Kiểm tra tình hình hạn hán tại Bình Thuận
Chiều ngày 24/5, Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm trưởng đoàn, đã đi kiểm tra một số công trình thủy lợi và vùng hạn tại tỉnh Bình Thuận.
Tiếp và làm việc với đoàn có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tuấn Phong và các Sở, ngành, địa phương liên quan.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra tiến độ thi công hồ chứa nước sông Lũy. Ảnh: Ngàn Phố.
Cụ thể, đoàn đã kiểm tra tại các hồ chứa gồm hồ Đá Bạc, hồ Lòng Sông, hồ Sông Lũy, hồ Sông Quao và một số vùng sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng do hạn hán thời gian qua trên địa bàn huyện Tuy Phong và huyện Bắc Bình.
Tại các địa điểm kiểm tra, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đã hỏi thăm, chia sẻ khó khăn tình hình hạn hán, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân địa phương trong thời gian qua. Đồng thời nhấn mạnh, hiện nay nắng nóng đang diễn ra gay gắt trên địa bàn các tỉnh Nam Trung Bộ nói chung và Bình Thuận nói riêng, cao hơn đỉnh hạn năm 2016. Từ đó, gây nên tình trạng hạn hán, thiếu nước sản xuất và sinh hoạt trầm trọng.
Video đang HOT
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đi kiểm tra tại một số địa phương tỉnh Bình Thuận bị khô hạn. Ảnh: K.Hằng.
Riêng tỉnh Bình Thuận, ngay từ đầu đã rất chủ động thực hiện các biện pháp, kể cả giãn, hoãn sản xuất mùa vụ, tính toán cân bằng nước để đảm bảo tối thiểu nhu cầu sử dụng nước. Đến thời điểm này cơ bản đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân, sản xuất công nghiệp, dịch vụ.
Tuy nhiên, Bình Thuận đã phải tạm ngưng trên 10.000 ha sản xuất nông nghiệp. Hiện nhu cầu sử dụng nước cao, nhưng lượng nước trữ tại các hồ chứa cạn kiệt, không đảm bảo. Do đó, Thứ trưởng đề nghị tất cả các hồ chứa thủy điện, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tăng cường lưu lượng xả nước để giải quyết tình hình hạn hán, trước mắt đến 30/6.
Về lâu dài, để cân đối nguồn nước cho các khu vực của Bình Thuận, nhất là các huyện phía Bắc, Bộ NN-PTNT sẽ bàn phương án với tỉnh để có kênh chuyển nước từ hồ sông Lũy về khu vực Tuy phong. Riêng các huyện phía Nam, cố gắng có hệ thống chuyển nước từ hồ Ka Pét cho các vùng hạn trên địa bàn. Đặc biệt, Bình Thuận cần thực hiện các giải pháp chuyển đổi nhanh cơ cấu cây trồng để phù hợp với điều kiện thời tiết…
Theo kế hoạch, sáng 25/5 Đoàn công tác sẽ có buổi làm việc với UBND tỉnh về tình hình hạn hán.
Tính đến ngày 23/5, lượng nước còn lại trong các hồ chứa trên toàn tỉnh chỉ còn 11,16 triệu m3/259 triệu m3, đạt 4,3%, lượng nước tại hồ thủy điện Đại Ninh còn 12,12 triệu m3/251,73 triệu m3, đạt 4,82%, lượng nước tại hồ thủy điện Hàm Thuận còn 103,11 triệu m3/522 triệu m3, đạt 19,73%.
Phú Yên: Hàng chục ngàn hecta cây trồng "khát" nước, nguy cơ mất trắng
Nắng nóng kéo dài suốt nhiều tháng qua khiến hàng ngàn hecta cây trồng tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên "khát" nước, nguy cơ mất trắng.
Thời điểm này, đến xã Ea Chang, huyện Sơn Hòa một màu xám ngắt bao phủ do nhiều loại cây trồng khô cháy. Mí Ve ở xã Ea Chang cho biết, nhà Mí có gần 1 hecta đất nông nghiệp, từ đầu năm đến nay đã xuống giống 1 lần mía, 1 lần mè, nhưng vẫn không có một cây nào mọc lên khỏi mặt đất vì từ cuối năm ngoái đến nay, trên địa bàn xã không có một cơn mưa.
"Tiền giống mất hết, chả còn gì. Đến cỏ cũng chết hết chứ nói gì đến cây trồng. Đồng bào ở đây ai cũng khổ, người nào cũng vậy", chị Mí Ve nói.
Nắng nóng khiến đồng khô cỏ cháy, cây mía mọc không lên khỏi mặt đất
Hàng ngàn hecta cây trồng khác như mía, sắn trên địa bàn huyện Sơn Hòa cũng rơi vào tình trạng tương tự. Nhiều hộ dân cho biết, thời tiết nắng nóng, nước ao, hồ trơ đáy nên cho dù đã nỗ lực tìm mọi nguồn nước để cứu cây trồng nhưng vẫn không đủ tưới.
Huyện Sơn Hòa có 22.000 hecta đất nông nghiệp, trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày. Thế nhưng, đến thời điểm hiện nay chưa tới 10% diện tích đất được xuống giống. Một số diện tích mía trồng được 3 tháng tuổi tiếp tục chết khô.
Dự báo năm nay, nắng nóng có thể xảy ra 7- 9 đợt và có khả năng xuất hiện 3 đến 5 đợt nắng nóng kéo dài. Tình hình thiếu nước, khô hạn là rất lớn. Do đó, công tác tưới vụ hè thu năm nay gặp nhiều khó khăn, nhất là các vùng có công trình thủy lợi nhỏ, ở xa nơi tưới, cuối nguồn nước. Ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, sẽ tổ chức các đoàn khảo sát đánh giá về thực trạng nguồn nước để có giải pháp phù hợp.
Nắng nóng, cây giống chờ mưa để xuống giống
"Trên cơ sở tập hợp đánh giá, nhu cầu cấp nước sinh hoạt cũng như trên cơ sở quy hoạch cấp nước vùng, chúng tôi cân đối trước hết là nước sinh hoạt, thứ 2 là nước tưới tiêu để cân đối cây trồng trong dài hạn. Ví dụ như đất lúa, vùng nào giữ bao nhiêu và chuyển bao nhiêu để đảm bảo nước tưới tiêu. Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống kênh mương ngầm chuyển sang đường ống để thuận lợi trong duy tu, bảo dưỡng và an toàn", ông Trần Hữu Thế cho biết thêm.
Mùa cá chốt đặc sản, câu ăn vài bữa rồi nhớ tới mấy chục năm Bình Thuận cứ vào tháng 7, tháng 8 âm lịch, trời mưa liên miên, nước ngập tràn ruộng đồng, sông suối. Quê tôi ở làng Xuân Phong (nay là xã Phong Nẫm) cách không xa trung tâm Phan Thiết. Vào mùa này, bọn trẻ choai chúng tôi cũng sắp vào mùa tựu trường, nên cố cho hết những ngày hè đáng nhớ vào...