Kiểm toán Nhà nước sẽ tập trung kiểm toán môi trường
Kiểm toán Nhà nước xác định tập trung ưu tiên vào các loại hình, lĩnh vực kiểm toán mới trong đó có kiểm toán môi trường – chủ đề của đại hội Asosai 14 vừa qua.
Hội nghị bàn tròn với các đối tác phát triển năm 2019 của Kiểm toán Nhà nước
Sáng 25.6, Kiểm toán Nhà nước (KTNN), Ngân hàng Thế giới đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các đối tác phát triển năm 2019 tại Hà Nội.
Đánh giá về quá trình 25 năm hình thành và phát triển, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phước cho rằng, KTNN Việt Nam ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, khẳng định được vai trò, vị thế là một cơ quan kiểm tra tài chính công có uy tín và ngang tầm khu vực.
Trong định hướng khung chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2020 – 2030, tầm nhìn đến 2035, KTNN xác định tập trung phát triển các lĩnh vực ưu tiên: Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của KTNN; phát triển và hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy của KTNN; phát triển nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng kiểm toán; hội nhập và hợp tác quốc tế; phát triển cơ sở vật chất, thông tin tuyên truyền và nghiên cứu khoa học; phát triển CNTT.
Bên cạnh đó, về chuyên môn kiểm toán, KTNN tập trung ưu tiên vào các loại hình, lĩnh vực kiểm toán mới như: Kiểm toán CNTT; Kiểm toán môi trường (KTMT)… và tăng cường triển khai các phương pháp kiểm toán mới như kiểm toán dựa trên rủi ro.
Video đang HOT
Nói về những ưu tiên phát triển trong lĩnh vực KTMT giai đoạn tới, ông Lê Đình Thăng – Kiểm toán trưởng kiểm toán chuyên ngành III cho rằng, môi trường và phát triển bền vững không chỉ là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà đã trở thành vấn đề toàn cầu, của nhân loại, trong đó Việt Nam không phải ngoại lệ.
Nhận thức được điều đó, KTNN đang nỗ lực nâng cao hiệu lực hoạt động và hiệu lực pháp lý; Từng bước hiện đại để kiểm toán môi trường trở thành công cụ quan trọng hữu hiệu phát triển bền vững ở Việt Nam. Đồng thời, nâng cao vị thế của Kiểm toán môi trường trên trường quốc tế.
Tháng 9.2018, một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của KTMT khi cơ quan KTNN Việt Nam là quốc gia được chọn là đơn vị đăng cai tổ chức Đại hội các cơ quan kiểm toán tối cao Châu Á lần thứ 14 và Đại hội lấy chủ đề “Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững” để cùng thảo luận và đề ra giải pháp.
Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành III cũng cho biết, thời gian tới, KTNN sẽ tiếp tục triển khai KTMT theo hướng tiếp cận một số chủ đề môi trường mới, được xã hội và cộng đồng quốc tế quan tâm như biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, quản lý tài nguyên khoáng sản…
THUỲ DUNG
Theo Laodong
Tổng Kiểm toán Nhà nước: Sẽ kiểm toán giá điện khi Chính phủ hoặc Quốc hội yêu cầu
Trao đổi với phóng viên báo Tin tức bên hành lang Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết: Sau khi các đại biểu Quốc hội có ý kiến đề nghị, nếu được Chính phủ hoặc Quốc hội giao thì Kiểm toán Nhà nước sẽ vào cuộc kiểm toán giá điện.
Tuy nhiên, theo ông Hồ Đức Phớc, Kiểm toán Nhà nước muốn vào cuộc phải có 3 điều kiện: Một là, theo kế hoạch kiểm toán hằng năm đã được Quốc hội thông qua; hai là theo yêu cầu của đơn vị kiểm toán; ba là làm theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc trả lời phỏng vấn báo Tin tức. Ảnh: CTV
"Đợt này, nếu Chính phủ và Quốc hội yêu cầu Kiểm toán Nhà nước kiểm toán giá điện thì chúng tôi sẽ bố trí lực lượng để kiểm toán theo yêu cầu. Nếu Chính phủ không yêu cầu mà Quốc hội yêu cầu thì vẫn sẽ kiểm toán", ông Hồ Đức Phớc cho biết.
Cũng theo đại biểu Hồ Đức Phớc, Thanh tra Chính phủ chỉ làm theo vụ việc, còn để đánh giá toàn diện chi phí giá điện thì nên giao cho kiểm toán.
Trước đó, Báo cáo giải trình của Chính phủ về cơ sở tăng giá điện gửi tới Quốc hội đã có một số đại biểu Quốc hội cho rằng "chưa thuyết phục" và đề nghị Kiểm toán Nhà nước vào cuộc.
Tại phiên thảo luận ở tổ về kinh tế - xã hội ngày 22/5, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) cho rằng Chính phủ đã có giải trình về cơ sở tính giá điện, nhưng cần làm rõ hơn để người dân yên tâm. Đại biểu đề nghị Kiểm toán Nhà nước vào cuộc kiểm toán lại giá điện và giá xăng dầu xem có đúng như đề xuất của các cơ quan hay không.
"Nếu Kiểm toán vào cuộc, trả lời thì dù tăng hay giảm, người dân cũng thấy minh bạch. Kiểm toán nên vào cuộc cho cử tri yên tâm", ông Nguyễn Hữu Cầu đề nghị.
Đồng tình với quan điểm của đại biểu Nguyễn Hữu Cầu, Bà Lê Thu Hà, đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai cho rằng để Kiểm toán Nhà nước vào kiểm toán cách tính chi phí đầu vào giá điện cũng như kinh doanh điện là đúng.
Cũng tại phiên thảo luận ngày 22/5, Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho biết, tới đây sẽ đề nghị Kiểm toán Nhà nước kiểm toán toàn bộ báo cáo tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và điều hành giá điện năm 2019.
Hóa đơn tiền điện tăng vọt khiến cử tri bức xúc. Ảnh minh họa: H.Dương
Trước đề xuất của các đại biểu Quốc hội muốn Kiểm toán Nhà nước vào cuộc xem xét việc điều hành giá điện và báo cáo tài chính của EVN, bên hành lang Quốc hội, ông Dương Quang Thành, Chủ tịch HĐTV EVN cho biết việc kiểm toán giá điện là tốt. Năm 2017, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán về giá điện và không phát hiện sai phạm.
"Sau đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương, hiện Thanh tra Chính phủ đang phối hợp với các bộ, ngành vào kiểm tra giá điện và đã làm việc với EVN. Chúng tôi đã cung cấp đầy đủ tài liệu với đoàn kiểm tra", ông Dương Quang Thành cho hay.
Giá bán lẻ điện bình quân tăng 8,36% từ ngày 20/3. Đến cuối tháng 4, rất nhiều cử tri bức xúc khi hóa đơn tiền điện tăng mạnh, thậm chí tăng gấp 2 - 3 lần. Lý giải nguyên nhân sau đó, Bộ Công Thương và EVN cho biết có 3 nguyên nhân: Chỉ số công tơ tháng 4 dài hơn 3 ngày so với tháng 3; sản lượng điện dùng tăng do thời tiết nắng nóng và giá bán lẻ bình quân tăng. Tuy nhiên, lý giải này chưa nhận được sự đồng tình từ dư luận.
Theo Hoàng Dương/Báo Tin tức
Tổng Kiểm toán Nhà nước: 'Trốn thuế, chuyển giá gây nhức nhối, làm thất thu lớn NSNN' Sáng 10/12, tại phiên họp thứ 29 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã trình bày tờ trình đề nghị bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước vào chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2019 của Quốc hội. Tổng Kiểm toán...