Kiểm tra, giám sát, thanh tra tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực
Đó là yêu cầu của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh tại hội nghị quán triệt, triển khai một số quy định, kết luận của Ban Bí thư Trung ương Đảng và giao ban công tác nội chính, công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí và công tác tôn giáo 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2019 được tổ chức vào sáng 23/7.
Đồng chí Nguyễn Thị Thanh phát biểu kết luận hội nghị.
Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe đồng chí Lưu Danh Tuyên, TVTU, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy quán triệt Quy định số 194 ngày 23/5/2019 của Ban Bí thư về phối hợp giữa Ban Nội chính Trung ương với các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương trong công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp; nghe Đại tá Phạm Văn Sơn, TVTU, Giám đốc Công an tỉnh quán triệt Kết luận số 44 ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới và Kết luận số 45 ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông.
Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu thống nhất đánh giá: 6 tháng đầu năm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về lĩnh vực nội chính, do vậy tình hình an ninh chính trị, TTATXH trên địa bàn tiếp tục ổn định, tội phạm được kiềm chế; bảo vệ tuyệt đối an toàn các đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước và khách quốc tế; các sự kiện chính trị, văn hóa diễn ra trên địa bàn tỉnh. Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo được tăng cường, chất lượng được nâng lên.
Đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát được tăng cường. Việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án tham nhũng được giải quyết kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp được nâng lên.
Kết quả đạt được trong lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh.
Công tác tôn giáo tiếp tục được các cấp ủy Đảng quan tâm đúng mức; công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo được tăng cường; các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ trong việc nắm tình hình, trao đổi thông tin, phối hợp xử lý linh hoạt, có lý, có tình các vấn đề phát sinh liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo ở cơ sở, tạo được sự đồng thuận của các chức sắc, tín đồ và nhân dân trên địa bàn; góp phần động viên, khích lệ đồng bào có đạo tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát triển KT – XH, xây dựng NTM, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo TTATXH trên địa bàn.
Kết luận hội nghị, bên cạnh khẳng định những kết quả nổi bật, phân tích, chỉ rõ những tồn tại hạn trong công tác nội chính, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và công tác tôn giáo 6 tháng đầu năm, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thị Thanh đề nghị trong những tháng cuối năm, các cấp, các ngành triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ đã đề ra và được thống nhất tại hội nghị.
Video đang HOT
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh một số nội dung cần quan tâm thực hiện, đó là: Tiếp tục phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng. Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Triển khai đồng bộ các biện pháp đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tăng cường quản lý hành chính về trật tự xã hội; đấu tranh trấn áp các loại tội phạm; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về kinh tế, môi trường, nhất là hoạt động “tín dụng đen”, cho vay lãi nặng, trốn thuế… Đẩy mạnh các phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tổ chức tốt Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2019 với chủ đề “Phòng chống ma túy và vi phạm pháp luật”.
Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em; quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên. Phát hiện, điều tra, xử lý kịp thời, nghiêm khắc các vụ xâm hại tình dục, bạo hành trẻ em.
Hình ảnh tại Hội nghị.
Tổ chức kiểm tra, giám sát, thanh tra theo kế hoạch, tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Các cơ quan, đơn vị tăng cường quản lý, giám sát việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, quy tắc ứng xử, quy trình chuyên môn, nghiệp vụ để phòng chống tiêu cực, tham nhũng trong các hoạt động công vụ.
Thực hiện nghiêm các quy định, hướng dẫn về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân.
Cấp ủy, chính quyền các cấp, Ban Chỉ đạo thực hiện công tác tôn giáo các huyện, thành phố tiếp tục chủ động nắm tình hình, xem xét, giải quyết kịp thời những vụ việc phát sinh theo đúng quy định của Đảng, Nhà nước, kiên quyết không để phát sinh phức tạp, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự.
Đối với các Kết luận 44, 45 của Ban Bí thư, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy giao cho Ban Nội chính Tỉnh ủy và Công an tỉnh phối hợp tham mưu cho Tỉnh ủy, hướng dẫn để các huyện, thành phố quan tâm tổ chức quán triệt, triển khai, xây dựng kế hoạch thực hiện. Yêu cầu những văn bản này phải được quán triệt đến chi bộ, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy giao Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn để đưa nội dung này vào sinh hoạt chi bộ trong tháng 8/2019./.
Xuân Trường/Báo Ninh Bình
Theo ĐCSVN
Nông thôn mới Cố đô bền vững nhờ "tiêu chí 20"
Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh cho rằng: Ngoài thực hiện chất lượng 19 tiêu chí xây dựng NTM do T.Ư quy định, Ninh Bình đã quy định thêm tiêu chí số 20 "ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân" để xem xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM.
90 xã đạt chuẩn NTM
Được biết, tính đến hết năm 2018, tỉnh Ninh Bình có 90/119 xã đạt chuẩn NTM (trong đó năm 2017 có 80 đạt NTM và năm 2018 có thêm 10 xã đạt chuẩn NTM) và 2 huyện về đích NTM là Hoa Lư và Yên Khánh.
Nghề trồng đào phai truyền thống đang mang lại thu nhập cao cho người dân tại một số huyện của tỉnh Ninh Bình. Ảnh: H.Đ
Hiện nay, tỉnh Ninh Bình đang bước tiếp nhịp 2 trong xây dựng NTM bằng cách nâng tiêu chí của xây dựng NTM lên thành NTM tiên tiến và kiểu mẫu. Hiện nay đã có 79 thôn được chọn để xây dựng NTM kiểu mẫu.
Về kinh nghiệm xây dựng NTM của tỉnh, bà Thanh cho rằng: Khi bắt tay vào xây dựng NTM, Ninh Bình xác định không chạy theo thành tích và làm theo phong trào mà làm đến đâu phải chắc đến đó. Đặc biệt là việc nâng cao thu nhập, mức sống cho người dân.
Theo đó, Ninh Bình đặc biệt quan tâm đến phương thức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và coi trọng việc bàn bạc với dân về phương thức sản xuất.
Đối với nông dân vấn đề quan trọng là đất đai nên Ninh Bình đã đẩy mạnh công tác dồn điền, đổi thửa và đến nay có 97 xã đã hoàn thành công tác dồn điền, đổi thửa với diện tích thực hiện trên 38.000ha. Bên cạnh đó, các xã đã gắn công tác dồn điền, đổi thửa với chỉnh trang đồng ruộng; cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung quy mô lớn; tích cực đưa máy móc, thiết bị vào các khâu trong sản xuất nông nghiệp...
Ngoài ra, trong thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã xây dựng đề án thực hiện chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) trên địa bàn và xác định có 33 loại sản phẩm chủ lực gắn với từng vùng miền; thực hiện chuyển đổi hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012, đến nay đã có 100% hợp tác xã chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012 và có 32 HTX sản xuất có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho xã viên.
Coi trọng quy chế dân chủ ở cơ sở
Nói thêm về cách làm riêng của tỉnh, bà Thanh cho hay: Bên cạnh việc thực hiện chất lượng 19 tiêu chí xây dựng NTM do Trung ương quy định, Ninh Bình đã quy định thêm tiêu chí số 20 "ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân" để xem xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM.
"Trước khi hoàn thiện hồ sơ báo cáo cấp có thẩm quyền thẩm định kết quả xây dựng NTM, Ban chỉ đạo xã phát phiếu lấy ý kiến các hộ dân xem xã đã đủ điều kiện công nhận NTM hay không; và chỉ khi được từ 90% số phiếu nhất trí trở lên mới đủ điều kiện xét công nhận đạt chuẩn NTM" - bà Thanh nhấn mạnh.
Theo ông Trần Văn Hà - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Ninh Bình, đối với 7 xã xây dựng xã NTM kiểu mẫu được thực hiện từ năm 2017, đến nay nhìn chung các xã đã quan tâm đầu tư xây dựng xã NTM kiểu mẫu theo bộ tiêu chí ban hành theo Quyết định số 30/QĐ-UB ngày 29/9/2017 của UBND tỉnh và đã có 5/7 xã đã ban hành được đề án xây dựng xã NTM kiểu mẫu, 2 xã đang xây dựng đề án là xã Quang Sơn (TP.Tam Điệp) và Đồng Hướng (Kim Sơn).
Ông Hà cho biết, một số xã xây dựng được đề án, tổ chức thực hiện tốt một số tiêu chí như giao thông (lắp đặt hệ thống biển báo, làm vỉa hè, cống rãnh, hệ thống chiếu sáng; trồng cây xanh, hoa trên các trục đường...). Theo đó, tỉnh cũng xây dựng một số mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, như ở các xã: Đồng Phong, Ninh Giang, Khánh Thành.
"Đến nay, UBND tỉnh đã ban hành bộ tiêu chí khu dân cư NTM kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020 áp dụng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Hiện, Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh đã tổ chức tập huấn cho cán bộ các thôn, xã đăng ký xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu hứa hẹn sẽ thu được kết quả tốt trong thời gian tới" - ông Hà khẳng định.
Theo Danviet
Tăng cường giáo dục truyền thống hữu nghị Việt Nga Được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam phối hợp với Cơ quan Liên bang Nga về Công tác thanh niên tổ chức Diễn đàn thanh niên Việt - Nga 2019. Diễn đàn thanh niên Việt - Nga diễn ra từ...