Kiểm tra xe khách, CSGT phát hiện đối tượng bị truy nã
Trong lúc kiểm tra xe khách, lực lượng CSGT (Công an tỉnh Bình Định) đã phát hiện đối tượng Nguyễn Thị Phấn (SN 1991, trú tỉnh Đắk Lắk) đang bị truy nã về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Chiều nay (2.8), trung tá Ngô Đức Hoài- Phó trưởng phòng CSGT đường bộ – đường sắt Công an tỉnh Bình Định cho hay, đơn vị này vừa phối hợp với Công an tỉnh Bình Định bắt giữ đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, lúc 21h45 (ngày 1.8), trên tuyến QL1 (đoạn qua phường Nhơn Hòa, TX An Nhơn, Bình Định), tổ Tuần tra kiểm soát của Trạm CSGT Tuy Phước (thuộc Phòng CSGT đường bộ – đường sắt Công an tỉnh Bình Định) phối hợp cùng Tổ công tác của Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (Công an tỉnh Bình Định) tiến hành kiểm tra xe khách 43B – 020.50, do tài xế Nguyễn Thành Hậu (SN 1979, trú thôn 3, xã Ea Lê, huyện Ea Súp, Đắk Lắk) điều khiển theo hướng Bắc – Nam.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện đối tượng Nguyễn Thị Phấn (SN 1991, trú tỉnh Đắk Lắk) đang bị truy nã về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đối tượng Phấn (áo đen) làm việc với cơ quan chức năng.
Ngay sau đó, Tổ tuần tra kiểm soát đã di lý đối tượng, phương tiện về Trạm CSGT Tuy Phước và bàn giao cho Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (Công an tỉnh Bình Định) thụ lý theo quy định.
Theo điều tra ban đầu của Cơ quan công an, tại tỉnh Đắk Nông đối tượng Phấn tự xưng là người quen của lãnh đạo tỉnh và có khả năng xin việc vào các cơ quan nhà nước của tỉnh Đắk Nông. Lợi dụng lòng tin, đối tượng này lừa đảo chạy việc cho 2 người để chiếm đoạt số tiền 450 triệu đồng.
Video đang HOT
Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Theo Danviet
Lừa đảo chạy việc, chiếm đoạt gần 2 tỷ đồng của nhiều người
Vô công rồi nghề nhưng bằng tài khua môi, múa mép và lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của những người có nhu cầu xin việc, Phạm Thị Bình (44 tuổi, trú tại thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) đã lừa đảo, chiếm đoạt số tiền lên tới gần 2 tỷ đồng của nhiều người.
Tháng 3-2015, Bình đến cửa hàng của chị Hương ở khu phố 3, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái mua hàng. Qua trò chuyện, chị Hương chia sẻ với Bình về việc có cô con gái đã tốt nghiệp Đại học tài chính ngân hàng nhưng chưa xin được việc làm... Nghe vậy, Bình nói chị ta có quan hệ với nhiều người, có thể giúp được gia đình chị Hương.
Khoảng một tháng sau, Bình chủ động gặp vợ chồng chị Hương, nói rằng có một chỉ tiêu làm ở BHXH tỉnh Lào Cai, chi phí xin việc là 250 triệu đồng. Nhưng nếu muốn xin cho cháu Thảo (con gái chị Hương) vào làm việc thì phải chuyển hộ khẩu lên Lào Cai, chi phí chuyển khẩu là 15 triệu đồng...
Chỉ bằng những lời nói của Bình, không có sự kiểm chứng nhưng chị Hương và gia đình đã tin tưởng, đưa cho đối tượng này 15 triệu đồng. Sau khi nhận tiền, Bình viết giấy biên nhận và giấy vay tiền. Đến ngày 17-4-2015, Bình yêu cầu chị Hương chuyển 250 triệu đồng, chị Hương thỏa thuận đặt cọc trước 150 triệu đồng, Bình đồng ý và cũng viết giấy vay nhận.
Trong khi chưa xin được việc cho con gái chị Hương thì ngày 22-5-2015, Bình nói với nạn nhân có một chỉ tiêu đi học tại Trường quân sự Ấp Bắc, tỉnh Yên Bái... Nếu muốn xin cho con trai là Phạm Trung Thành thì chị Hương phải chuyển thêm 250 triệu đồng.
Với thời gian ngắn, cùng lúc phải lo cho hai đứa con chị Hương không thể xoay sở được nên đã đưa trước cho Bình 20 triệu đồng.
Đối tượng Phạm Thị Bình
Sau khi chị Hương đưa thêm mấy lần tiền, Bình hẹn đến ngày 30-12-2015, cháu Thảo sẽ có quyết định chính thức đi làm và cháu Thành vào học tại Trường Ấp Bắc. Đến khoảng tháng 10-2015, Bình đưa cháu Thảo đến xin học việc tại BHXH tỉnh Lào Cai nhưng đối tượng không nói cụ thể đây là học việc.
Về phần gia đình nạn nhân, khi nhận tin ấy, họ vỡ òa trong hạnh phúc vì tin chắc con mình đã có một chỉ tiêu biên chế... Song niềm vui ngắn chẳng tầy gang, sau 3 tháng, cháu Thảo chấm dứt hợp đồng. Thế nhưng, họ vẫn tiếp tục bị những lời nói dối của Bình mê hoặc.
Khoảng tháng 3-2016, Bình nói với chị Hương không xin được cho cháu Thành vào học ở Trường quân sự Ấp Bắc, hứa hẹn sẽ trả lại số tiền đã nhận xin việc. Riêng trường hợp của con gái chị Hương, đối tượng yêu cầu tiếp tục chờ đợi... Sau đó, chị Hương nhiều lần đòi tiền thì Bình trả được 50 triệu đồng.
Đến ngày 1-6-2016, Bình lại viết giấy hẹn đến ngày 30-6-2016, cháu Thành sẽ có quyết định nhập học và yêu cầu chị Hương đưa cho Bình thêm 50 triệu đồng. Một lần nữa, chị Hương lại tiếp tục làm theo, đưa cho đối tượng này 20 triệu đồng...
Với các nạn nhân có nhu cầu xin việc vào bệnh viện, Bình cũng dùng thủ đoạn tương tự. Trên thực tế, họ đều vào bệnh viện để thực tập chứ không phải được vào biên chế. Nghĩ đến hoàn cảnh của gia đình mình, chị Nguyễn Thị Hoa (trú tại Mậu A, Văn Yên, Yên Bái), nạn nhân của vụ lừa đảo không khỏi tức giận.
Để chiếm đoạt tiền của gia đình chị Hoa, Bình hứa chắc như đinh đóng cột sẽ xin biên chế chính thức cho con gái chị vào làm việc ở Bệnh viện 500 giường Lào Cai. Sau 3 tháng thử việc, con gái trở về nhà, chị Hoa mới biết được bộ mặt thật của Bình thì đã quá muộn...
Tiếp nhận đơn trình báo, Phòng PC 44 Công an tỉnh Yên Bái tiến hành thu thập lời khai của người bị hại. Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, Phòng PC 44 đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam Bình về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trong vụ án này, có trường hợp hai anh em trong cùng một gia đình ở Lai Châu đều trở thành nạn nhân của Bình.
Đó là trường hợp của ông Đoàn Xuân Thưởng (69 tuổi) và Phạm Thị Uy (65 tuổi), ở thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Bình đến nghỉ trọ tại nhà của vợ chồng ông Thưởng sau đó giới thiệu có thể xin được việc làm cho cháu ông vừa tốt nghiệp trường sư phạm.
Chỉ một lời nói đơn giản của một khách qua đường, gia đình nạn nhân đã đưa cho Bình 70 triệu đồng. Trong khi Bình chưa làm được việc thì ông Thường lại nói chuyện với em trai là Đoàn Trường Thọ (ở khu 2, thị trấn Than Uyên) để xin cho cho con gái vào làm biên chế tại Phòng Tài nguyên môi trường huyện Than Uyên và đưa thêm cho đối tượng này 178 triệu đồng. Hầu hết khoản tiền trên là do gia đình ky cóp, vay mượn của những người thân quen..
Về phần Bình, chị ta khai rằng toàn bộ số tiền chiếm đoạt được đều dùng vào việc chi tiêu cá nhân và chữa bệnh, không có khả năng chi trả.
Theo Xuân Mai
(báo Công an Nhân dân)
Du khách Trung Quốc rút hàng trăm triệu bằng thẻ ATM giả Mang theo nhiều thẻ ATM giả nhập cảnh Việt Nam, Vĩ chiếm đoạt tiền của các ngân hàng tại Hải Dương. Wei Shun Xiang bị nhà chức trách Việt Nam cáo buộc sử dụng hành loạt các thẻ ATM giải để chiếm đoạt tiền của các ngân hàng trong nước. Wei Shun Xiang (tức Vĩ Thuận Tường, 30 tuổi) trú tại thành phố...