Kiểm tra mộ cổ bị đạo tặc đột nhập, các chuyên gia ‘thất kinh’ vì thứ nằm dưới mương gần đó: ‘Không thể tin nổi!’
Ngôi mộ hơn 2.000 năm tuổi này thực sự khiến các nhà khảo cổ “đau xót” không thôi!
Có một ngôi mộ quý tộc nhà Chu lần lượt bị trộm ở thành phố Kinh Môn, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Điều không may là nơi này bị hư hỏng nặng, thi thể bị kẻ trộm lôi ra khỏi quan tài và phơi nắng trong 39 ngày. Điều kỳ lạ là thi hài vẫn nguyên vẹn như xưa.
Từ đây, các chuyên gia khám phá ra nhiều bí ẩn chưa tìm thấy lời giải.
Những kẻ trộm mộ liều lĩnh
Vào đầu năm 1994, một số kẻ trộm mộ đã đào được một ngôi mộ nhà Chu trên cánh đồng ở thị trấn Kỷ Sơn, thành phố Kinh Môn, tỉnh Hồ Bắc. Chúng lấy đi các di vật văn hóa trong lăng mộ và lôi thi hài người phụ nữ ra khỏi quan tài rồi bỏ dưới mương.
Sau khi phân tích, các chuyên gia đây là lăng mộ của nhà Chu cách đây hơn 2.300 năm, vì ngôi mộ không được niêm phong và quy mô tương đối nhỏ nên có thể suy ra chủ nhân là một quý tộc cấp thấp.
Ngay sau đó họ đã tìm thấy thi thể của người này trong một hố bùn cách vụ cướp không xa. Việc tìm thấy thi thể khá nguyên vẹn trong ngôi mộ cổ vẫn có thể kéo lê sau cả nghìn năm bảo quản là một điều kỳ diệu.
Thi hài này đã được chôn trong lòng đất hơn 2.000 năm và bị “bỏ rơi” ở ngoài 39 ngày. Tuy nhiên, xác ướp không hề bị phân hủy và các khớp tay chân vẫn có thể cử động, bề mặt da còn có độ đàn hồi. Vì sao thi hài này có thể được bảo quản tốt như vậy sau hàng ngàn năm?
Xác ướp tuy không thối rữa nhưng đã bị kẻ trộm mộ làm hư hỏng rất nhiều, quần áo bị lột sạch, cắt tóc để lấy kẹp tóc trên đầu, da bị tổn thương và có những vết thắt cổ do sợi dây thừng để lại.
Thi hài này đã được chôn trong lòng đất hơn 2.000 năm và bị “bỏ rơi” ở ngoài 39 ngày. (Nguồn: QQ)
Video đang HOT
Chuyên gia đi tìm câu trả lời
Đoàn khảo cổ đã nhanh chóng tiến hành khai quật để nghiên cứu sâu thêm. Ngôi mộ có diện tích hơn 10 mét vuông này chỉ trong vòng hai ngày đã bị đào xuống đáy. Sau khi cạo sạch bùn và than còn sót lại, mọi người đều ngạc nhiên khi phát hiện ra chiếu trúc che phiến mộ cũng đã được bảo tồn.
Nhưng khi nắp buồng quan tài được mở ra, ai nấy đều cảm thấy hụt hẫng. Ngoại trừ một số mảnh gốm vỡ và một số mảnh sơn mài, không có di tích văn hóa quan trọng nào được khai quật. Sau đó, các chuyên gia lại một lần nữa tập trung vào thi thể người phụ nữ được khai quật.
Người phụ nữ sống tại thời Chiến Quốc, cách đây hơn 2.300 năm. Sau đó, các chuyên gia đã tiến hành giải phẫu tử thi. Kết quả cho thấy không chỉ các mô và cơ quan bên trong của tử thi được bảo quản tốt, mà vẫn có thể thấy các mạch máu và dây thần kinh.
Người phụ nữ này có nhóm máu AB. Trong ruột của xác ướp, các chuyên gia cũng phát hiện nhiều loại ký sinh trùng. Hầu như không có sự khác biệt nào so với hiện nay, đây cũng là loại trứng ký sinh trùng được phát hiện sớm nhất trong lịch sử loài người.
Không những thế, lúc mất người phụ nữ này khoảng 75 tuổi.
Vậy đâu là lý do khiến một xác chết không phân hủy ngay cả khi tiếp xúc với không khí trong khoảng thời gian hơn 2.300 năm?
Trong quá trình khai quật giải cứu, các chuyên gia đã tìm thấy một thứ tương tự như phù sa trong ngôi mộ. Qua các cuộc kiểm tra trong phòng thí nghiệm, người ta ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng thành phần của những phù sa này hóa ra lại là thuốc thảo dược của Trung Quốc.
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là sau hơn 2000 năm chôn sâu trong lòng đất, chúng đã không còn nguyên vẹn. Những dược liệu này không còn xác định được thành phần cụ thể.
Ngoài ra, còn có một nguyên nhân quan trọng khác khiến thi hài nữ thời Chiến Quốc có thể được lưu giữ đến ngày nay, đó chính là nước.
Nước trong lăng mộ không phải là nước tự nhiên mà là một loại nước tinh khiết hơn . Sau nhiều năm chôn cất, nước tự nhiên dần trở thành hơi nước không lẫn tạp chất thông qua tác động của chênh lệch nhiệt độ. Hơi nước này đã trở thành một lớp ngăn cách bảo vệ quan tài một cách vô hình.
Trong lần khai quật này, ngoài xác ướp người phụ nữ thời Chiến Quốc còn có bảy món bảo vật khác may mắn còn sót lại. Trong đó có một chiếc áo khoác và một con hổ ngồi trên lưng chim. Tuy nhiên, do mức độ hư hỏng khác nhau nên tên các di tích văn hóa quý giá này đã không còn nguyên vẹn.
Về danh tính của chủ nhân ngôi mộ, hiện vẫn chưa có thông tin. Các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu để tìm ra chân tướng cho ngôi mộ kỳ lạ này.
Nửa đêm nghe tiếng nổ váng trời, dân làng hoảng sợ chạy ra xem, chuyên gia mừng rỡ: 1.300 kho báu dưới lòng đất!
Phát hiện khảo cổ khó tin tại làng Hoành Sơn đã giúp "viết lại lịch sử" cả một thời kỳ tại Trung Quốc.
Vào năm 2004, một nhóm người lạ mặt bất ngờ xuất hiện tại làng Hoành Bắc thuộc Sơn Tây, Trung Quốc, ban đầu dân làng không chú ý đến nhóm người này, nhưng vào đêm hôm đó, một tiếng nổ vang trời đã đánh thức người dân trong làng.
Khi đến nơi xảy ra vụ nổ, dân làng phát hiện nhóm này chính là một hội đạo mộ và một ngôi mộ cổ trong làng đã bị chúng phá hủy. Hiện trường lộ ra cái hố rất lớn còn bọn trộm mộ đã bỏ chạy xa, không để lại dấu vết.
Những ngôi mộ cổ được khai quật (Nguồn: Sohu)
Sau khi sự việc xảy ra, người dân trong làng đã nhanh chóng gọi điện báo công an và liên hệ với phòng di tích văn hóa địa phương. Các nhà khảo cổ ngay lập tức tiến hành một cuộc khai quật giải cứu ngôi mộ. Tuy nhiên, ngôi mộ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và rất có thể bị sập bất cứ khi nào.
Việc khai quật được tiến hành khẩn trương, các nhà khảo cổ lắc đầu tiếc nuối khi phát hiện ra rất nhiều di vật văn hóa đã bị bọn trộm mộ đánh cắp. Song ngay sau đó, họ lại nhận ra đây là một tin vui.
Hóa ra, ngôi mộ cổ bị bọn trộm xâm phạm chỉ là 1 trong số 1.300 lăng trong quần thể mộ khổng lồ ở làng Hoành Bắc.
Nhóm khảo cổ nhanh chóng khám phá vào phía sâu bên trong lăng mộ lớn nhất trong quần thể này, sau hàng chục ngày làm việc liên tục, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra hàng vạn di vật văn hóa.
Hầu hết các di vật văn hóa được khai quật trong lăng mộ đều là đồ đồng. Vào thời nhà Thương, đồ đồng được coi là biểu tượng của sức mạnh. Chủ nhân ngôi mộ còn ghi lại những sự kiện quan trọng trong cuộc đời mình trên bình đồng.
Chủ nhân lăng mộ lớn là ai?
Dựa vào thông tin trên những món đồ đồng, đội khảo cổ xác định: Khu mộ lớn nhất trong quần thể là mộ hợp táng của Bành Bá (vua của nước Bành - Một nước chư hầu của nhà Tây Chu thời Xuân Thu) và vợ ông là Hoàng hậu Tất Cơ,
Trong sử sách Trung Quốc, có rất ít ghi chép về đất nước Bành, nên đồ đồng khai quật được đã tiết lộ lịch sử của đất nước này và văn hóa của đất nước chư hầu. Toàn bộ khu lăng mộ là mộ chung của cả nước Bành, mộ của vợ chồng vua Bành Bá nằm ở trung tâm, bao xung quanh là mộ của các tướng lĩnh, quan lại.
Trước nay, các nhà sử học luôn cho rằng lãnh thổ của đất nước này thuộc về nước Tấn (một nước chư hầu trong thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc). Song, xét về quy mô lăng mộ, sức mạnh của quốc gia này không kém gì nước Tấn. Trình độ luyện đồng vô cùng xuất sắc, nếu là một nước nhỏ không thể có nhiều đồ đồng với kỹ thuật cao như vậy.
Đồ đồng trong khu lăng mộ (Nguồn: Sohu)
Phát hiện đã khiến sử sách Trung Quốc phải viết lại nhiều phần thông tin về một vương quốc đã từng biến mất trong dòng sông dài lịch sử.
Trong tổng số 1.300 ngôi mộ cổ, lăng mộ của Hoàng hậu Tất Cơ là nguy nga hơn cả. Nó chứa đầy vàng bạc châu báu và số lượng thậm chí còn nhiều hơn cả trong lăng mộ của vua Bành Bá.
Trong lăng mộ của Tất Cơ, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một mảnh lụa đỏ được bảo quản rất tốt cho đến nay. Nhìn bằng mắt thường có thể thấy tay nghề của thợ thủ công đặc biệt tinh xảo đồng thời chất lượng vải không phải loại vải lụa thông thường vì nếu là vải lụa bình thường, chôn dưới đất 3000 năm, e rằng đã tan thành cát bụi.
Các nhà khảo cổ học địa phương đã lập tức dừng việc khai quật, họ biết rằng mảnh lụa này rất có giá trị và là một di vật văn hóa quý hiếm, nếu không khai quật cẩn thận có thể làm mất đi sự nguyên vẹn ban đầu của nó.
Các chuyên gia hàng đầu được mời đến (Nguồn: QQ)
Vì vậy cục di tích văn hóa địa phương đã phải tìm đến hỗ trợ của các chuyên gia hàng đầu từ Bắc Kinh.
Sau khi nhận được tin báo, chuyên gia Bắc Kinh đã đến hỗ trợ khai quật và tiết lộ tấm lụa này là một bức trướng, được sử dụng trong việc chôn cất hoàng gia xưa. Bức trướng này bao gồm hai mảnh vải lụa, dài khoảng 1,8m, mỗi mảnh vải lụa được thêu một hoa văn khác nhau.
Họa tiết trên trướng thêu hình một con chim phượng hoàng lớn cùng rất nhiều những con chim nhỏ xung quanh vô cùng sống động. Cuối cùng, các nhà khảo cổ học đã phải nhờ đến sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ để vận chuyển tấm trướng ra khỏi lăng mộ và bảo quản trong viện bảo tàng.
Nam Kinh phát hiện một lăng mộ của 1 nam, 34 nữ; bên trong cất giữ bảo vật khiến các chuyên gia vừa nhìn thấy liền cảm động cay khóe mắt Sau khi khai quật được lăng mộ rộng 250.000 mét vuông đồng táng 1 nam và 34 nữ tại Nam Kinh, các nhà khảo cổ ngỡ ngàng khi thấy những bảo vật được cất giữ bên trong. Dù là cổ đại hay hiện đại, có một câu nói khiến bất cứ ai cũng đồng tình: "Chết đi là điều an yên nhất, người...