Kiểm tra xác ướp pharaoh Tutankhamun, lộ nhiều sự thật ‘kinh thiên động địa’?
Năm 1922, lăng mộ của pharaoh Ai Cập Tutankhamun được tìm thấy nguyên vẹn. Theo đó, xác ướp pharaoh huyền thoại của nền văn minh Ai Cập này hé lộ nhiều sự thật gây sốc.
Vào tháng 11/1922, nhóm khảo cổ do nhà Ai Cập học người Anh Howard Carter dẫn đầu tìm thấy lăng mộ của pharaoh Ai Cập Tutankhamun ở Thung lũng các vị vua. Đây là một trong những khám phá khảo cổ học vĩ đại nhất thế kỷ 20. Bên cạnh hàng nghìn cổ vật quý giá được tìm thấy trong lăng mộ, xác ướp pharaoh huyền thoại này khiến giới chuyên gia đi từ bất ngờ này đến kinh ngạc khác.
Cụ thể, sau khi xác ướp pharaoh Tutankhamun được đưa ra bên ngoài, các chuyên gia, nhà khoa học đã tiến hành các kiểm tra, phân tích ADN… nhằm làm sáng tỏ những bí ẩn về cuộc sống cũng như nguyên nhân tử vong của ông hoàng này.
Tutankhamun là vị pharaoh thuộc vương triều thứ 18 của Ai Cập. Ông lên ngôi năm 1333 trước Công nguyên, khi mới 9 tuổi. Ông có thời gian cai trị khá ngắn khi qua đời lúc khoảng 17 – 19 tuổi.
Kết quả chụp X-quang xác ướp Tutankhamun vào năm 1968 khiến các chuyên gia giật mình khi phát hiện không thấy “của quý” của nhà vua Ai Cập. Điều này dẫn tới một số đồn đoán cho rằng, cơ quan sinh dục của pharaoh Tutankhamun có thể đã bị đánh cắp và đem bán.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đến năm 2006, tiến sĩ Zahi Hawass, cựu lãnh đạo Hội đồng tối cao Ai Cập về cổ vật, thông báo đã tái tìm thấy “của quý” của Tutankhamun bị chôn vùi trong cát xung quanh xác ướp khoảng 3.300 tuổi.
Tiếp đến, bên trong xác ướp Tutankhamun không có trái tim. Điều này khác với mọi thành viên hoàng tộc còn lại trong vương triều thứ 18. Theo các nhà nghiên cứu, sự khác biệt này có thể xuất phát từ việc Tutankhamun muốn được ướp xác trông càng giống Osiris – vị thần cai quản thế giới cõi âm càng tốt.
Việc Tutankhamun được ướp xác mà không có trái tim trong cơ thể được cho là gợi nhắc câu chuyện thi hài thần Osiris. Vị thần này bị người anh em Seth giết, chia thi hài ra thành từng mảnh và chôn giấu trái tim ở nơi khác.
Tiếp đến, các chuyên gia phát hiện các bằng chứng trên xác ướp cho thấy Tutankhamun không phải là pharaoh tuấn tú, khỏe mạnh. Thay vào đó, ông hoàng có hàm răng hô, khuôn mặt lệch, một bàn chân bị vẹo, hông dị tật và mắc bệnh động kinh.
Các chuyên gia nhận định pharaoh Tutankhamun có cơ thể dị dạng như vật là hệ quả của giao phối cận huyết. Kết quả phân tích những mã di truyền DNA của gia đình nhà vua này cho thấy bố của ông là pharaoh Akhenaten và mẹ là chị em ruột của Akhenaten.
Cơ thể dị dạng do giao phối cận huyết là một trong những nguyên nhân dẫn đến cái chết của nhà vua Tutankhamun. Ngoài ra, dấu hiệu trên xác ướp cho thấy bệnh sốt rét cũng có thể là một lý do khiến ông chết trẻ.
Xác ướp Pharaoh không mở vải liệm suốt 150 năm, chuyên gia cũng tò mò
Năm 1881, các chuyên gia khảo cổ tìm thấy xác ướp pharaoh Ai Cập Amenhotep I ở Luxor. Từ đó đến nay, lớp vải niệm chưa từng được mở gây nhiều tò mò.
Thi hài pharaoh Ai Cập Amenhotep I là một trong số hàng trăm xác ướp được tìm thấy trong thế kỷ 19. Tuy nhiên, đây là xác ướp duy nhất chưa từng được mở lớp vải liệm kể từ khi phát hiện.
Cụ thể, vào năm 1881, xác ướp pharaoh Amenhotep I thuộc vương triều thứ 18 được tìm thấy trong lăng mộ ở Luxor, Ai Cập (nơi trước kia là Thebes).
Theo sử sách, pharaoh Amenhotep I trị vì Ai Cập từ năm 1525 trước Công nguyên - 1504 trước Công nguyên. Trong thời gian cai trị đất nước, nhà vua Ai Cập này mở rộng lãnh thổ tới phía bắc Sudan.
Các chuyên gia phát hiện xác ướp của pharaoh Amenhotep I được đặt trong ngôi mộ vào vương triều thứ 21 (khoảng năm 1070 trước Công nguyên - 945 trước Công nguyên) sau khi bị những kẻ trộm mộ cướp phá.
Nhóm nghiên cứu đứng đầu là nhà Ai Cập học người Pháp Gaston Maspero tìm thấy xác ướp của Amenhotep vào năm 1881. Kể từ đó đến nay, giới chuyên gia chưa từng mở lớp vải niệm xác ướp. Nguyên do là bởi xác ướp pharaoh Amenhotep I được bọc vô cùng tinh xảo nên các nhà nghiên cứu không muốn làm hư hại nó.
Giờ đây, với công nghệ chụp cắt lớp CT hiện đại, các chuyên gia không cần mở lớp vải niệm cũng có thể biết được tình trạng xác ướp. Những hình ảnh chụp cắt lớp cho thấy pharaoh Amenhotep I qua đời khi 35 tuổi. Ông sở hữu chiều cao 169 cm và có hàm răng chắc khỏe.
Bên dưới lớp vải liệm bọc thi hài pharaoh Amenhotep I là 30 bùa hộ mệnh, một thắt lưng bằng vàng độc đáo gắn những hạt vàng. Theo các chuyên gia, chúng có thể được dùng để hỗ trợ vị vua đã chết ở thế giới bên kia.
Do lăng mộ của pharaoh Amenhotep I từng bị trộm đột nhập nên thi hài của ông bị tổn hại một số phần. Các chuyên gia phát hiện vết gãy ở cổ, thành bụng phía trước, khớp ở bàn tay và chân phải bị tháo rời.
Khi phát hiện điều này, các thầy tu sử dụng nhựa cây để "sửa chữa" những tổn hại của xác ướp do kẻ trộm gây ra.
Kết quả chụp CT không tìm thấy bất kỳ vết thương nào hay biến dạng do bệnh tật gây ra. Từ đây, các chuyên gia vẫn chưa thể làm sáng tỏ nguyên nhân tử vong của pharaoh Amenhotep I.
Bất ngờ khi mở quan tài pharaoh 3.500 tuổi, '2 lần bị ướp xác' Các nhà khoa học đã dùng phương pháp "mở quan tài kỹ thuật số" để khám phá xác ướp pharaoh Amenhotep I nổi tiếng, và bị sốc khi nhận thấy kỹ thuật ướp xác cổ đại đã 2 lần được thực hiện trên cơ thể ông. Sau 3.500 năm yên nghỉ, pharaoh Amenhotep I nổi tiếng của Ai Cập đã được "đưa ra...