Kiểm tra ung thư cổ tử cung
Không phải chỉ mới nghi ngờ là cho làm sinh thiết cổ tử cung, và không phải ai nhiễm vi rút HPV cũng đều chuyển thành ung thư cổ tử cung.
Một ca khám phụ khoa (ảnh chỉ có tính minh họa) -Ảnh: Shutterstock
Tháng 4 vừa qua, trong đợt cơ quan chị N. (ở TP.HCM) tổ chức khám sức khỏe định kỳ, ở phần kiểm tra phụ khoa, chị N. được chẩn đoán viêm cổ tử cung. Bác sĩ có ghi phiếu đề nghị làm sinh thiết cổ tử cung. Nghe đến sinh thiết thấy lo, chị N. hỏi lại bác sĩ chuyên sản phụ khoa, thì được tư vấn là chưa cần đến sinh thiết, mà làm từng bước. Theo bác sĩ này thì kết quả của chị N. chỉ là tổn thương trong biểu mô cổ tử cung mức độ thấp, những trường hợp này là do nhiễm HPV, và 80% trường hợp sẽ tự hồi phục do cơ thể tự đề kháng. Cần làm tiếp theo là soi cổ tử cung và có thể làm xét nghiệm HPV. Nếu soi cổ tử cung có vùng nghi ngờ thì mới sinh thiết; còn nếu không có bất thường thì không cần sinh thiết, mà theo dõi thêm định kỳ bằng xét nghiệm PAP và HPV (nếu có thể) theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Theo bác sĩ Lê Quang Thanh (Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM), tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung đứng hàng thứ hai trong ung thư về phụ khoa; mỗi năm có khoảng 5.100 ca mắc mới, và 2.400 ca tử vong. Đây là tổn thương ác tính tại cổ tử cung, và có những biểu hiện như chồi, sùi, loét, dễ chảy máu, tiết dịch hôi… Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh là: do vi rút HPV, một số chủng HPV gây bệnh mụn cóc và sùi mào gà, tuổi tác (thường gặp nhiều ở người từ 45 – 50 tuổi).
Mặc dù hơn 90% ca ung thư cổ tử cung là do HPV (trong đó chiếm phần lớn là HPV tuýp 16 và 18), tuy nhiên không phải ai nhiễm HPV cũng đưa đến ung thư, mà 80% số nhiễm HPV sẽ tự khỏi bệnh. Bình quân sau nhiễm HPV 10 – 15 năm thì mới xuất hiện tổn thương ung thư cổ tử cung (nếu có). Việc lây nhiễm HPV là do tình dục không an toàn, quan hệ tình dục sớm, và có nhiều bạn tình. Nam giới cũng nhiễm HPV và có thể lây cho phụ nữ, chứ không chỉ phụ nữ mới nhiễm HPV. Ngoài đường tình dục thì HPV còn lây qua các đường khác như qua dụng cụ trong điều trị, đồ lót, em bé hít phải dịch tiết có HPV từ mẹ khi sinh…
Việc chẩn đoán sớm là để điều trị hiệu quả. Lâu nay, việc sàng lọc thường quy là dùng PAP (dùng que gòn phết lên cổ tử cung lấy dịch rồi phết lên lam kính để tìm bệnh; sau này làm xét nghiệm HPV DNA. Khi kết quả PAP hoặc xét nghiệm HPV bất thường (hoặc cả hai cùng bất thường), nghi ngờ thì sẽ làm tiếp soi cổ tử cung. Nếu soi phát hiện tổn thương thì mới làm sinh thiết. Nếu kết quả sinh thiết dương tính thì tiến hành điều trị. Nếu kết quả soi cổ tử cung âm tính thì một năm sau đánh giá lại bằng PAP và xét nghiệm HPV. Theo bác sĩ Lê Quang Thanh, cũng có thể làm sàng lọc bằng bộ đôi cả PAP và xét nghiệm HPV để tăng độ chính xác, nếu cả hai cùng âm tính thì 3 – 5 năm sau mới cần kiểm tra lại.
Thanh Tùng
Theo TNO
5 điều chị em nên biết về ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng được coi là một "sát thủ giấu mặt" lấy đi mạng sống của không ít phụ nữ.
Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI: National Cancer Institute) ước tính 22.280 phụ nữ Mỹ được chẩn đoán ung thư buồng trứng trong năm 2013, và 15.500 phụ nữ chết vì căn bệnh này.
Video đang HOT
Những con số
Ung thư buồng trứng thường được chẩn đoán ở phụ nữ da trắng cao hơn so với phụ nữ thuộc các chủng tộc khác. Tại Mỹ, có 13,4 trường hợp trong 100.000 phụ nữ da trắng được chẩn đoán mắc UTBT hàng năm, 11,3 trường hợp trên 100.000 phụ nữ Tây Ban Nha, và 9,8 trường hợp trên 100.000 phụ nữ da đen hoặc châu Á.
Tỷ lệ sống 5 năm khi mắc ung thư buồng trứng là 43,7 %, nhưng tỷ lệ sống rất khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn mà một người phụ nữ được chẩn đoán. Theo NCI, 91,5 % bệnh nhân được chẩn đoán bệnh trước khi ung thư lan ra sẽ sống thêm được ít nhất là 5 năm, trong khi chỉ có 26,9% những người được chẩn đoán sau khi ung thư đã lan đến các bộ phận khác trong cơ thể tồn tại được 5 năm.
Yếu tố nguy cơ ung thư buồng trứng
Theo NCI, các yếu tố nguy cơ lớn nhất cho phát triển ung thư buồng trứng là tiền sử gia đình. Phụ nữ sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc ung thư buồng trứng tăng gấp ba lần nếu họ có chị em/ mẹ/ hay con gái gặp vấn đề với ung thư buồng trứng.
Một lý do khiến nguy cơ UTBT có cơ hội di truyền trong gia đình là một số gia đình có thể bị biến đổi phiên bản của gen BRCA1 và BRCA2. Những đột biến này làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng của một người phụ nữ: 15-40% phụ nữ có một gen BRCA1 hoặc BRCA2 đột biến sẽ được chẩn đoán ung thư buồng trứng trong cuộc đời họ, trong khi đó chỉ 1,4% phụ nữ trong dân số nói chung sẽ được chẩn đoán là UTBT. Phụ nữ có đột biến BRCA1 hoặc BRCA2 thường phát triển ung thư buồng trứng trước tuổi 50.
Tuy nhiên, vẫn còn 85 đến 90% trường hợp ung thư buồng trứng không có liên kết di truyền rõ ràng.
Thuốc kiểm soát sinh, liệu pháp thay thế hormone sau khi mãn kinh, và béo phì cũng có liên quan với nguy cơ gia tăng của bệnh. Nhìn chung, nguy cơ bệnh tật của một người phụ nữ gia tăng theo tuổi tác.
Rụng trứng và ung thư buồng trứng
Nguy cơ ung thư buồng trứng ở nữ giới dường như tăng lên so với số lượng trứng rụng. Trong quá trình rụng trứng, một trứng được giải phóng từ buồng trứng và bị cuốn vào ống dẫn trứng - và nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các chất lỏng thoát ra từ buồng trứng cùng với trứng chứa yếu tố tăng trưởng và các phân tử khác gây tổn hại DNA của các tế bào ống dẫn trứng gần đó, Tiến sĩ Ronny Drapkin, một trợ lý giáo sư bệnh lý học tại Trường Y Harvard cho biết.
Hơn nữa, bằng chứng cho thấy bệnh ung thư buồng trứng nguy hiểm, được gọi là ung thư huyết thanh cao cấp, thực sự bắt đầu khi các tế bào ở đầu của ống dẫn trứng , không tế bào trong buồng trứng tự biến thành ung thư.
Những phát hiện này giải thích các quan sát lâu nay rằng bất cứ điều gì làm giảm số lần rụng trứng của người phụ nữ cũng làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng của họ, Drapkin nói. Mang thai, cho con bú và thuốc kiểm soát sinh tạm thời đình chỉ tất cả các rụng trứng, và các nghiên cứu đã chứng minh được mối quan hệ của tất cả những yếu tố ấy giúp giảm nguy cơ ung thư buồng trứng như thế nào.
Triệu chứng của ung thư buồng trứng
Một trong những lý do ung thư buồng trứng rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu là những triệu chứng phổ biến của nó gần tương tự như khi bạn gặp các vấn để về tiêu hóa.
Dưới đây là một số triệu chứng của ung thư buồng trứng:
- Chướng bụng, đầy hơi
- Khó chịu hoặc đau vùng chậu
- Khó tiêu dai dẳng, xì hơi hoặc buồn nôn
- Thay đổi thói quen đi tiêu, chẳng hạn như táo bón hoặc nhu cầu thường xuyên đi tiểu
- Chán ăn hoặc nhanh chóng cảm thấy no
- Tăng chu vi bụng hoặc quần áo bỗng chật hơn ở xung quanh vòng eo của bạn
Trong một nghiên cứu, xuất bản năm 2004 trong Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ, các nhà nghiên cứu so sánh phụ nữ đến thăm một phòng khám y tế không có ung thư buồng trứng với những người đã mắc.
Họ nhận thấy rằng sự kết hợp của đau bụng, đau vùng chậu, đầy hơi, táo bón và tăng kích thước vòng bụng thì nghiêm khắc hơn đáng kể ở những phụ nữ bị ung thư buồng trứng. Ví dụ, 43% phụ nữ bị ung thư buồng trứng đã có một sự kết hợp của đầy hơi, tăng kích thước vòng bụng và các triệu chứng tiết niệu, nhưng chỉ có 8% phụ nữ không có những triệu chứng ung thư.
Xét nghiệm sàng lọc
Xét nghiệm sàng lọc đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc phát hiện ung thư buồng trứng. Khám phụ khoa kiểm tra vùng khung chậu được thực hiện bởi các bác sĩ có thể bao gồm kiểm tra buồng trứng, nhưng chúng thường không nắm bắt các khối u cho đến khi chúng đã phát triển lớn hơn.
Siêu âm qua ngả âm đạo, và các xét nghiệm máu đo mức độ của một phân tử được gọi là CA-125 đã được thử nghiệm.
Tuy nhiên, xét nghiệm này không phải là luôn chính xác và không đầy đủ cho chẩn đoán ung thư buồng trứng vì nó cũng tăng lên trong các bệnh lý không phải ung thư, chẳng hạn như bệnh lạc nội mạc tử cung và viêm ruột thừa. Ngoài ra, chụp X-quang hay quét CT, quét MRI cũng giúp tìm ra những dấu hiệu của bệnh ung thư ở các khu vực khác của cơ thể.
Nhưng so với tất cả thì phẫu thuật hoặc sinh thiết vẫn là thao tác cần thiết nhất giúp chẩn đoán tốt nhất các tế bào phát triển bất thường có phải là do ung thư có nguồn gốc từ buồng trứng hay không.
Trí Thức Trẻ
Nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho nữ công nhân Với mục đích "Vì một cộng đồng lao động trẻ, khỏe", nhãn hàng Dạ Hương - Công ty Dược phẩm Hoa Linh kết hợp thực hiện chương trình "Tư vấn, Khám phụ khoa và Sàng lọc sớm Ung thư cổ tử cung (UTCTC)" miễn phí cho nữ công nhân đang làm việc trong các nhà máy thuộc các khu, cụm công nghiệp trên...