Kiểm tra nồng độ cồn, “ma men” đem “chú Tư” ra dọa
Khi bị kiểm tra nồng độ cồn, nhiều “ ma men” liều lĩnh tăng ga bỏ chạy; gọi điện cho người thân, mang số điện thoại người quen ra hù dọa và cả đập mũ bảo hiểm xuống đường thách thức.
Tối 17-8, Đội Cảnh sát giao thông Tuần tra – Dẫn đoàn (PC67) đã phối hợp cùng lực lượng cảnh sát cơ động khu vực tổ chức đóng chốt trên đường Phạm Văn Đồng (gần khu vực cầu Bình Lợi, quận Bình Thạnh, TP HCM) ra quân kiểm tra nồng độ cồn của người đi xe máy.
Người tham gia giao thông sẽ được lực lượng yêu cầu tấp xe vào và kiểm tra nồng độ cồn bằng máy chuyên dụng.
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt 0.4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền 3,5 triệu đồng.
Nhiều trường hợp CSGT yêu cầu dừng xe kiểm tra nồng độ cồn đã tăng ga bỏ chạy. Lực lượng chức năng phải cử người đuổi theo yêu cầu trở lại chốt chặn để làm việc.
Nhiều người gọi điện thoại cho người thân, thậm chí viết ra số điện thoại những người quen để xin CSGT bỏ qua vi phạm
Video đang HOT
Không chỉ gọi điện cho người thân để xin CSGT, nhiều trường hợp còn gọi người thân tới chốt để xin xỏ, hù dọa lực lượng chức năng.
Một nam thanh niên sau khi được yêu cầu vào kiểm tra nồng độ cồn đã phản ứng mạnh, đập mũ bảo hiểm xuống đường nhằm thách thức lực lượng chức năng.
Người đàn ông tự ý bỏ xe đi khi lực lượng CSGT yêu cầu đo nồng độ cồn. Lực lượng chức năng phải vất vả để thuyết phục người này thực hiện đúng nguyên tắc.
Sau khi đo nồng độ cồn vượt mức quy định, có người bỏ xe đi về. Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra xe, số khung số máy lập biên bản với chữ ký của 2 nhân chứng.
Trong ngày đầu ra quân, đội CSGT đã lập biên bản vi phạm nồng độ cồn trong máu của hàng chục trường hợp. Thiếu tá Phan Văn Khôi – Phó Đội trưởng Đội CSGT Tuần tra – Dẫn đoàn cho biết đợt ra quân này nhằm hưởng ứng lễ ra quân kéo giảm tai nạn của toàn thành phố, hướng tới lễ Quốc khánh 2-9. Đợt ra quân không nhắm vào mục đích xử phạt người vi phạm mà hướng tới tuyên truyền ý thức tham gia giao thông cho người dân.
Theo Quốc Chiến (Người lao động)
Náo loạn đêm đầu CSGT chốt "ma men"
Một số ma men chống đối như bỏ chạy, cố thủ trong xe hoặc không chịu thổi vào máy đo nồng độ cồn.
Tối 16-8, Đội cảnh sát giao thông Rạch Chiếc cùng lực lượng cảnh sát cơ động, dân phòng lập chốt chặn ngay trạm thu phí trên xa lộ Hà Nội để kiểm tra nồng độ cồn của các tài xế xe tải, xe container và ô tô.
Để không gây ùn tắc giao thông, khi tài xế dừng lại ộp tiền cho nhân viên trạm thu phí, lực lượng chức năng sẽ mời thổi vào công cụ đo độ cồn để kiểm tra.
Lực lượng CSGT cũng trang bị loại máy kiểm tra nồng độ cồn kiểu mới. Thời gian kiểm tra nồng độ cồn chỉ diễn ra trong 30 giây và những tài xế được kiểm tra không cần phải ngậm ống thổi. Tài xế chỉ cần ghé miệng thổi là có thể phát hiện có chất cồn khi lưu thông.
Việc kiểm tra trở nên nhanh chóng và đơn giản, tiết kiệm thời gian cho tài xế, thì CSGT sẽ tiết kiệm được một số lượng lớn ống thổi. Và điều quan trọng hơn là cùng một thời gian, lượng người được kiểm tra nhiều hơn, qua đó, nhắc nhở người lái có ý thức không uống bia, rượu khi phải lái xe.
Những tài xế sau sau khi được kiểm tra có chất cồn khi lưu thông sẽ được yêu cầu tấp xe vào lề đường. Tại đây, tổ kiểm tra sẽ đo nồng độ cồn bằng phương pháp truyền thống, đảm bảo độ chính xác cao.
Theo Nghị định 46/CP, người điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/l khí thở (kể cả trường hợp không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ) sẽ bị phạt tiền từ 16 đến 18 triệu đồng. Phạt tiền từ 7 - 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/l khí thở.
Trong lúc kiểm tra xử lý, nhiều tài xế xin tha lỗi hoặc tỏ thái độ bất hợp tác như cố tình không thổi, không để cơ quan chức năng kiểm tra nồng độ cồn, có trường hơp "ma men" bỏ chạy, cố thủ trên xe khi thấy lực lượng chức năng chốt chặn. Gây ra cảnh náo loạn, tuy nhiên, lực lượng chức năng đã thuyết phục, kiên quyết xử lý lỗi vi phạm.
Những tài xế vi phạm nồng độ cồn khi lưu thông sẽ được lực lượng cảnh sát giao thông lập biên bản tại chỗ. Nhiều tài xế hối tiếc cho rằng mình lỡ uống hai chai bia để rồi phải chịu mức phạt nặng.
Ngay sau khi lập biên bản, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ cử người di chuyển phương tiện về bãi xe số 9. Theo đó, tài xế phải hoàn thành thủ tục xử phạt lỗi vi phạm, bị tước bằng lái 4 tháng, phương tiện giao thông cũng bị tạm giữ trong vòng 7 ngày.
Trong đêm đầu ra quân, lực lượng chức năng phát hiện 11 trường hợp vi phạm nồng dộ cồn gồm 2 tài xế xe đầu keo, 1 tài xế xe tai thung và 8 tài xế ôtô con. Trong đo 5 vu vượt qua 0,4mg/1 lit khi thơ, 2 vu chưa vượt qua 0,25mg/1 lit khi thơ và 4 vu vượt qua 0,25mg/1 lit khi thơ đên 0,4mg/1 lit khí thơ
Theo thông tin từ lực lượng CSGT quận 2, số lượng tai nạn thời gian gần đây tăng cao trên địa bàn quận 2 nói riêng và TP HCM nói chung thì phần lớn nguyên nhân là do người tham gia giao thông sử dụng nhiều rượu bia dẫn đến không làm chủ được tay lái.
Thiếu tá Nguyễn Văn Hội, Đội trưởng Đội CSGT Rạch Chiếc chia sẻ: "Hôm nay đội CSGT Rạch Chiếc chốt chặn xử lý tài xế vi phạ nồng độ cồn để hưởng ứng lễ ra quân của toàn thành phố về đấu tranh kéo giảm tai nạn giao thông". Theo đại diện đội CSGT Rạch Chiếc, thời gian tới đội sẽ tăng cường kiểm tra gắt gao hơn những trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn.
QUỐCI CHIẾN thực hiện
Theo_Người lao động
Náo loạn đêm đầu CSGT chốt "ma men" ở Sài Gòn Một số "ma men" chống đối như bỏ chạy, cố thủ trong xe hoặc không chịu thổi vào máy đo nồng độ cồn. Tối 16-8, Đội cảnh sát giao thông Rạch Chiếc cùng lực lượng cảnh sát cơ động, dân phòng lập chốt chặn ngay trạm thu phí trên xa lộ Hà Nội để kiểm tra nồng độ cồn của các tài xế...