Kiểm tra độ nhạy cảm cơ thể dựa vào não bộ
Dopamine, tế bào thần kinh phản chiếu, vùng vỏ não trước trán và sự nhạy bén là cách phát hiện những người nhạy cảm cao hiệu quả.
Ảnh minh họa
Khoảng 20% dân số là những người “nhạy cảm cao”. Họ có nhiều cung bậc cảm xúc và xử lý mọi thứ sâu sắc hơn những người khác. Do vậy, bộ não của những người nhạy cảm cao (HSP – highly sensitive person) cũng hoạt động đặc biệt hơn, theo Psychology today.
Sự nhạy cảm một phần là do yếu tố di truyền. Trong cơ thể mỗi người đều có một số gene xác định xem họ có độ nhạy cao hay không. Bộ não nhạy cảm cao cũng là kết quả từ môi trường nuôi dưỡng, giáo dục. Trên thực tế, gene quy định độ nhạy cảm cao cũng khiến bạn dễ tiếp nhận hơn các ảnh hưởng từ môi trường, đặc biệt khi còn nhỏ. Nói cách khác, nuôi dưỡng đóng vai trò thậm chí còn lớn hơn gene trong việc định hình những người nhạy cảm cao.
4 sự khác biệt về não bộ này của một người nhạy cảm cao:
Não có sự phản ứng khác biệt với dopamine
Dopamine là chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng trong bộ não và cơ thể con người. Dopamine khiến bạn “muốn” làm một số việc nhất định. Khi ấy người nhạy cảm thường suy nghĩ và quan sát kỹ trong khi xử lý thông tin, hạn chế bị lôi kéo vào những tình huống xấu.
Tế bào thần kinh phản chiếu hoạt động nhiều hơn
Tế bào thần kinh phản chiếu giúp bạn hiểu những gì người khác đang làm hoặc những gì họ đang trải qua dựa trên hành động của họ. Nhờ đó, chúng ta cảm thấy đồng cảm và thương cảm với niềm vui hay nỗi buồn của người xung quanh. Tế bào thần kinh phản chiếu hoạt động nhiều khiến bạn dễ đồng cảm hơn.
Video đang HOT
Năm 2014, nghiên cứu hình ảnh chức năng não, các nhà khoa học nhận thấy rằng các phần chính của não liên quan đến xử lý yếu tố xã hội và cảm xúc của người nhạy cảm hoạt động nhiều hơn. Thậm chí, họ có thể mở rộng lòng trắc ẩn của mình với cả những người lạ.
Những tế bào thần kinh phản chiếu này là siêu năng lực thú vị khiến họ biết quan tâm, thấu hiểu sâu sắc về người xung quanh. Song, nó cũng gây ra một số bất tiện như không thể cùng mọi người xem một chương trình truyền hình quá bạo lực.
Trải nghiệm cảm xúc sống động hơn
Vùng vỏ não trước trán là khu vực được nối với một số hệ thống liên quan đến cảm xúc và xử lý dữ liệu cảm giác. Những người nhạy cảm xử lý mọi thứ sâu sắc hơn những người khác là nhờ vùng vỏ não này. Nó liên quan đến sự điều tiết cảm xúc và giúp bạn trải nghiệm những khoảnh khắc tình cảm trong cuộc sống một cách sống động hơn.
Độ nhạy cao được liên kết với một gene làm tăng sự sống động này. Gene đó cho phép tăng cường hoạt động của vùng vỏ não trước trán khi nó xử lý cảm xúc. Nhờ đó, bạn cảm nhận một cách tinh tế cảm xúc của chính mình để phản ứng với những gì xảy ra xung quanh.
Nhạy bén trong não bộ
Những người nhạy cảm cao thường tỉnh táo, nhạy bén hoặc cảnh giác hơn khi tiếp xúc với xã hội.
Bộ não có độ nhạy cảm cao sẽ xử lý thông tin ở mức độ sâu hơn và quan tâm đến những người khác sâu sắc hơn. Nếu bạn là một người rất nhạy cảm, hãy tự hào vì bộ não của bạn là một trong những “cỗ máy xã hội mạnh nhất” trong vũ trụ.
Ngoài ra, bộ não nhạy cảm có thể bảo vệ bạn trước những cám dỗ xung quanh, giúp bạn tập trung và phân tích hành vi của mọi người. Trực giác còn giúp bạn cảm nhận được người xấu, người tốt và cả những tình huống bất thường xảy ra trong cuộc sống thường ngày.
Thùy An
Theo VNE
Cơ thể hoạt động ra sao khi bạn ngủ
Bộ não sắp xếp và củng cố thông tin, mức độ căng thẳng giảm, cơ bắp dần tê liệt, hormone chống lợi tiểu được giải phóng.
Theo QG, cơ thể làm rất nhiều công việc quan trọng trong khi bạn đang ngủ. Một giấc ngủ đủ khoảng 7 đến 8 giờ mỗi đêm giúp các bộ phận cơ thể tái tạo và phục hồi hiệu quả.
Não sắp xếp và xử lý thông tin trong ngày
Bộ não thực sự khá bận rộn khi phải phân loại và lưu trữ thông tin. Quá trình này đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra những kỷ niệm dài hạn. Lý do là não phải củng cố tất cả thông tin được thu thập trong ngày và lưu trữ nó để sử dụng sau này.
Hormone được giải phóng
Một số kích thích tố khác nhau được giải phóng trong khi ngủ, với mục đích khác nhau. Trong đó, tuyến yên giải phóng hormone tăng trưởng để cơ thể phát triển và tự sửa chữa. Melatonin được mệnh danh là "hormone bóng đêm" có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh giấc ngủ. Nồng độ melatonin cao giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ sâu, ngược lại sẽ gây rối loạn giấc ngủ và ngủ không sâu giấc.
Hệ thần kinh giao cảm thư giãn
Hệ thần kinh giao cảm có nhiệm vụ kiểm soát phản ứng với sự căng thẳng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi chúng ta bị thiếu ngủ, hệ thần kinh giao cảm phải hoạt động liên tục dẫn đến huyết áp tăng cao.
Mức cortisol thấp hơn
Mức độ cortisol được gọi là hormone căng thẳng sẽ giảm trong vài giờ đầu tiên của giấc ngủ. Sau đó chúng tăng lên đỉnh ngay sau khi thức dậy, bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo và bắt đầu thèm ăn.
Cơ thể làm rất nhiều công việc quan trọng khi bạn ngủ. Ảnh: OR
Cơ bắp tê liệt
Trong khi ngủ, cơ bắp tạm thời bị tê liệt khiến bạn không thể di chuyển.
Hormone ADH hoạt động
ADH - một loại hormone chống lợi tiểu được giải phóng bởi não theo nhịp sinh học làm giảm nhu cầu đi tiểu trong khi bạn ngủ.
Hệ miễn dịch giải phóng cytokine chống viêm
Nếu bạn mắc bệnh hoặc bị thương, các cytokine giúp cơ thể chống lại tình trạng viêm, nhiễm trùng và giảm đau. Không ngủ đủ giấc, hệ miễn dịch sẽ không được hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Giấc ngủ rất quan trọng cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Nếu bạn gặp khó khăn khi ngủ hoặc cảm thấy mệt mỏi mỗi khi thức dậy, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn cải thiện giấc ngủ.
Cẩm Anh
Theo VNE
3 điều bạn có thể làm ngay bây giờ để bảo vệ bộ não tránh khỏi nguy cơ mất trí nhớ Chỉ vì bạn còn trẻ không có nghĩa là bạn không nên quan tâm đến chứng mất trí nhớ trong tương lai. Lão hóa có thể đáng sợ, đặc biệt là khi nói đến sự khởi đầu của bệnh mất trí nhớ. Hơn 50 triệu người trên thế giới mắc bệnh này và dường như con số đó ngày càng gia tăng nhanh...