Kiểm tra đột xuất hoạt động tại trạm thu phí Dầu Giây
Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiến hành kiểm tra công tác tổ chức và hoạt động của trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ Dầu Giây, thời gian kiểm tra trong 5 ngày kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra…
Liên quan tới những “lùm xùm” hoạt động thu phí tại trạm thu phí Long Thành – Dầu Giây (Đồng Nai) do VEC quản lý thiếu minh bạch gây ra nhiều tranh cãi kể từ khi xảy ra vụ cướp với số tiền 2,2 tỷ thu giữ được trong vụ án, Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiến hành kiểm tra đột xuất đối với trạm thu phí này.
Kiểm tra đột xuất hoạt động tại trạm thu phí Dầu Giây.
Thông tin PV Dân Việt có được, ngày 15/.2, Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định kiểm tra đột xuất công tác tổ chức và hoạt động của trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ Dầu Giây do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt nam quản lý.
Theo Quyết định số 421/QĐ-TCĐBVN, phạm vi kiểm tra gồm: Công tác tổ chức và hoạt động của trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ Dầu Giây; Thời gian kiểm tra trong 5 ngày kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra… Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra theo nội dung tại Điều 1 Quyết định này và thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Trước đó, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, cơ quan Công an đang tiến hành điều tra làm rõ các vấn đề xảy ra tại trạm thu phí Dầu Giây thuộc tuyến cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và vẫn phải chờ đợi kết quả từ cơ quan Công an.
Theo ông Huyện, dư luận cũng đã có thông tin xôn xao về tính minh bạch trong hoạt động thu phí của tuyến cao tốc này. Tổng cục sẽ có kế hoạch kiểm tra công tác thu phí tại dự án cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây để làm rõ những thắc mắc của dư luận.
Sau khi xảy ra vụ cướp xảy ra tại trạm thu phí Long Thành – Dầu Giây (Đồng Nai), ông Nguyễn Viết Tân, Giám đốc Công ty CP dịch vụ Kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E), thông tin tới báo chí: “Một ngày trạm thu phí Long Thành – Dầu Giây thu được 3,3 – 3,4 tỷ đồng” đã gây xôn xao dư luận về doanh thu tại trạm thu phí này.
Ngay sau đó, VEC đã phát đi thông cáo thanh minh về số tiền tại trạm thu phí Long Thành – Dầu Giây: Trong dịp Tết, do ngân hàng không thực hiện dịch vụ thu tiền thu phí tại các trạm thu phí nên tại thời điểm xảy ra vụ cướp, tổng số tiền trong két sắt tại Phòng Kế toán vé thẻ trạm Dầu Giây là 3.230.660.000 đồng.
Đây là số tiền bao gồm: Tiền doanh thu của 2 ca ngày 4.2.2019; 3 ca ngày 5.2.2019 và 3 ca ngày 6.2.2019 (1 ca/8h), tiền quỹ dự phòng tình huống khẩn cấp, tiền lẻ đơn vị vận hành khai thác tuyến (Công ty VECE) chuẩn bị để kịp thời phục vụ khách hàng dịp tết (dịp Tết, ngân hàng cũng không thực hiện dịch vụ thu tiền thu phí đổi tiền lẻ). Khi xảy ra vụ cướp, bọn cướp đã lấy đi số tiền thu phí là 2.220.000.000 đồng, số tiền thực tế còn lại được kiểm đếm ngay sau vụ cướp là 1.010.660.000 đồng.
Trao đổi với Dân Việt, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết: “Bộ đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam rà soát lại tất cả các quy định pháp luật về việc VEC từ chối phục vụ 2 phương tiện trên các tuyến cao tốc do VEC quản lý. Việc xử lý này đã được phân cấp, Tổng cục và VEC sẽ phải có báo cáo gửi lên Bộ về những vấn đề này”.
Video đang HOT
Theo Danviet
BOT "thu nhiều khai ít" gọi là ăn cướp, chiếm đoạt tài sản Nhà nước
Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Công ty Luật Basico, nhấn mạnh câu chuyện thu phí cao hơn quy định hay vấn đề thu nhiều khai ít của các dự án BOT thực chất là một hành vi sai trái, gian lận, ăn cướp chiếm đoạt tài sản Nhà nước.
Việc sử dụng phần mềm gian lận tại trạm thu phí tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương kéo dài từ 2015 nhưng đến nay, cơ quan điều tra mới có thể phát hiện, xử lý. Hàng loạt lãnh đạo Công ty Yên Khánh bị bắt vì hành vi thuê chuyên gia về công nghệ thiết kế phần mềm song song nhằm ăn gian doanh số thu phí sử dụng đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Vụ cướp 2,2 tỷ đồng trong két sắt tại trạm thu phí cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) khi giao ca, cũng để lại nhiều dấu hỏi về số thu phí thực tế mỗi ngày tại cao tốc này là bao nhiêu, liệu có chênh lệch số thu thực tế so với báo cáo của VEC? Dù đại diện chủ đầu tư là VEC khẳng định việc tổ chức thu phí, giám sát, hậu kiểm và giám sát hậu kiểm được thực hiện đúng quy định, có giám sát của TCĐB, Bộ GTVT.
Liên quan đến những vấn đề xảy ra tại trạm thu phí cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây trong thời gian qua, Góc nhìn chuyên gia của Dân Việt đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV, Công ty luật Basico, xung quanh vấn đề này.
Thu nhiều, khai ít gọi là ăn cướp
Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV công ty luật Basico
Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về việc trạm thu phí TP.HCM - Long Thành - Giầu Dây thu phí cao hơn so với mức phí trong thông tư 35 của bộ GTVT thời gian qua?
Câu chuyện thu phí cao hơn quy định hay thu nhiều thu ít phí của các dự án BOT theo tôi thực chất là một hành vi sai trái, hành vi gian lận.
Đáng lẽ là dân nộp thuế cho Nhà nước. Nhà nước lấy tiền đấy xây đường xá thì đây chúng ta đang làm tắt. Thay vì phải nộp cho Nhà nước thì nay nộp cho chủ đầu tư BOT để đạt được cái mục tiêu cuối cùng là có đường để dân đi lại.
Có điều, nếu là thuế nộp Nhà nước thì được quản lý rất chặt chẽ, dù có thất thoát hay lãng phí thì cũng còn đỡ hơn là chủ đầu tư tự cho mình cái quyền thu nhiều, thu ít như trong thời gian qua.
Hay như việc thu phí, Nhà nước mà thu thì phải phát hành tem, chứng từ... để không thất thoát hay lợi dụng. Còn trong trường hợp BOT hiện nay hay như trạm BOT TP.HCM - Long Thành - Giầu Dây thì chỉ bỏ 1 ít chi phí ra để có được vài nghìn cái thẻ là có thể thu tiền. Dẫn tới bất cập là đáng lẽ dân chỉ phải nộp 1 thì bắt dân nộp 2. Chính những sự dễ dãi này tạo điều kiện cho họ gian lận. Như trường hợp Pháp Vân - Cầu Giẽ, họ sẵn sàng thu vượt, thu khống dẫn tới chênh lệch giữa thực tế và báo cáo lên tới 500 - 600 triệu đồng/ngày.
"Việc phê duyệt dự án BOT cũng có phần dễ hơn các dự án sử dụng ngân sách Nhà nước, không lo thất thu. Còn các chủ đầu tư, sau khi được phê duyệt dự án, để thu hồi vốn, họ tìm mọi cách "móc túi" người dân, gian lận trong báo cáo thu - chi hoặc kéo dài thời gian thu phí. Để làm được điều này, doanh nghiệp cũng phải chi cho các "vây, cánh" xung quanh chứ không thể một mình hưởng lợi. Điều này quá bất hợp lý, cơ quan quản lý Nhà nước không làm đến nơi, chỉ sửa cái ngọn rồi "bưng bít, bao che" nên càng ngày càng bộc lộ nhiều điểm hạn chế", Luật sư Trương Thanh Đức.
Cũng phải nói thêm rằng, gian lận ít thì khó phát hiện, còn gian lận lớn phát hiện được rồi cũng chìm xuồng, đó cũng là vấn đề bức xúc. Vụ việc ở Pháp Vân - Cầu Giẽ phải đưa những người đứng đầu sai phạm ra xử lý, bản chất là tham ô, số tiền gian lận lên tới hàng trăm, hàng nghìn tỷ chứ không ít. Việc gian lận này có thể "ví von" ngang với tội tham ô, tham nhũng.
Ông có nhắc đến việc thu nhiều, thu ít là gian lận. Vậy ông bình luận như thế nào về con số cũng như lý do chủ đầu tư BOT TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đưa ra để giải thích cho con số 2,2 tỷ đồng trong két sắt tại trạm thu phí này?
Bây giờ họ thu 10.000 nghìn tỷ nhưng khai 1.000 nghìn hay như thu 2 tỷ chỉ kê khai 1 tỷ cũng được. Chúng ta không thể hình dung được nội tình thế nào nhưng chỉ biết rằng là khả năng gian lận cực kỳ lớn vì không có hệ thống giám sát. Thu được đồng nào họ giấu đi đồng đấy, không đơn thuần như việc trốn thuế.
Ví dụ tôi bán hàng được 20 đồng tôi trốn thuế phần đấy nhưng là tiền của tôi, hàng của tôi chứ không tôi lừa ai cả. Còn trong trường hợp này, là ăn cướp, lừa đảo.
Về việc số tiền thu phí trong nhiều ngày, thì tôi cho rằng, chẳng có doanh nghiệp nào để hàng tỷ đồng như vậy ở trạm thu phí vì an ninh không đảm bảo. Trạm nằm ngoài đường cao tốc, xe cộ qua lại nườm nượp, không dại gì mà để tiền nhiều ở đó. Chưa nói, nếu bài bản thì doanh nghiệp phải hợp tác với ngân hàng để chuyển tiền về gửi cho an toàn. Nghe đã thấy có sự vô lý ở đây.
Trong trường hợp như này, nhiều khả năng doanh nghiệp thu nhiều nhưng khai nộp ít, nếu đúng như vậy sẽ là chiếm đoạt tài sản Nhà nước chứ không còn là hành vi gian lận.
Chưa triển khai thu phí tự động bản chất vẫn là câu chuyện lợi ích nhóm
Từ những vụ việc trên, ông đánh giá như thế nào công tác quản lý của các trạm BOT do VEC quản lý nói riêng và trên toàn quốc nói chung?
Tất cả cái gì liên quan đến BOT kể cả do VEC quản lý hay không phải do VEC quản lý đều có bất cập, sơ hở, sai sót, thiếu trách nhiệm và không thực sự là vì lợi ích của người dân, lợi ích chung. Điều này thể hiện rất rõ trong việc sai trái và cố tình bao che. Chủ đầu tư không chịu sửa sai, khắc phục dẫn tới mất niềm tin trầm trọng, người dân bị móc túi và sau đó liên quan đến chi phí, giá thành cạnh tranh. Ở tầm quốc gia là những vấn đề liên quan cơ sở hạ tầng, đầu vào, đầu ra của nhiều dự án, chủ đầu tư...
Để xảy ra tình trạng các trạm thu phí vẫn ngang nhiên vi phạm, gian lận, bên cạnh năng lực yếu kém, nguyên nhân chính vẫn là cơ quan chức năng thiếu trách nhiệm và buông lỏng quản lý.
Tôi phải nói rằng, những vụ việc xảy ra vừa qua, rõ ràng cơ quan quản lý không có vai trò gì. Trách nhiệm tối thiểu của họ là phải giám sát được, giám sát từ xa, giám sát bí mật, yêu cầu người trực tại chỗ, quay camera...
Đặc biệt là vấn đề liên quan đến tài chính, luật quy định về đầu tư dự án BOT cao tốc, doanh nghiệp phải có vốn trên 15% tổng vốn dự án. Nhưng nhiều dự án BOT lớn chủ đầu tư chỉ phải lo hơn 10% vốn, còn lại là vay ngân hàng. Thế nhưng, kể từ khâu lập dự án đầu tư và làm xong, chủ đầu tư đã có thể thu hồi vốn bằng cách dùng "mỡ nó rán nó", khai khống tiền vay ngân hàng để hưởng lợi.
Chưa kể, việc phê duyệt dự án BOT cũng có phần dễ hơn các dự án sử dụng ngân sách Nhà nước, không lo thất thu. Còn các chủ đầu tư, sau khi được phê duyệt dự án, để thu hồi vốn, họ tìm mọi cách "móc túi" người dân, gian lận trong báo cáo thu - chi hoặc kéo dài thời gian thu phí. Để làm được điều này, doanh nghiệp cũng phải chi cho các "vây, cánh" xung quanh chứ không thể một mình hưởng lợi. Điều này quá bất hợp lý, cơ quan quản lý Nhà nước không làm đến nơi, chỉ sửa cái ngọn rồi "bưng bít, bao che" nên càng ngày càng bộc lộ nhiều điểm hạn chế.
Việc triển khai đồng loạt thu phí tự động liệu có giải quyết được tình trạng gian lận trong thu phí BOT không, thưa ông?
Phải làm cho tất cả mọi thứ đúng thực thu, thực chi. Trong lĩnh vực khác mà trốn vài đồng là đi tù, trong khi thu phí BOT, không thể tưởng tượng được nó dễ dàng đến mức độ nào.
"Thu phí tự động nếu như không cẩn thận nó lại là công cụ hợp thức hóa cho sai trái, khi đó vấn đề có khi còn nghiêm trọng hơn. Do đó, bất cập cần khắc phục ngay từ thể chế, chính sách pháp luật và lấp đầy những kẽ hở trong thu hút và triển khai các dự án BOT...", Luật sư Trương Thanh Đức.
Thứ 2, phải có giải pháp công cụ để làm việc đấy chứ không chỉ là hô hào, nói suông. Kể cả giải pháp thu phí tự động cũng vô nghĩa nếu như không quản được thực chất.
Tất nhiên, việc triển khai đồng loạt thu phí tự động trên cả nước sẽ đảm bảo minh bạch hơn. Việc các nhà đầu tư BOT viện lý do chưa triển khai thu phí tự động bản chất vẫn là câu chuyện lợi ích nhóm, càng trì hoãn càng tốt cho họ. Tuy nhiên, dù ít hay nhiều doanh nghiệp cũng sẽ tìm cách để "ăn" tiền của dân.
Thu phí tự động nếu như không cẩn thận nó lại là công cụ hợp thức hóa cho sai trái, khi đó vấn đề có khi còn nghiêm trọng hơn. Do đó, bất cập cần khắc phục ngay từ thể chế, chính sách pháp luật và lấp đầy những kẽ hở trong thu hút và triển khai các dự án BOT...
Việc kiểm soát, thanh tra, giám sát nếu không đủ nhân lực, không làm được bằng thủ công thì có thể sử dụng công nghệ, dùng các phần mềm hoặc phối hợp với các cơ quan khác tìm ra giải pháp tối ưu. Không thiếu cách để làm, chủ yếu là cơ quan chức năng có thật sự làm khách quan, công tâm hay vẫn còn uẩn khúc, còn bị chi phối bởi các lợi ích nhóm bên trong.
Vâng xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Ai là người ký tờ trình xin ông Mai Tuấn Anh ban hành quyết định trái luật? Việc ông Mai Tuấn Anh ký Quyết định số 13/QĐ-VEC-HĐTV cho phép các đơn vị trực thuộc từ chối phục vụ và phục vụ trở lại đối với các phương tiện vi phạm quy tắc giao thông khi tham gia giao thông trên các tuyến đường cao tốc do VEC quản lý khai thác đang gây ra nhiều cãi. Đặc biệt, dư luận...