Kiểm tra biệt phủ của đại gia vàng, đội quy tắc bất lực quay về
Sáng 31/10, Đội Kiểm tra quy tắc đô thị quận Liên Chiểu, Đà Nẵng phối hợp chính quyền địa phương đến kiểm tra hiện trạng biệt phủ trái phép của đại gia Ngô Văn Quang nhưng đành bất lực quay về, dù bên trong nhà có nhiều người.
Đại gia vàng Ngô Văn Quang (Giám đốc Công ty vàng Phước Minh, tỉnh Quảng Nam) xin tự nguyện tháo dỡ công trình biệt phủ trái phép ở khu vực rừng đặc dụng dưới chân núi Hải Vân (thuộc phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) từ năm 2015. Tuy nhiên, đến nay, sau 3 năm, công trình này vẫn chưa được tháo dỡ hoàn toàn.
Sáng 31/10, trao đổi với PV, ông Đàm Quang Hưng – Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu xác nhận do mới có một số thông tin liên quan đến công trình trái phép này, nên trong sáng nay, chính quyền Quận đã cử lực lượng chức năng đến kiểm tra thực tế. Sau khi kiểm tra mới có báo cáo cụ thể hiện trạng tiến độ tháo dỡ công trình trái phép này.
Tuy nhiên, sáng 31/10, Đội Kiểm tra quy tắc đô thị quận Liên Chiểu, Đà Nẵng phối hợp chính quyền địa phương đến kiểm tra hiện trạng biệt phủ nhưng không vào được bên trong, đành bất lực quay về.
Đội Quy tắc đô thị quận Liên Chiểu phối hợp cán bộ phường Hoà Bắc đến kiểm tra thực tế hiện trạng biệt phủ trái phép
Trong nhà có người nhưng không ai mở cửa cho lực lượng chức năng vào bên trong biệt phủ của đại gia vàng Ngô Văn Quang.
Ghi nhận thực tế của PV, thời điểm lực lượng chức năng đến kiểm tra, trong nhà có nhiều người nhưng không ai mở cửa cho lực lượng chức năng vào bên trong. Một người phụ nữ xưng là người làm nói do không có sự đồng ý của ông chủ nên không mở cửa.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Đây – Đội trưởng Đội Kiểm tra quy tắc đô thị quận Liên Chiểu chỉ đạo cấp dưới đề nghị phường Hòa Hiệp Bắc gửi thư mời cho chủ công trình đến trụ sở làm việc, và cả đoàn ra về.
Trả lời câu hỏi vì sao công trình đã được xác định xây dựng trái phép nhưng lực lượng đến kiểm tra thực tế lại không được vào bên trong, lực lượng chức năng có biện pháp gì khác để kiểm tra hiện trạng công trình nếu cứ gặp tình huống tương tự, ông Trần Văn Sơn – Phó Đội trưởng Đội Kiểm tra quy tắc đô thị quận Liên Chiểu nói, kể cả thành phố có đến kiểm tra thì công trình này cũng đóng cửa khi không có ông chủ ở đó. “Ổng thường xuyên vắng mặt vì chủ yếu ở Quảng Nam. Còn người làm thì không có sự đồng ý của ông chủ là không mở cửa” – ông Sơn nói.
Cũng theo ông Sơn, bên trong chỉ còn hai gian nhà để làm nhà thờ và kho chứa đầy tài sản có giá trị hàng trăm tỷ đồng và chỗ cho người làm vườn ở chăm sóc cây cối; không thấy phát sinh công trình hay vi phạm nào thêm ở công trình biệt phủ xây trái phép ở khu vực rừng đặc dụng này.
Công trình biệt phủ xây dựng trái phép ở khu vực rừng đặc dụng
Quan sát từ bên ngoài cổng tường rào cho thấy bên trong vẫn còn nhiều hạng mục công trình chưa tháo dỡ hoàn toàn
Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, cuối năm 2014, Đà Nẵng phát hiện 2 quần thể biệt thự xây dựng trái phép dưới chân núi Hải Vân, trong đó có biệt phủ của đại gia vàng Ngô Văn Quang. Đến đầu năm 2015, UBND quận Liên Chiểu đã ra quyết định xử phạt hành chính và buộc phải tháo dỡ công trình trái phép này. Sau nhiều lần có đơn xin hoãn tháo dỡ và xin tự chấp hành lệnh tháo dở công trình, đến tháng 4/2017, ông Quang có xin tạm để lại 2 căn nhà kho cấp 4 chưa tháo dỡ để làm nơi bảo quản tài sản và thờ cúng ông bà, sau đó gia đình sẽ tháo dỡ theo đúng quy định.
Nhiều báo cáo của cơ quan chức năng thể hiện đến thời điểm hiện tại, chủ công trình đã tự tháo dở 80% hạng mục công trình trái phép ở biệt phủ này.
Tâm An
Theo Dantri
'Biệt phủ' trái phép ở đặc khu Vân Đồn: Quảng Ninh chỉ đạo thanh tra
Trước những thông tin về khu biệt phủ trái phép trên đất vàng đặc khu Vân Đồn, chiều 26.4, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phát đi văn bản số 2691/UBND-XD1 về việc thanh tra dự án trồng rừng, trang trại, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại xã Hạ Long, huyện Vân Đồn.
Có hay không vì mối quan hệ thâm tình?
Tiền Phong đã phản ánh về việc gia đình ông Bùi Hạ Long mua lại đất rừng của một số người dân ở thôn 6, xã Hạ Long, Vân Đồn từ năm 2003. Nhiều công trình kiên cố đã được ông Long xây dựng ngay trên đất rừng nhưng không bị các cơ quan chức năng xử lý. Mới đây, khu đất 24 ha này được hợp thức hóa và chuyển đổi thành đất dự án cho Cty TNHH MTV Vân Đồn Farm do chính ông Bùi Hạ Long làm Giám đốc.
Trong quá trình hợp thức hóa, có nhiều văn bản, quyết định, thông báo được phát ra từ các cơ quan chức năng còn nhiều bất cập. Đơn cử như thông báo thu hồi đất để giải phóng mặt bằng của ông Phó chủ tịch huyện Vân Đồn Châu Thành Hưng khiến dư luận đặt câu hỏi: thu hồi đất để giải phóng mặt bằng nhưng các công trình trên đất vẫn được giữ nguyên và lại thu đất của ông Long để giao lại cho chính ông Long làm dự án?
Trong cuộc trao đổi với ông Bùi Hạ Long vào ngày 23.4, giải thích về việc một số văn bản của các cơ quan chức năng phát ra để hợp thức hóa dự án có ngày tháng gần sát với nhau, ông Long cho biết: "Có thể do khi soạn thảo văn bản họ chọn ngày đẹp để ghi vào cho thông suốt, chứ không có chuyện hợp thức hóa mà phải gọi là đúng quy trình".
Không chỉ chính quyền huyện Vân Đồn ra những văn bản "thần tốc" cho dự án này mà đặc biệt Ban quản lý khu kinh tế Quảng Ninh còn có những "ưu ái" cho dự án trồng rừng như đồng ý miễn phí 100% tiền thuê đất rừng trong 49 năm, miễn 16 tháng tiền thuê đất đối với đất trang trại trong thời gian xây dựng cơ bản và miễn thêm 13 năm sau khi hoàn thành xây dựng. Tổng số tiền thuê đất được miễn gần 1,5 tỷ đồng.
Gia thế "khủng" của "biệt phủ" trái phép trên đất vàng đặc khu Vân Đồn.
Để làm được điều này, theo một số chuyên gia về lĩnh vực đất đai: Người này phải có mối quan hệ đặc biệt rộng rãi và thân tình với phía chính quyền từ tỉnh xuống tận địa phương chứ doanh nghiệp bình thường rất khó để có thể xin dự án chứ chưa nói gì đến việc hợp thức hóa "ưu ái" như vậy.
Qua tìm hiểu của Tiền Phong, ông Bùi Hạ Long hiện là Phó giám đốc của Cty Xuất nhập khẩu Quảng Ninh, một Cty danh tiếng và có thế mạnh tại tỉnh. Trong khi đó vợ của ông Bùi Hạ Long là bà Vũ Thị Dung, hiện đang giữ chức Phó trưởng Ban tổ chức tỉnh ủy Quảng Ninh. Đặc biệt, Trưởng Ban quản lý khu kinh tế - Ban thực hiện việc phê duyệt chi tiết và quyết định miễn tiền thuê đất cho dự án của ông Long là ông Nguyễn Mạnh Tuấn. Ông Tuấn là em rể của ông Bùi Hạ Long.
Để xác minh rõ mối quan hệ gia đình của ông Nguyễn Mạnh Tuấn và ông Bùi Hạ Long, chiều 26/4, Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với ông Tuấn và được ông Tuấn xác nhận: "Việc tôi lấy em gái của anh Long là không thể phủ nhận, nhưng trong công việc tôi không vì tình thân mà làm trái hay có những ưu ái dành riêng cho anh Long".
Trước những thông tin của Tiền Phong đăng tải nhiều ngày nay về khu biệt phủ trái phép trên đất vàng đặc khu Vân Đồn, chiều 26.4, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phát đi văn bản số 2691/UBND-XD1 về việc thanh tra dự án trồng rừng, trang trại, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại xã Hạ Long, huyện Vân Đồn.
Văn bản có nêu đến việc báo Tiền Phong đăng tải loạt bài về Dự án trồng rừng được gọi là "biệt phủ" ở Vân Đồn. UBND tỉnh chỉ đạo: Giao Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra toàn diện dự án, bao gồm việc chấp hành chính sách pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng đất và xây dựng công trình thực hiện quy hoạch được duyệt trong ranh giới dự án. Báo cáo về UBND tỉnh trước ngày 30.6.2018.
Qua tìm hiểu, ông Bùi Hạ Long hiện là Phó giám đốc của Cty Xuất nhập khẩu Quảng Ninh, một Cty danh tiếng và có thế mạnh tại tỉnh. Trong khi đó vợ của ông Bùi Hạ Long là bà Vũ Thị Dung, đang giữ chức Phó trưởng Ban tổ chức tỉnh ủy Quảng Ninh. Đặc biệt, Trưởng Ban quản lý khu kinh tế - Ban thực hiện việc phê duyệt chi tiết và quyết định miễn tiền thuê đất cho dự án của ông Long là ông Nguyễn Mạnh Tuấn. Ông Tuấn là em rể của ông Bùi Hạ Long.
Theo Hoàng Dương (Tiền phong)
Nước biển chuyển màu đen có nhiều bọt vàng Khoảng hơn 5km dọc bờ biển Nguyễn Tất Thành (TP Đà Nẵng), nước biển bất ngờ xuất màu đen, có nhiều bọt vàng khiến nhiều người lo lắng. Ngày 25/3, người dân sống dọc bãi biển Nguyễn Tất Thành (Đà Nẵng) tỏ ra lo lắng khi thấy nước biển chuyển màu đen, có nhiều bọt vàng. Hiện tượng trên kéo dài khoảng 5km...