Kiểm tra công tác ứng phó với mưa bão tại Thanh Hóa
Nhằm ứng phó với tình hình áp thấp trên biển Đông, ngày 7/10, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai do ông Vũ Xuân Thành, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo làm Trưởng đoàn, đã làm việc với Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa.
Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, do ảnh hưởng của vùng áp thấp, từ đêm 6-11/10, các tỉnh, thành phố Trung Bộ có khả năng mưa to đến rất to với tổng lượng mưa từ 300-500mm/đợt. Riêng khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi, lượng mưa dự báo có thể từ 500mm/đợt. Sau ngày 11/10, mưa lớn ở khu vực Trung Bộ còn diễn biến phức tạp và có khả năng kéo dài.
Kiểm tra tại đoạn sạt lở đê hữu sông Mã đoạn sát mố cầu Hàm Rồng, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa và vết nứt chạy dọc thân đập hồ sông Mực, huyện Như Thanh, Đoàn công tác đánh giá cao công tác chuẩn bị ứng phó, phòng chống thiên tai của tỉnh Thanh Hóa. Đoàn yêu cầu tỉnh Thanh Hóa khẩn trương xử lý các sự cố, trong đó, sự cố đoạn nứt dọc thân đập hồ sông Mực cần khẩn trương làm rõ nguyên nhân để tìm ra hướng xử lý chính xác, kịp thời, không làm ảnh hưởng đến an toàn hồ đập khi mùa mưa bão đang đến rất gần.
Hồ sông Mực được xây dựng năm 1977, có dung tích chứa gần 200 triệu m3 nước, có nhiệm vụ cắt lũ cho sông Yên, cấp nước tưới cho hơn 11.000 ha sản xuất nông nghiệp, cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp cho 3 huyện Như Thanh, Nông Cống và thị xã Nghi Sơn. Từ giữa tháng 9/2020, thân đập của hồ sông Mực xuất hiện vết nứt dài khoảng 173m, chiều rộng từ 2-3 cm, chiều sâu khoảng 1m. Cùng với đó, cống lấy nước vào hồ có hiện tượng rò rỉ. Hiện sự việc đã được báo cáo lên UBND tỉnh Thanh Hóa để tìm hướng xử lý, khắc phục sự cố. Tạm thời, đơn vị quản lý công trình là Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sông Chu đã lập chốt khống chế tải trọng, cấm xe ô tô, xe tải lưu thông qua đập, theo dõi 24/24 giờ để phát hiện và báo cáo kịp thời diễn biến của sự cố.
Đoàn công tác của Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Trung ương kiểm tra sự cố trên thân đập hồ sông Mực (huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá).
Đoàn công tác đề nghị các tỉnh, thành phố Trung Bộ, trong đó, tỉnh Thanh Hóa cần kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn đê điều, hồ chứa và hạ du, đặc biệt hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý tình huống có thể xảy ra. Đồng thời, các địa phương triển khai biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân, đề phòng lũ quét, sạt lở đất, khu vực dân cư có nguy cơ mất an toàn. Các địa phương phải tổ chức theo dõi 24/24 giờ để cảnh báo, xử lý các tình huống có thể xảy ra.
Video đang HOT
Tỉnh Thanh Hóa có 610 hồ chứa, trong đó có 240 hồ chứa đầy nước, 370 hồ chứa có mực nước thấp hơn mực nước thiết kế từ 1m trở lên. Do ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài, hiện, Thanh Hóa có 3 hồ có sự cố hư hỏng gồm hồ làng Hợi, hồ Trường Sơn, xã Xuân Du, huyện Như Thanh và hồ sông Mực, xã Hải Vân, huyện Như Thanh. Ngoài ra, trong 23 công trình đang thi công, 20 công trình khối lượng thi công ước đạt 65-98% cơ bản các hạng mục đầu mối, đảm bảo tiến độ vượt lũ, chống lũ an toàn; 3 công trình mới triển khai thi công khối lượng ước đạt 5-15%, chưa đảm bảo tiến độ vượt lũ, chống lũ an toàn.
Bên cạnh đó, từ đầu năm 2020 đến nay, do tình hình hạn hán, nắng nóng kéo dài đã gây ra một số sự cố nứt đê ở xã Quảng Phú, xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân; xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn; xã Quảng Phúc, huyện Triệu Sơn; xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa… Tất cả các sự cố trên đều được phát hiện và xử lý theo phương châm 4 tại chỗ. Hiện các địa phương đang tiếp tục tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến sự cố, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền khẩn trương khắc phục.
Ngoài ra, theo rà soát, tỉnh Thanh Hóa có khoảng 50.000 hộ dân với hơn 201.000 nhân khẩu ở khu vực ven biển, cửa sông phải sơ tán khi có bão; gần 48.000 hộ dân với hơn 311.000 nhân khẩu nằm ở khu vực bãi sông, ven sông nơi không có đê phải sơ tán khi có lũ và khoảng 23.000 hộ ở vùng trũng thấp có nguy cơ ngập lụt. Đặc biệt, hơn 8.000 hộ với hơn 35.000 nhân khẩu ở khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
Hiện, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các ngành rà soát, bổ sung, hoàn thiện phương án huy động lực lượng tham gia công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã hiệp đồng với các đơn vị lực lượng vũ trang của Quân khu 4, sẵn sàng tham gia công tác phòng chống thiên tai. Đến nay, tất cả các địa phương đã thành lập, củng cố, kiện toàn Đội xung kích phòng chống thiên tai với 56.618 người tham gia…
Sau buổi làm việc với tỉnh Thanh Hóa, Đoàn công tác sẽ làm việc về công tác ứng phó với vùng áp thấp và mưa lũ lớn kéo dài tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Tấm lòng thiện nguyện thắp sáng vùng biên viễn
Sáng 5/9, Báo Công lý đã phối hợp với Vườn lan thiện nguyện Thanh Hóa đưa vào hoạt động hệ thống điện năng lượng mặt trời (HTĐNLMT) phục vụ cho khu điểm trường lẻ bản Ruộng.
Khu điểm trường Ruộng của Trường tiểu học Bát Mọt 1 (thuộc xã biên giới Bát Mọt, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa) nằm giáp ranh với biên giới nước bạn Lào. Đi từ trung tâm xã Bát Mọt lên tới điểm trường khoảng 12km, lối tắt lội qua những con suối dài khoảng gần 5km nhưng con đường này lại rất nguy hiểm bởi những chiếc cầu, đập tràn đã bị hủy hoại trong lũ quét. Việc qua sông, qua suối tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đặc biệt là đối với các em học sinh và thầy cô giáo.
Cuối năm 2017, một trận lũ quét đã tàn phá hoàn toàn khu điểm trường Ruộng, khiến cho việc dạy và học của thầy và trò nơi đây vô cùng khó khăn. Đầu năm 2018 điểm trường này được một tổ chức xây dựng lại 2 khu nhà mới ở địa điểm cao hơn, an toàn hơn.
Đại diện Báo Công lý và Vườn lan thiện nguyện Thanh Hóa trao quà cho điểm trường Ruộng
Năm 2019, Báo Công lý cũng đã đồng hành cùng các nhà hảo tâm tại thành phố Thanh Hóa lên điểm trường lẻ khu Ruộng, chia sẻ những khó khăn, vất vả với các thầy cô và trao những phần quà thiết thực như: Áo ấm, đầu tư 2.000 mét ống dẫn nước từ khe núi về trường, làm 3 cầu tạm, bếp ga, bình lọc nước... Tuy nhiên, khu trường này vẫn còn nhiều thiếu thốn, đặc biệt là nguồn điện.
Khu điểm trường Ruộng nằm trên vị trí mới
Nhằm tiếp tục đồng hành cùng các em học sinh vùng cao, đầu tháng 9/2020, Báo Công lý đã phối hợp với Vườn lan thiện nguyện Thanh Hóa tiến hành lắp đặt đưa vào hoạt động HTĐNLMT nhằm đưa ánh sáng đến nơi đây. Với tổng giá trị hơn 30 triệu đồng, HTĐNLMT sẽ mang tới những tiện ích cơ bản nhất cho trường, giảm bớt khó khăn giúp thầy và trò nơi đây yên tâm học tập và công tác.
Thầy Vũ Thế Hậu - Hiệu trưởng Trường tiểu học Bát Mọt 1 bật hệ thống điện năng lượng mặt trời cung cấp cho điểm trường Ruộng
Thầy Vũ Thế Hậu - Hiệu trưởng Trường tiểu học Bát Mọt 1 cho biết: Nhà trường có 6 khu điểm lẻ nhưng khu điểm trường Ruộng là khó khăn nhất. Khó về đường đi, thiếu thốn về cơ sở vật chất cùng trang thiết bị dạy và học. Trước khi được lắp đặt HTĐNLMT, điểm trường này vẫn chưa hề có điện. Việc này đã khiến cho việc học tập của các cháu gặp rất nhiều gian nan, đặc biệt là trong những ngày thời tiết khắc nghiệt như mưa giông, bão lũ hay nắng nóng.
Ông Hà Hoàng Minh đại diện Vườn lan thiện nguyện Thanh Hóa tặng quà đầu năm học mới cho các cháu học tại điểm trường Ruộng
"Được Báo Công lý và Vườn lan thiện nguyện Thanh Hóa đầu tư lắp đặt HTĐNLMT phục vụ cho việc dạy và học. Đây là món quà vô cùng quý giá với nhà trường, chúng tôi không biết nói gì hơn xin cảm ơn tấm lòng của các thành viên trong nhóm Vườn lan thiện nguyện Thanh Hóa và Báo Công lý đã chia sẻ, giúp đỡ mang ánh sáng lên vùng cao", thầy Hậu xúc động nói.
Hệ thống điện năng lượng mặt trời được lắp đặt và đưa vào hoạt động đúng vào ngày khai giảng năm học mới 2020, là niềm vui lớn đối với thầy và trò điểm trường Ruộng. Những chiếc quạt điện đã bắt đầu vòng quay đầu tiên, ánh sáng đèn thắp lên xua đi những khó khăn, thổi vào một luồng sinh khí mới cho ngôi trường này.
Thanh Hóa: Hội Nông dân thành phố Thanh Hóa trao 24 con bò sinh sản cho hộ nghèo Sáng ngày 17/8, tại xã Quảng Cát (TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), Hội Nông dân TP. Thanh Hóa đã trao 24 con bò cái sinh sản cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo ở xã Quảng Cát. Nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2019 của Hội Nông dân TP....