Kiểm tra xã đảo ở vịnh Vân Phong để xác minh thông tin về ‘cọc ghi tiếng Trung Quốc’
Sáng 23-6, chủ tịch huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) cho biết cơ quan chức năng đang kiểm tra cả xã Vạn Thạnh, ở vịnh Vân Phong để xác minh thông tin trên Facebook về việc người dân nhặt nhiều cọc nhựa khắc chữ Trung Quốc “Thổ địa giới tiêu”.
Hình ảnh cọc nhựa khắc chữ Trung Quốc đăng trên Facebook cá nhân Mai Thanh Hải cho là người dân đã nhặt được tại bán đảo Đầm Môn, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa)
Ông Đàm Ngọc Quang – chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh – cho biết hiện tại các đơn vị chức năng đang kiểm tra cả xã đảo Vạn Thạnh, trên bán đảo Đầm Môn nằm trong vịnh Vân Phong (Khánh Hòa), để xác minh thông tin một cá nhân vừa đưa lên Facebook về việc có người dân ở xã này nhặt được nhiều cọc nhựa có khắc chữ Trung Quốc.
Theo ông Quang, vì trên Facebook đưa thông tin chung chung, không nêu cụ thể về chủ nhà nhặt được các cọc nhựa đó, nên phải kiểm tra cả xã và “hiện tại chưa tìm thấy”.
Còn trên Facebook Mai Thanh Hải đưa thông tin khi “ghé bán đảo Đầm Môn (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) đã tròn mắt khi thấy vật thể là lạ, cao khoảng 40cm, làm bằng nhựa đặc, hình thù nom giống cái cọc tiêu, 4 mặt và trên đỉnh cọc khắc chữ Trung Quốc rõ ràng rành mạch “Thổ địa giới tiêu” (mốc giới đất đai)”.
Cũng theo thông tin trên, ông chủ nhà (ở Đầm Môn) còn cho biết “mấy thứ này dạt vô bãi cát miết. Bà vợ tui nhặt, đóng xuống cát làm cọc để buộc dây bò, làm hàng rào chắn gà vịt khỏi vào phá vườn… cũng tiện ra phết!”.
Video đang HOT
Tuy nhiên theo ông Đàm Ngọc Quang, “thực tế lâu nay ở địa phương không thấy tình trạng đó”.
Thủ tướng: Tận dụng cơ hội phòng, chống đại dịch Covid-19 để chuyển đổi số
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất các nước cần tận dụng cơ hội phòng, chống đại dịch Covid-19 để chuyển đổi số với trọng tâm là công nghệ số tới Hội nghị thượng đỉnh thương mại dịch vụ toàn cầu năm 2021 tại Trung Quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh NHẬT BẮC
Nhận lời mời của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tối 2.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu theo hình thức ghi hình tại Hội nghị thượng đỉnh thương mại dịch vụ toàn cầu năm 2021, do Bộ Thương mại Trung Quốc và Chính quyền thành phố Bắc Kinh đồng tổ chức.
70% dân số Việt Nam sử dụng internet
Đánh giá cao việc lãnh đạo các nước tham dự hội nghị với chủ đề "Số hóa mở ra tương lai, dịch vụ thúc đẩy phát triển" năm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, trong bối cảnh các nước đang chịu tác động cộng hưởng của đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và sự cạn kiệt tài nguyên, việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ số sẽ là chìa khóa quan trọng hỗ trợ các nước chuyển đổi mô hình tăng trưởng, khai thác tốt hơn các nguồn lực, thúc đẩy lưu chuyển dòng vốn, hàng hóa và dịch vụ, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế, bảo đảm phát triển bền vững, bao trùm và toàn diện.
Thủ tướng cho biết, Việt Nam là nền kinh tế phát triển năng động trong ASEAN, có mạng lưới 17 Hiệp định thương mại tự do với trên 60 đối tác, thị trường nội địa gần 100 triệu dân, trong đó dân số trẻ chiếm tỷ lệ cao, thích ứng nhanh với công nghệ số, tiềm năng phát triển kinh tế số của Việt Nam là hết sức to lớn.
"Việt Nam có khoảng 70% dân số sử dụng internet, là một trong những nước có tốc độ phát triển công nghệ số cao nhất thế giới", Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, Việt Nam luôn mong đợi hợp tác phát triển kinh tế số sẽ được đặt ở vị trí xứng đáng, trở thành nội dung trọng tâm trong hợp tác với các nước và trong quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc.
Việt Nam sẵn sàng cùng Trung Quốc và các nước thúc đẩy quan hệ thương mại dịch vụ nói chung và kinh tế số nói riêng không ngừng phát triển theo hướng cởi mở, bao trùm, bền vững, tôn trọng, bình đẳng, nhân văn, cùng có lợi; đóng góp vào sự phát triển của mỗi nước và đem lại lợi ích thiết thực cho khu vực và toàn cầu.
Chuyển đổi số với trọng tâm là công nghệ số
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề xuất các nước cần tận dụng cơ hội phòng, chống đại dịch Covid-19 để chuyển đổi số với trọng tâm là công nghệ số nhằm đẩy nhanh hoàn thành Mục tiêu phát triển bền vững 2030 của Liên Hiệp Quốc.
Thủ tướng cũng kiến nghị cần tăng cường hơn nữa vai trò của các thỏa thuận quốc tế trong hợp tác về công nghệ số và kinh tế số.
Các thỏa thuận này, bên cạnh việc thúc đẩy công nghệ số và kinh tế số phát triển, cần quan tâm thỏa đáng tới nhu cầu chính đáng của các nước trong việc bảo đảm an toàn, an ninh mạng, bảo đảm quyền riêng tư cũng như chống độc quyền và xóa bỏ sự bất bình đẳng trong thực hiện các nghĩa vụ thuế.
"Chúng tôi đánh giá cao các ý tưởng và hiện thực hóa của Trung Quốc trong lĩnh vực này, sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc cũng như các nước để xây dựng khung pháp lý phù hợp, giúp cho kinh tế số phát triển mạnh mẽ nhưng đúng hướng, sâu rộng, hiệu quả và hài hòa với lợi ích chung của toàn xã hội", Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng kiến nghị, chú trọng đến hợp tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học công nghệ; góp phần hỗ trợ người lao động từng bước thích ứng với công nghệ số.
Bên cạnh đó, phát huy vai trò của công nghệ số trong thuận lợi hóa thương mại, nhất là lưu chuyển hàng hóa bằng vận tải đa phương thức, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân, bảo đảm cho chuỗi cung ứng không bị gián đoạn trong bối cảnh dịch Covid-19.
Thủ tướng cũng đề nghị tăng cường thương mại điện tử qua biên giới trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, qua đó giúp thúc đẩy xuất khẩu, nhất là xuất khẩu các loại nông thủy sản có tính thời vụ.
Hội nghị thượng đỉnh thương mại dịch vụ toàn cầu năm 2021 có sự tham gia của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế.
Hội nghị là hoạt động chính trong khuôn khổ Hội chợ thương mại dịch vụ quốc tế Trung Quốc năm 2021. Đây là hội chợ quốc tế có quy mô lớn nhất trên thế giới trong lĩnh vực thương mại dịch vụ với sự tham gia của hơn 700 doanh nghiệp trong và ngoài Trung Quốc.
Bên cạnh hoạt động chính, hội chợ năm nay còn tổ chức 15 hội nghị, diễn đàn liên quan như Diễn đàn phát triển bền vững sinh thái toàn cầu, Diễn đàn trung hòa carbon... Đây cũng là lần đầu tiên doanh nghiệp Việt Nam tham gia theo cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sợi filament nhập khẩu Sau khi thực hiện điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester (sợi filament) có xuất xứ từ Indonesia, Malaysia, Trung Quốc và Ấn Độ, Bộ Công Thương đã chính thức ban hành quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với các sản phẩm này. Sản phẩm sợi filament...