Kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt tại các đô thị
Ngày 30-6, Bộ Y tế có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt tại các khu đô thị.
Theo đó, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu các đơn vị cung cấp nước sạch tự tiến hành công tác kiểm tra, giám sát chất lượng nước thường xuyên theo đúng quy định. Sở Y tế các địa phương phải phối hợp với các Sở, ban, ngành tiến hành lấy mẫu nước và kiểm tra định kỳ, báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng nước tại các khu đô thị về Bộ Y tế trước ngày 10-7.
Theo ANTD
Nỗi khổ trời đày: "Chết khát" giữa lưng trời Hà Nội
Lên cơ quan đánh răng rửa mặt, đem từng chai nước nhỏ từ cơ quan về nhà, xin hoãn đi công tác để ở nhà canh nước rồi tận dụng nước thải điều hòa... nỗi khổ cực của dân chung cư ở Hà Nội đối phó với tình trạng mất nước.
Héo hon vì mất nước
Sau đợt mất nước ở nhiều khu vực như Thanh Xuân, Hoàng Mai (Hà Nội) vào đầu mùa nóng thì gần đây, hàng loạt các khu đô thị trên địa bàn Hà Nội lại tái diễn tình cảnh mất nước, thiếu nước sinh hoạt một cách trầm trọng.
Video đang HOT
Đơn cử, vào giữa tháng 5, người dân sinh sống tại tòa nhà chung cư CT1 - khu Mỹ Đình, Sông Đà (Nam Từ Liêm - Hà Nội) phải chịu cảnh "cõng nước" lên tầng hay "mò nước" dưới đất để dùng cho sinh hoạt hàng ngày.
Theo những người dân ở đây, hàng trăm hộ gia đình đã phải xếp hàng giữa trời nắng oi bức, tay chậu, tay xô để chờ lấy nước tại một bể nước ngầm ngoài khu vực chung cư. Thậm chí, để tiết kiệm thời gian và tránh mệt, nhiều người đã mang cả quần áo, thức ăn sống xuống bể ngầm chờ giặt, rửa đồ. Tình trạng đó diễn ra gần một tuần làm nhiều người than thở và bức xúc.
Mới nhất, tình trạng mất nước kéo dài hơn một tuần nay tại khu đô thị Việt Hưng (Long Biên). Những cư dân sống ở khu đô thị này cho biết, người dân phải tìm đủ mọi cách để chống chọi với cảnh nước sinh hoạt bị mất hoàn toàn.
Tình trạng mất nước tại nhiều khu đô thị khiến người dân phải xếp hàng, dùng xô, chậu để đi hứng nước
Tuy nhiên, nghiêm trọng nhất là tình trạng mất nước, thiếu nước sinh hoạt ở chung cư Đại Thanh (Hà Đông - Hà Nội).
Được biết, chung cư Đại Thanh được bàn giao nhà và đưa vào sử dụng từ cuối năm 2013, hiện có gần 4.000 hộ dân sinh sống, đa phần là các gia đình trẻ. Thế nhưng, tình trạng thiếu nước, thậm chí mất nước đã diễn ra cả tháng trời tại đây.
Theo phản ánh của các hộ dân sống tại tòa nhà CT6, trong 3 tòa nhà, chỉ có tòa B có nước, tòa A, tòa C rất ít.
Tương tự, nhà CT8 của chung cư này cũng đang thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. May mắn ra, mỗi ngày được cấp nước 5-10 phút, các cư dân phải huy động xô chậu để dự trữ nước, còn không các hộ phải xách nước từ tầng 1 lên. Cảnh bà con chen nhau xách nước trong thang máy, nước tràn ra lối đi, khiến chung cư rất nhếch nhác, mất vệ sinh đã trở thành chuyện thường ngày.
Phải lên cơ quan đánh răng, rửa mặt
Tình trạng mất nước, thiếu nước kéo dài ở các khu chung cư khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn hoàn toàn. Họ phải tìm đủ mọi cách để có thể sống chung với cảnh này. Nhà nào cũng phải xô châu tích nước, lúc nào không có phải đi xin, đi mua nước lọc về dùng hay chuyện thức đêm, ngủ gật trong nhà vệ sinh để chờ lấy nước đã trở thành thường ngày.
Anh Nguyễn Văn Tuấn sống tại khu đô thị Việt Hưng, than thở, vào 9h sáng hàng ngày, công ty nước cho 2 xe chở nước sạch tới để khắc phục sự cố mất nước.
Bi hài hơn, một số nơi tình trạng mất nước kéo dài, dân còn phải lên cơ quan đánh răng, rửa mặt hay hứng nước thải điều hòa để dùng (ảnh B.H)
"Nhưng xe chở nước chở vào giờ đó thì chỉ gia đình nào có người ở nhà mới xuống xách được nước lên, còn với nhà tôi cả hai vợ chồng đi làm từ sáng tới tối mới về thì chỉ có nhịn".
Để sống chung với cảnh mất nước, hơn tuần nay, anh Tuấn cho hay hàng ngày vợ chồng con cái anh phải ăn cơm tiệm, qua nhà người thân tắm giặt nhờ. "Bi hài nhất là vào buổi sáng, nhà không một giọt nước, hai vợ chồng đành phải đi làm sớm, lên cơ quan mới đánh răng, rửa mặt. Rồi tối về lại chai lớn, chai nhỏ lấy nước từ cơ quan về tích sẵn phòng lúc con cái đi vệ sinh còn có nước dùng".
"Nhiều lúc, tôi còn tự an ủi rằng mình làm nhân sự, tiếp xúc nói chuyện với nhiều người, ăn sáng xong mới đánh răng, rửa mặt thì càng vệ sinh, răng miệng thơm tho sạch sẽ cả ngày", anh Tuấn cười nói.
Không những vậy, anh Phạm T.A., một cư dân sống ở chung cư Đại Thanh, tâm sự tình trạng thiếu nước, nước sinh hoạt cho nhỏ giọt ở chung cư diễn ra hơn tháng nay. Lúc nào người dân cũng phải trong tư thế xô, chậu sẵn sàng tích nước để lấy nước sinh hoạt.
"Gần một tháng nay, tôi phải xin với sếp hoãn việc đi công tác xa để ở nhà canh nước. Nhà có hai vợ chồng, vợ lại mới sinh con được ít ngày, đang trong thời gian ở cữ. Nếu tôi đi rồi thì vợ con lấy nước đâu mà dùng? Cũng may sếp biết tình cảnh éo le này nên thông cảm".
Chị Dương Thị T. sống ở chung cư Đại Thanh còn cho biết, hôm nào nhà có khách dùng nhiều, nước tích không đủ là hôm đó chồng chị lại phải dùng xô hứng từng giọt nước thải ở điều hòa để sáng hôm sau có nước đánh răng, rửa mặt đi làm.
"Sống giữa chung cư tưởng chừng sẽ được hưởng các dịch vụ tối ưu, tốt nhất thế nhưng nhu cầu tối thiểu nhất là nước sinh hoạt cũng không được phục vụ", chị T. than thở.
Theo Như Băng
VEF
"Đói nước" giữa nắng hạn, hàng ngàn hộ dân điêu đứng Đã 5 năm qua, kể từ khi công trình nước sạch ở xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định) bị hư hỏng, hơn 1.000 hộ dân xã này phải sống trong cảnh "khát" nước sạch nghiêm trọng. Đang mùa nắng hạn, đời sống của người dân càng trở nên khó khăn hơn. Chắt chiu từng giọt nước Cuối năm 2009, công trình...