Kiểm tra nhiều khu vực ở Hà Nội bị nhiễu sóng, tê liệt khóa thông minh
Sau khi cơ quan chức năng phát hiện “thủ phạm” gây nhiễu sóng tại P.Đồng Tâm, Q.Hai Bà Trưng ( Hà Nội) khiến ô tô, xe máy dùng khóa thông minh không thể hoạt động được, lại có thêm nhiều khu vực ở Hà Nội cũng gặp hiện tượng tương tự.
Theo ông Nguyễn Phương Đông, Giám đốc Trung tâm Tần số vô tuyến khu vực 1, Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ TT-TT), cho biết qua phản ánh của báo chí trong những ngày gần đây về hiện tượng ô tô, xe máy không mở được khóa thông minh, ngày 24.6, đơn vị này đã nhận thêm thông tin của người dân ở 3 điểm tại Hà Nội là đoạn phố Bùi Thị Xuân (Q.Hai Bà Trưng) sau Bệnh viện Mắt T.Ư; trước Bệnh viện Thu Cúc (trên phố Thụy Khuê), Q.Tây Hồ; ngã tư Quang Trung – Tràng Thi (Q.Hoàn Kiếm) cũng gặp phải tình trạng nhiễu sóng tương tự.
Trong ngày hôm nay 25.6, các chuyên gia sẽ kiểm tra một số khu vực tại Hà Nội được người dân phản ánh bị nhiễu sóng. Ảnh ĐÌNH HUY
Ông Đông cho hay: “Chiều 24.6, chúng tôi đã cử tổ nghiệp vụ đi khảo sát, kiểm tra ở khu vực phố Bùi Thị Xuân và Thụy Khuê. Tuy nhiên, do trời mưa to nên chưa có kết quả. Trong ngày hôm nay, các chuyên gia sẽ tiếp tục rà quét bằng các trang thiết bị kiểm soát vô tuyến điện, phát hiện và định vị chính xác nguồn gây nhiễu tại các tuyến phố người dân phản ánh”.
Kiểm tra nhiều khu vực ở Hà Nội bị nhiễu sóng, tê liệt khóa thông minh
Theo Giám đốc Trung tâm Tần số vô tuyến khu vực 1, đối với các thiết bị công suất thấp như điều kiển từ xa được miễn cấp phép sử dụng tần số vô tuyến điện nhưng vẫn phải có giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy để đảm bảo chất lượng.
Đối với thiết bị công suất lớn hơn như máy bộ đàm, đài truyền thanh không dây… ngoài giấy chứng nhận hợp chuẩn, khi phải đăng ký cấp phép với Cục Tần số. Các thiết bị này đều phải tuân theo các quy chuẩn về phát trạm vô tuyến, an toàn bức xạ…
Thiết bị điều khiển từ xa không rõ nguồn gốc gây nhiễu sóng khu vực phố Vọng được lực lượng chức năng thu giữ. Ảnh VIỆT HÙNG
Trước đó, theo phản ánh của Thanh Niên, gần đây hàng loạt xe máy, ô tô dùng khóa thông minh không nổ được máy tại khu vực phố Vọng (Q.Hai Bà Trưng). Các gia đình ở khu vực này đã làm đơn trình báo đến cơ quan chức năng.
Từ thông tin trên Báo Thanh Niên, các chuyên gia của Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 1 đến hiện trường kiểm tra và phát hiện nguồn gây nhiễu từ thiết bị điều khiển từ xa bằng vô tuyến để bật, tắt máy bơm nước tự động tại một hộ gia đình tại phố Vọng.
Nhiều phương tiện của người dân tại phố Vọng không thể khởi động được do bị nhiễu sóng làm tê liệt khóa thông minh. Ảnh ĐÌNH HUY
Thiết bị này, không rõ nguồn gốc, xuất xứ không có tem chứng nhận hợp quy, không đảm bảo quy định, đã gây nhiễu có hại trên băng tần dành cho thiết bị điều khiển từ xa để đóng mở cửa ô tô, khóa xe máy… tại khu vực xung quanh.
Cục Tần số vô tuyến điện khuyến cáo, người dân khi mua, bán thiết bị điều kiển từ xa cần lựa chọn thiết bị được chứng nhận hợp quy. Khi gặp hiện tượng bị nhiễu sóng có thể phản ánh qua số hotline của Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực I: (024)35564914.
Hà Nội: Thấy chốt kiểm tra nồng độ cồn, tài xế xe đẹp nhấn ga 'chạy trốn'
Chiếc ô tô Peugeot màu trắng, biển số 30F-386.XX, do một nam tài xế điều khiển, di chuyển theo hướng từ đường Lê Đức Thọ đi ngã tư Nguyễn Hoàng - Lê Đức Thọ, thì bất ngờ tăng ga bỏ chạy khi phát hiện chốt kiểm tra nồng độ cồn.
Theo ghi nhận của PV Infonet, vào đêm 19/12, tại khu vực ngã tư Nguyễn Hoàng, giao với Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), tổ công tác của Đội CSGT số 6 làm nhiệm vụ đã liên tiếp phát nhiều trường hợp hợp lái xe máy, tài xế ô tô có sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Đặc biệt, có cả trường hợp tài xế ô tô lái xe bỏ chạy khi phát hiện chốt kiểm tra nồng độ cồn.
Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) thông tin, hiện nay đang trong đợt cao điểm ra quân bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm 2022, đặc biệt là kiểm tra nồng độ cồn.
Cụ thể, vào lúc 20h45, chiếc ô tô Peugeot màu trắng, biển số 30F-386.XX, do một nam tài xế điều khiển, di chuyển theo hướng từ đường Lê Đức Thọ đi ngã tư Nguyễn Hoàng - Lê Đức Thọ, thì bất ngờ tăng ga bỏ chạy khi phát hiện chốt kiểm tra nồng độ cồn.
Nhận được tin báo, tổ công tác gồm 2 cán bộ của Đội CSGT số 6 đã sử dụng xe mô tô đặc chủng, đuổi theo chiếc xe ô tô có biểu hiện vi phạm. Quá trình "truy đuổi", lực lượng CSGT phát hiện chiếc ô tô kể trên đã lao vào một con hẻm cụt ở ngõ 89 Lê Đức Thọ (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm) thì dừng lại.
Tài xế xe Peugeot màu trắng, biển số 30F-386.XX nhấn ga bỏ chạy khi thấy lực lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn
Sau khi tiếp cận chiếc ô tô, có hai người đàn ông trên xe bước xuống nồng nặc mùi rượu bia. Lực lượng CSGT sau đó đã tiến hành đo nồng độ cồn với nam tài xế điều khiển xe.
Qua kiểm tra nồng độ cồn, nam tài xế có mức vi phạm 0,318 mg/ L khí thở. Lực lượng CSGT sau đó cũng đã đưa cả người và xe vi phạm về chốt để tiếp tục làm việc.
Tại chốt CSGT, nam tài xế ô tô được làm rõ là Trần Minh T. (43 tuổi, ở Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Tài xế T., đã thừa nhận có uống bia rồi lái xe, khi thấy lực lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn thì hoảng sợ.
Phân trần về hành vi bỏ chạy, khi phát hiện chốt kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng chức năng, tài xế T. cho biết: "Tôi đoán là có thổi nồng độ cồn nên hoảng rồi chạy thôi. Hôm nay tôi uống chưa hết 2 cốc bia".
Đại diện Đội CSGT số 6 cho biết, với mức vi phạm kể trên, lái xe T. sẽ bị tước GPLX 17 tháng, xử phạt số tiền là 17 triệu đồng. Ngoài ra, chiếc xe ô tô vi phạm sẽ bị tạm giữ trong vòng 7 ngày.
Quá trình 'chạy trốn', chiếc ô tô đã lao vào một con hẻm cụt ở ngõ 89 Lê Đức Thọ (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm) thì dừng lại.
Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra phường tiện và đo nồng độ cồn của tài xế.
Với lỗi vi phạm nồng độ còn chiếc ô tô Peugeot bị lực lượng chức năng tạm giữ trong vòng 7 ngày.
Lái xe T. sẽ bị tước GPLX 17 tháng, xử phạt số tiền là 17 triệu đồng.
Lực lượng chức năng thường xuyên đi tuần tra vào dịp cuối năm.
Trong ngày 19/12, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) thông tin, trong những ngày cuối tuần vừa qua, đã phát hiện nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn ở mức vượt kịch khung. Đáng chú ý, nhiều đối tượng mạo danh cán bộ cơ quan nhà nước xin bỏ qua vi phạm, làm xấu hình ảnh cán bộ, công chức, viên chức.
Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) khẳng định, với những trường hợp giả mạo cán bộ nhà nước, khi tới làm việc với cơ quan chức năng sẽ phải làm tường trình, làm rõ đơn vị công tác, cơ quan công an sẽ xác minh làm rõ, xử lý dấu hiệu khai báo giả mạo để xử lý nghiêm.
Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, qua thống kê, trong đợt cao điểm ra quân bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm 2022 và Tết Quý Mão 2023, cả nước đã phát hiện, xử lý gần 20.000 tài xế vi phạm nồng độ cồn chỉ trong 2 tuần (từ ngày 15/10 đến hết tháng 11/2022). Trung bình mỗi ngày, có hơn 1.400 tài xế bị xử lý. Con số này gấp 2,3 lần so với thời gian trước khi thực hiện cao điểm.
Nhân viên đường sắt bảo kê khách lậu, thu 'vé chui': Chiêu trò 'phù phép' Sau tuyến Hà Nội - Sài Gòn, chúng tôi tiếp tục lần tìm các đầu mối bán "vé chui" trên các chặng khác. Khi len lỏi sâu vào đường dây này đã phát hiện nhiều nhân viên từ soát vé, kiểm tra, giám sát móc nối với nhau, đảo toa, đổi ghế trên tàu; đưa khách qua cổng lên tàu, thu tiền... rất...