa bạn đến với những pha thi đấu đối kháng MMA trong lồng sắt. Dù có đánh giá tốt nhưng buồn thay doanh thu của EA Sports MMA lại không được cao cho lắm. Đây là một tựa game thể thao, dù lấy bối cánh đối kháng tay đôi của MMA nhưng nó cũng không quá bạo lực hay máu me gì cho lắm. Vậy nhưng EA Sports MMA lại bị cấm phát hành tại Đan Mạch bởi... nước tăng lực trong trò chơi.
Chả là EA Sports MMA có nhận quảng cáo một số nhãn hiệu nước tăng lực có chứa đường và Caffein, và như vậy là trái luật pháp sở tại ở Đan Mạch. Thế nhưng khá kì lạ là thay vì chỉnh sửa lại vài cái quảng cáo để được phát hành tại Đan Mạch thì EA lại chọn cứ để nó bị ban khỏi phải bán luôn.
10/
Tựa game nào mà có thể bị cấm bán ngay ở Mỹ, một quốc gia nổi tiếng là thoáng và tự do cơ chứ? Đó là The Guy Game, phát hành năm 2004 bởi Top Heavy Studio tựa game duy nhất bị cấm lưu hành tại Mỹ. Nội dung của nó thì cũng nhảm nhí vớ vẩn thôi, bạn sẽ được đặt vào các mẩu hội thoại khác nhau và nếu trả lời đúng thì phần thưởng sẽ là được xem các cô gái trẻ nóng bỏng... cởi áo ra khoe ngực.
Với Mỹ thì đây cũng không phải là chuyện gì lạ lung hay kinh thiên động địa gì cho lắm. Nhưng không may cho Top Heavy Studio đó là một trong những cô gái khoe ngực đó mới có 17 tuổi. Và ừ, Mỹ thì thoáng đấy nhưng họ bảo hộ quyền con người, quyền trẻ em rất là gay gắt đó ra, bạn cứ trông gương Minh Béo mới thử đặt chân lên Mỹ đã sa chân vào tù mà xem. Thế là Top Heavy Studio ngay lập tức bị kiện ra tòa án vì vi phạm luật về hành vi truyền bá hành động khiêu dâm của trẻ em. Phiên tòa kết thúc cấp kì bởi một thẩm phán tại Travis County, Texas, án phạt là toàn bộ các ấn phẩm của The Guy Game bị tịch thu, tựa game bị cấm vĩnh viễn và chìm vào quên lãng tại Mỹ.
11/
Cuối cùng và cũng là tiêu biểu nhất, R**elay! Dù đã censor rồi nhưng chắc các bạn cũng chả lạ gì tựa game này đâu nhỉ? Trong danh sách nói trên cũng có nhiều tựa game bị ban đơn thuần vì hiểu nhẩm, mâu thuẩn lạ kì về văn hóa... nhưng chắc chắn không phải tại R**elay, khi ra mắt vào năm 2006 bởi Studio tới từ Nhật Bản chuyên sản xuất các tựa game khiêu dâm, Illusion. R**elay đã nhanh chóng thổi bùng lên cơn báo chỉ trích đầy gay gắt khi cho bạn nhập vai một tên biến thái rình rập một bà mẹ và hai cô con gái rồi giở trò đồi bại với họ.
Với nội dung bệnh hoạn như vậy, R**elay nhanh chóng bị cấm bán tại hàng loạt quốc gia trên thế giới. Tiêu biểu như Argentina, Indonesia, New Zealand. Tại Mỹ thì tựa game này bị dán nhãn AO (Adult Only - chỉ dành cho người lớn) và chỉ có rất ít người có thể chạm tay vào tựa game rẻ tiền này.
Theo Game4V
Số phận hẩm hiu của cảnh sát trong GTA Cùng với bác sĩ, cảnh sát chắc chắn là nghề khốn khổ nhất trong thế giới các tựa game GTA. Nếu không phải nhân vật chính thì toàn bộ cư dân thành phố trong các tựa game GTA thật tội nghiệp bởi họ phải đối mặt với nguy cơ mất mạng bất kì lúc nào vì những trò quậy phá của game thủ....