Kiểm tra trạm Dầu Giây: Còn băn khoăn
Để bảo đảm khách quan, phải lắp đặt hệ thống camera giám sát kết nối trực tiếp với Tổng Cục đường bộ và phải được giám sát 24/24.
GS.TSKH Phạm Phố cho rằng, sự vào cuộc kịp thời của Tổng Cục đường bộ sau khi có sự cố cướp 2,2 tỉ đồng xảy ra tại trạm thu phí TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, ngày 7/2 (tức 3/1 Tết) sẽ giúp giải tỏa được nghi vấn gian dối trong hoạt động thu phí của nhà đầu tư, đồng thời cũng cho thấy công tác quản lý rất chặt chẽ, nghiêm minh.
Vẫn băn khoăn kiểm tra thu phí Dầu Giây. Ảnh: PLO
Vị GS chỉ rõ, thu phí là hoạt động liên quan tới rất nhiều vấn đề như: tổng vốn đầu tư của dự án, mức thu phí và thời gian thu phí. Thu phí càng cao, thời gian càng kéo dài nhà đầu tư càng có lợi.
Do đó, việc đánh giá đúng, đủ lượng phương tiện qua lại có vai trò rất quan trọng, làm cơ sở đối chiếu với nguồn thu chi theo báo cáo.
Từ báo cáo của Tổng Cục đường bộ, GS Phạm Phố đặt ra mấy vấn đề cần được làm rõ.
Thứ nhất, Tổng Cục đường bộ ra chỉ thị kiểm tra đột xuất trạm thu phí Dầu Giây nhưng lại thông báo rầm rộ trước khi kiểm tra 3 ngày và sau khi xảy ra vụ cướp là 10 ngày, liệu có ổn không? Việc đưa tin rầm rộ như vậy có khác nào “bứt dây động rừng”, đánh động cho nhà đầu tư chuẩn bị, hợp thức hóa giấy tờ, số liệu không?
“Cả nước mỗi năm có bao nhiêu vụ trốn thuế, doanh nghiệp thu nhiều nộp ít nhưng không xử lý được cũng vì doanh nghiệp lách luật, làm sai, làm khống chứng từ, hồ sơ. Liệu việc này có xảy ra tại các trạm thu phí không?
Nếu như vậy mà chỉ kiểm tra dựa trên sổ sách, ghi chép của nhà đầu tư thì tôi e khó có được một kết quả khác với sổ sách báo cáo của nhà đầu tư”, vị GS băn khoăn.
Video đang HOT
Cũng theo vị GS, dù là có sự tham gia của cơ quan công an, các cơ quan thanh tra và ngay cả khi Tổng Cục đường bộ làm việc thật sự nghiêm túc, nghiêm minh thì cũng không nên thông báo công khai trước chiến dịch kiểm tra, rồi mới đi kiểm tra.
Thứ hai, về dữ liệu thu phí, Tổng cục Đường bộ cho biết, hình ảnh, thông tin xe qua trạm phù hợp với video được lưu. Số lượng, hình ảnh, video xe qua trạm trong các ngày từ 28/1 đến ngày 8/2 phù hợp với báo cáo doanh thu trong ngày. Danh sách xe qua kiểm đếm trực tiếp trong các bảng đếm xe ngày 21/2 phù hợp với dữ liệu lưu trữ trong phần mềm giám sát hậu kiểm.
Số lượng xe đếm được, phân loại xe, mệnh giá thu trong công việc thực hiện đếm xe ngoài hiện trường khớp với số liệu của phần mềm giám sát hậu kiểm. Kết quả đối chiếu kiểm tra số lượng xe đếm được, phân loại xe, mệnh giá thu, doanh thu báo cáo trong 8 ca từ ca 2 ngày 4/2 đến hết ca 3 ngày 6/2 là trùng khớp.
Tuy nhiên, kết luận cũng yêu cầu VEC phải khắc phục ngay lỗi không đồng bộ thời gian của các video làn, video cabin và video toàn cảnh. Như vậy là có sơ hở.
“Vì sao lại có việc không đồng bộ thời gian của các video làn, video cabin và video toàn cảnh? Nguyên nhân đã được tìm hiểu và xem xét thế nào?
Tất nhiên sẽ có hàng nghìn lý do có thể đưa ra để giải thích như do mất điện, do sơ xuất, do thiếu trách nhiệm nên không sao lưu, quên sao lưu… nhưng đó có phải là những lý do thuyết phục không?
Quan trọng hơn, việc không đồng bộ thời gian của các video có tác động thế nào tới kết quả sao lưu trong sổ sách, giấy tờ của nhà đầu tư? Và như vậy cũng sẽ ảnh hưởng thế nào tới kết quả kiểm tra? Liệu có câu chuyện chênh lệch trong việc sao lưu các video đó không? Chuyện này rất quan trọng”, GS Phạm Phố đánh giá.
Thứ ba, Tổng cục cũng cho biết có thực hiện kiểm đếm thực tế xe qua trạm thu phí Dầu Giây trong hai ca (ca một và ca hai) vào ngày 21/2 để đối chiếu với dữ liệu thu phí trong phần mềm tại các làn (có các bảng đếm xe, có chữ ký xác nhận của người đếm và người kiểm tra trên hệ thống phần mềm giám sát, hậu kiểm). Và kết quả công bố cũng cho thấy, danh sách xe qua kiểm đếm trực tiếp phù hợp với dữ liệu lưu trữ trong phần mềm giám sát hậu kiểm.
Theo GS Phạm Phố, đây cũng lại một điểm nghi vấn rất khó hiểu.
“Cứ cho kết quả kiểm đếm thực tế là trùng khít với với dữ liệu lưu trữ trong phần mềm giám sát hậu kiểm nhưng kết quả kiểm đếm đó như thế nào? Số lượng xe qua lại là bao nhiêu, có phù hợp với báo cáo hay không?
Nên nhớ, những ngày trạm bị mất cắp là những ngày vào dịp Tết, lượng xe qua lại không thể so sánh với ngày thường, như vậy thì kiểm đếm thực tế vào thời điểm nào mới phù hợp?”, vị GS đặt câu hỏi.
Kiểm tra đột xuất trạm Dầu Giây: Kết quả trùng khít
Trên cơ sở những phân tích, vị GS cho rằng Tổng cục Đường bộ cần thực hiện lắp đặt các hệ thống giám sát tại các trạm thu phí, hệ thống camera giám sát phải được giám sát trực tiếp 24/24 từ cơ quan trực thuộc Tổng cục Đường bộ hoặc Bộ GTVT quản lý.
Bên cạnh đó, vị GS cũng đề nghị Bộ GTVT khẩn trương đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư bổ sung hệ thống thu phí điện tử tự động không dừng, buộc các nhà đầu tư lắp đặt đồng bộ, không thể tiếp tục trì hoãn, kéo dài thêm thời gian nữa.
“Cách làm nửa vời kiểu giao cho nhà đầu tư lắp đặt camera nhưng nhà đầu tư lại tự giám sát thì việc báo cáo thế nào nên thế ấy, đưa ra số liệu bao nhiêu sẽ là số liệu đó không có gì khó khăn cả. Phải thống nhất một cơ quan quản lý và phải được giám sát, quản lý từ trên”, GS Phạm Phố nhấn mạnh.
Lam Nguyên
Theo Danviet
VEC phải giải trình ngay việc không sao lưu đầy đủ dữ liệu video ở trạm Dầu Giây
Sau vụ bị cướp bằng súng 2,2 tỈ đồng tại trạm thu phí Dầu Giây của VEC E, dư luận luận nghi ngờ về gian dối trong phương án tài chính và Tổng cục Đường bộ đã tổ chức đợt kiểm tra đột xuất tại đây.
Sau 5 ngày làm việc, Tổng cục Đường bộ (Bộ Giao thông vận tải) đã công bố kết quả kiểm tra đột xuất về công tác tổ chức và hoạt động của trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ Dầu Giây.
Theo đó, thông báo của Tổng cục Đường bộ cho biết, đoàn kiểm tra đã kiểm tra hồ sơ thu phí tại trạm Dầu Giây trong 10 ngày (từ ngày 28-1 đến ngày 8-2). Kết quả kiểm tra cho thấy, hồ sơ lưu tại trạm thể hiện, trong 10 ngày trên, trạm thu được 13.271.810.000 đồng, trung bình một ngày đêm (3 ca) thu được 1.105.984.00 đồng. Trong tổng tiền thu được, đã nộp vào tài khoản của công ty mẹ VEC là 10.586.730.000 đồng; trong khi số tiền bị cướp đi là 2.220.000.000 đồng, và như vậy số tiền thu phí còn tồn trong quỹ 465.080.000 đồng.
Cùng với các số liệu trên, Tổng cục Đường bộ cũng kết luận rằng với kết quả kiểm tra tại đây, thể hiện các chứng từ được lập đầy đủ, quy trình hoạt động đúng theo quy định của Quy trình tổ chức hoạt động thu phí đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Trạm thu phí Dầu Giây (ảnh: NLĐ)
Từ đó, Tổng cục Đường bộ kết luận: Qua kiểm tra cho thấy các thông số trên là khớp với báo cáo của VEC về tình hình hoạt động thu phí tại đây.
Ngoài ra, từ ngày 1-1 đến 15-2, xảy ra một số sự cố nhỏ như nhân viên thu phí sơ suất phân loại sai loại xe, các trường hợp khách hàng làm mất thẻ... được lập biên bản giải quyết theo quy định.
Trong thông báo về kết luận đợt kiểm tra đột xuất, Tổng cục Đường bộ cũng đề nghị VEC khẩn trương thực hiện 4 vấn đề: Đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư bổ sung hệ thống thu phí điện tử tự động không dừng theo quy định của Chính phủ; thực hiện ngay việc công khai thông tin trên biển báo điện tử gắn tại khu vực nhà điều hành theo quy định của Bộ GTVT; khắc phục ngay lỗi không đồng bộ thời gian của các video làn, video cabin...; đồng thời báo cáo giải trình ngay việc không sao lưu đầy đủ dữ liệu video theo quy định của Bộ GTVT.
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, sáng 7-2 (mùng 3 Tết Kỷ Hợi), xảy ra vụ cướp bằng súng tại trạm thu phí Dầu Giây thuộc tuyến cao tốc TP HCM- LONG Thành- Dầu Giây do Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật Đường cao tốc Việt Nam (VEC E) quản lý. Số tiền bị cướp đi là 2.220.000.000 đồng. Dư luận sau đó nghi ngờ có gian dối phương án tài chính tại đây, và Tổng cục Đường bộ Việt Nam vào cuộc.
HOÀNG XUÂN
Theo nld.com.vn
Công bố kết quả kiểm tra trạm thu phí Dầu giây sau vụ cướp 2,2 tỷ Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa công bố kết quả kiểm tra đột xuất công tác thu phí tại trạm thu phí Dầu Giây thuộc tuyến cao tốc TP.HCM-Long Thành-Dầu Giây sau vụ cướp 2,2 tỷ đồng. Theo hồ sơ lưu tại Trạm, từ ngày 28.01 đến ngày 8.2.2019, Trạm Thu phí Dầu Giây thu được khoảng 13,270 tỷ đồng, trong đó...