Kiểm tra dự án đường cao tốc, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng loại nhà thầu yếu
Kiểm tra các dự án đường cao tốc Bắc – Nam ngày 17-11, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đã yêu cầu loại nhà thầu thi công Hoàng Long ra khỏi dự án, không cho nhà thầu yếu kém làm các dự án cao tốc giai đoạn 2021-2025.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng trao đổi với các nhà thầu, ban quản lý dự án tại công trường dự án cao tốc Mai Sơn – quốc lộ 45 – Ảnh: TUẤN PHÙNG
Ngày 17-11, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đã có chuyến công tác đầu tiên trên công trường các dự án đường cao tốc Bắc – Nam kể từ khi nhậm chức. Các dự án cao tốc Diễn Châu – Nghi Sơn, Nghi Sơn – quốc lộ 45 và Mai Sơn – quốc lộ 45 được bộ trưởng kiểm tra theo hành trình từ Nghệ An trở ra Ninh Bình.
Báo cáo bộ trưởng, các nhà thầu, ban quản lý dự án cho biết các dự án đều gặp các khó khăn lớn làm ảnh hưởng tiến độ thi công gồm: đại dịch COVID-19, thiếu đất đắp nền đường, biến động giá nguyên vật liệu, bão mưa lũ trong giai đoạn đắp nền đường khiến việc thi công gián đoạn.
Lắng nghe các ban quản lý dự án, nhà thầu báo cáo cụ thể thuận lợi, vướng mắc từng dự án, từng gói thầu, ông Thắng đặt nhiều câu hỏi về trách nhiệm của ban quản lý dự án, của nhà thầu và chỉ ra các chủ thể này cần chủ động, sát sao hơn nữa với từng công việc, tháo gỡ từng vướng mắc cụ thể.
Với một số gói thầu tại dự án cao tốc Mai Sơn – quốc lộ 45 bị chậm tiến độ, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đặt câu hỏi: Tại sao gói thầu của các dự án khác khởi công muộn hơn cũng gặp các khó khăn chung lại không chậm tiến độ, trong khi các gói thầu khởi công sớm lại bị chậm mà không có yếu tố bất thường quá?
Theo ông Thắng, tiến độ chậm chủ yếu là do chủ quan, nhà thầu không huy động đủ máy móc, thiết bị, nhân lực, nguồn lực tài chính để thi công ngay từ đầu, ban quản lý dự án cũng không chỉ đạo, đốc thúc, báo cáo sớm.
Ông Thắng khẳng định đã nắm rõ tình trạng dự án và cho rằng nhà thầu chính không tham gia đầy đủ từ đầu, chỉ để nhà thầu phụ thi công mới dẫn đến tình trạng này. Nếu tập trung xử lý nền đất yếu từ đầu thì gói thầu không bị chậm, để dồn lại nên bây giờ không có thời gian xử lý.
Video đang HOT
Thi công gói thầu XL2 thuộc dự án cao tốc quốc lộ 45 – Nghi Sơn – Ảnh: TUẤN PHÙNG
Tại gói thầu XL12 cao tốc Mai Sơn – quốc lộ 45 do liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả – Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hải Thạch – Tổng công ty đầu tư xây dựng Hoàng Long – CTCP là nhà thầu thi công, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đã yêu cầu “gạt” nhà thầu Hoàng Long ra ngoài vì thi công quá chậm, không cho nhà thầu này tham gia các dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021 – 2025.
Đồng thời ông yêu cầu nhà thầu Đèo Cả với tư cách đứng đầu liên danh nhà thầu đảm đương, làm bù hết khối lượng chưa làm của nhà thầu Hoàng Long.
“Nhà thầu phải chịu trách nhiệm theo hợp đồng, chậm thì phải làm bù. Nhà thầu, ban quản lý dự án phải bố trí đầy đủ nhân lực, thiết bị, tài chính để làm bù, thi công ba ca 24/24 giờ đảm bảo tiến độ, chất lượng để thông xe, đưa dự án vào khai thác từ 31-12-2022 như đã cam kết” – ông Thắng nói và nhấn mạnh thêm: nhà thầu nào làm kém sẽ không cho làm dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021 – 2025.
Theo Bộ Giao thông vận tải, 10 dự án thành phần thuộc dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 đang thi công đã đạt khối lượng xây lắp 55,8% giá trị hợp đồng.
Đối với bốn dự án: Cam Lộ – La Sơn đưa vào khai thác và Mai Sơn – quốc lộ 45, Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Giây thông xe kỹ thuật trong năm 2022 đạt khoảng 73,3% giá trị hợp đồng.
Bộ Giao thông vận tải cho biết: sau khi phát động thi đua “120 ngày đêm”, các đơn vị đã nỗ lực huy động tăng cường thiết bị, nhân lực, tăng ca, tăng kíp.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão số 4, số 5 cũng như thời tiết khu vực dự án mưa nhiều (Ninh Bình, Thanh Hóa mưa 27/64 ngày, Quảng Trị mưa 26/64 ngày, Thừa Thiên Huế mưa 33/64) nên tổ chức thi công gặp nhiều khó khăn.
Đặc biệt là công đoạn đắp đất và thảm bê tông nhựa, một số đoạn địa chất phức tạp, chưa tắt lún để dỡ tải thi công các lớp áo đường nên chưa bù được khối lượng bị chậm, sản lượng chưa đạt được như kỳ vọng.
Chỉ định thầu 12 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 thế nào?
Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Thủ tướng cho phép chia gói thầu xây lắp của dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 theo quy mô 3.000 - 5.000 tỉ đồng để phù hợp khi chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định thầu.
Cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45 thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 đang được thi công với mục tiêu hoàn thành vào cuối năm 2022 - Ảnh: TUẤN PHÙNG
Bộ Giao thông vận tải cho biết như vậy trong báo cáo Thủ tướng về tổ chức lựa chọn nhà thầu xây lắp dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
Từ thực tế triển khai các dự án, Bộ Giao thông vận tải nhấn mạnh hai yếu tố quan trọng khi chọn nhà thầu là năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu và quy mô gói thầu xây lắp của dự án.
Theo Bộ Giao thông vận tải, trong 10 năm qua có 48 nhà thầu đã tham gia thi công xây dựng công trình giao thông cấp II trở lên có giá trị hợp đồng bằng hoặc lớn hơn 350 tỉ đồng. Tuy nhiên, trong đó chỉ có 7 nhà thầu đã tham gia gói thầu giá trị từ 1.000 - 1.500 tỉ đồng, 7 nhà thầu đã tham gia gói thầu giá trị từ 1.500 tỉ đồng trở lên.
Trong khi đó, dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 có 12 dự án thành phần, mỗi dự án có tổng mức đầu tư từ 7.600 đến hơn 20.000 tỉ đồng. Theo đó, giá trị gói thầu xây lắp tương ứng khoảng 5.900 đến 15.100 tỉ đồng/dự án.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, phải lựa chọn nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án này, không chia nhỏ gói thầu, đảm bảo tính đồng bộ.
Từ thực tế triển khai dự án đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020, Bộ Giao thông vận tải cho biết nếu phân chia với phạm vi khoảng 20 - 40km/gói thầu sẽ có giá trị dự kiến khoảng 3.000 - 5.000 tỉ đồng. Khi đó 1 gói thầu xây lắp có khoảng 3 nhà thầu liên danh sẽ thuận lợi về điều hành, phối hợp trong thi công...
Nếu phân chia gói thầu có quy mô từ 5.000 - 15.000 tỉ đồng thì trong 10 năm gần đây chỉ có 1 nhà thầu đã thực hiện hợp đồng xây lắp giá trị 5.715 tỉ đồng.
Các nhà thầu còn lại không đủ điều kiện năng lực thực hiện gói thầu có giá trị như trên với tư cách là nhà thầu độc lập. Do đó, phải lập liên danh khoảng 5 - 10 nhà thầu mới đáp ứng các yêu cầu tối thiểu để dự thầu.
Nhưng với gói thầu có liên danh hơn 5 nhà thầu thì bộ máy quản lý, năng lực điều hành trong liên danh khó đảm bảo tính đồng bộ, khó phân định trách nhiệm giữa các nhà thầu.
Trường hợp phân chia gói thầu nhỏ hơn sẽ có nhiều nhà thầu tham gia dự án, khó đảm bảo tính đồng bộ, chất lượng, tiến độ; không thu hút được nhà thầu mạnh tham gia.
Để đảm bảo lựa chọn nhà thầu theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị phân chia với phạm vi khoảng 20 - 40km/gói thầu, giá trị khoảng 3.000 - 5.000 tỉ đồng (12 dự án thành phần với chiều dài khoảng 729km dự kiến chia thành 30 gói thầu); số lượng nhà thầu liên danh khoảng 3 nhà thầu/gói thầu.
Về chỉ định thầu theo nghị quyết của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải sẽ thực hiện theo 2 bước:
Bước 1: căn cứ quy mô gói thầu được Thủ tướng chấp thuận, Bộ Giao thông vận tải sẽ đăng tải công khai tiêu chí lựa chọn nhà thầu để các nhà thầu đăng ký, bộ tổng hợp báo cáo Thủ tướng danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu.
Bước 2: Căn cứ dự toán đã được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán, chủ đầu tư phê duyệt, phát hành hồ sơ yêu cầu cho nhà thầu trong danh sách, đánh giá hồ sơ đề xuất của nhà thầu, thẩm định, phê duyệt kết quả chỉ định thầu.
Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bán thầu cao tốc Bắc-Nam Bộ GTVT yêu cầu kiểm soát chặt chẽ việc lựa chọn nhà thầu để chọn được nhà thầu mạnh, có năng lực, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bán thầu cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2. Cùng với đó, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án cao tốc Bắc-Nam đang triển khai. Tại Thông báo số 474/TB-BGTVT kết luận...