Kiểm toán Nhà nước: Sẵn sàng kiểm toán giá điện nếu Chính phủ yêu cầu
Kiểm toán Nhà nước sẵn sàng khảo sát, thu thập thông tin để lập kế hoạch kiểm toán về giá điện nếu Chính phủ yêu cầu.
Tại cuộc họp báo của Kiểm toán Nhà nước chiều 5/7, phóng viên đã đặt câu hỏi về việc Kiểm toán Nhà nước có kiểm toán về cơ sở tính giá để điều chỉnh giá điện tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Trả lời câu hỏi này, Phó Tổng kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên cho biết, năm 2018, cơ quan này không tiến hàng kiểm toán các cơ sở tính giá để điều chỉnh giá điện của EVN.
Kiếm toán Nhà nước cho biết chưa đủ căn cứ để có ý kiến về cơ sở tính giá điện
Trước đó, năm 2016, Kiểm toán Nhà nước có cuộc kiểm toán chuyên đề về xác định giá điện giai đoạn 2014 – 2016 tại EVN và đã công bố kế quả. “Còn năm 2018, Kiểm toán Nhà nước chỉ kiểm toán báo cáo tài chính của EVN, vì vậy chưa đủ căn cứ để có ý kiến nhận định về cơ sở tính giá điện hiện tại ra sao” – ông Đoàn Xuân Tiên nói.
Theo lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước, dư luận đang rất quan tâm tới giá điện và đây là vấn đề bức xúc. Chính phủ cũng đã chỉ đạo Thanh tra Chính phủ làm rõ về vấn đề này và sẽ có báo cáo Thủ tướng Chính phủ một cách đầy đủ, chuẩn xác về giá điện.
“Tuy nhiên, tôi có đọc thông tin lãnh đạo Chính phủ nói sẽ đề nghị Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán về giá điện. Nếu Chính phủ yêu cầu kiểm toán giá điện năm 2020 thì chúng tôi sẽ sẵn sàng khảo sát, thu thập thông tin, nếu đủ điều kiện chúng tôi sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán theo quy định của pháp luật”, ông Tiên cho biết thêm.
Theo ANTD
Phó Thủ tướng: Thanh tra Chính phủ sớm kết thúc thanh tra giá điện
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Thanh tra Chính phủ sớm hoàn thành thanh tra về giá điện, đề xuất hình thức xử lý nghiêm nếu có sai phạm. Trong năm 2020, Chính phủ sẽ đề nghị Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán chuyên đề về giá điện.
Video đang HOT
Lạm phát bình quân 6 tháng thấp nhất 3 năm qua
Sáng 3/7, Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ đã họp về tình hình thực hiện công tác điều hành giá 6 tháng đầu năm và dự báo, kiến nghị công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2019. Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ chủ trì hội nghị.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị.
Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tương đối sát với dự báo từ đầu năm và nằm trong kịch bản CPI tăng thấp.
Ông Nguyễn Văn Truyền, Phó Cục trưởng Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng nguyên nhân góp phần làm CPI 6 tháng đầu năm tăng thấp so với dự báo do giá lương thực giảm vì nguồn cung trong nước dồi dào; giá xăng dầu trong nước giảm trở lại từ cuối tháng 5 đến nay; giá dịch vụ viễn thông tiếp tục giảm...
Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về việc phối hợp chặt chẽ thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo cân đối cung cầu, tăng cường thanh kiểm tra, điều hành giá các mặt hàng do nhà nước quản lý với mức độ và thời điểm phù hợp, hạn chế tác động đến giá cả chung và lạm phát kỳ vọng.
Đối với giá dịch vụ khám, chữa bệnh, đến nay đã có 8 địa phương đã điều chỉnh giá dịch vụ không có bảo hiểm y tế. Tuy nhiên để tránh việc tác động đến tâm lý trong bối cảnh điều chỉnh tăng giá xăng dầu và giá điện thời gian qua, thực hiện yêu cầu của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ Y tế đã có công văn đề nghị các địa phương còn lại tạm dừng điều chỉnh, trừ trường hợp việc điều chỉnh giá y tế ở các địa phương tác động giảm đến CPI.
Về giá dịch vụ giáo dục, sách giáo khoa, để tránh việc tăng giá tác động đến CPI, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương yêu cầu đăng ký lộ trình, thời điểm dự kiến tăng học phí và lưu ý các địa phương không tăng học phí vào một thời điểm, nhất là năm học mới để hạn chế tối đa tác động đến CPI.
Mặt hàng thực phẩm tươi sống biến động không đều trong những tháng đầu năm. Trong khi giá các mặt hàng thịt bò, thịt gà, thủy hải sản ổn định, thì giá mặt hàng thịt lợn có tăng, gỉam và hiện tại đang tăng từ đầu tháng 6 tới nay do thiếu nguồn cung vì dịch bệnh Tả lợn Châu Phi.
Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá dự báo, từ nay đến cuối năm, có một số yếu tố gây sức ép lên mặt bằng giá như: biến động của giá xăng dầu thế giới, việc điều chỉnh giá một số mặt hàng do nhà nước quản lý (y tế, giáo dục) theo lộ trình thị trường, việc điều chỉnh lương cơ sở, yếu tố rủi ro về dịch bệnh, thiên tai và thời tiết bất lợi...
Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố làm giảm áp lực lên mặt bằng giá như: Dự báo giá gạo trong nước và thế giới có khả năng giảm do nhu cầu thấp, nguồn cung dồi dào; các mặt hàng vật liệu xây dựng ổn định; giá dịch vụ bưu chính viễn thông tiếp tục ổn định và có xu hướng giảm; tỷ giá, lãi suất hiện vẫn đang được điều hành ổn định...
Từ đó, Nhóm giúp việc dự báo 2 kịch bản tăng lạm phát bình quân cho cả năm 2019 đều nằm trong khoảng từ 3,17 - 3,41%, thấp hơn cả mục tiêu đặt ra từ phiên họp trước đó là CPI 3,3- 3,9% và thấp hơn cả CPI của năm 2018.
"Với kịch bản trên, các mặt hàng, dịch vụ công do nhà nước còn quản lý sẽ còn dư địa xem xét vào quý IV/2019", ông Nguyễn Văn Truyền cho biết.
Nhiều dư địa để điều chỉnh giá dịch vụ công
Phó Thủ tướng yêu cầu Thanh tra Chính phủ sớm hoàn thành thanh tra về giá điện.
Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá các bộ, ngành đã phối hợp điều hành các mặt hàng, dịch vụ công do nhà nước quản lý phù hợp, điều độ, kiểm soát được lạm phát kỳ vọng.
Tuy nhiên, Trưởng Ban chỉ đạo cho rằng việc điều hành giá điện vào ngày 20/3 vừa qua còn chưa tốt ở khâu truyền thông, là thiếu sót cần được các bộ, ngành rút kinh nghiệm trong các lần điều hành tới.
Bên cạnh đó, việc triển khai đấu thầu vật tư thiết bị y tế còn chậm; kênh đấu thầu thuốc tập trung còn khiêm tốn; rà soát các định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực y tế còn chậm.
Chỉ đạo công tác điều hành giá từ nay đến cuối năm, Phó Thủ tướng đồng tình với dự báo của Nhóm giúp việc về kịch bản lạm phát cả năm ở mức từ 3,17 - 3,41%.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: "Trong điều kiện lạm phát thấp sẽ thuận lợi hơn để điều chỉnh một số dịch vụ công, nhưng phải cân nhắc thời điểm, tránh cùng điều chỉnh trong một thời điểm làm gia tăng lạm phát, tạo niềm tin cho người dân và doanh nghiệp vào điều hành của Chính phủ, bảo đảm thu nhập và cuộc sống của người dân, tạo dư địa cho điều hành lạm phát trong năm sau".
Từ nay tới cuối năm, Trưởng Ban chỉ đạo yêu cầu Bộ NNPTNT điều hoà cung cầu lương thực, thực phẩm nhất là thịt lợn, thúc đẩy xuất khẩu nông sản.
Bô Công Thương và Bộ Tài chính điều hành giá xăng hài hoà lợi ích của doanh nghiệp, người dân và nhà nước, tránh để Quỹ bình ổn xăng dầu xuống thấp như vừa qua.
Về giá điện, Phó Thủ tướng yêu cầu Thanh tra Chính phủ sớm hoàn thành thanh tra về giá điện, đề xuất hình thức xử lý nghiêm nếu có sai phạm. Trong năm 2020, Chính phủ sẽ đề nghị Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán chuyên đề về giá điện.
Về giá BOT, Bộ Giao thông vận tải sớm trình Chính phủ tổng thể các giải pháp, đánh giá kỹ lộ trình, tác động của điều chỉnh giá, cả phương án hoàn vốn của các chủ đầu tư, nhất là phân loại nợ của ngân hàng, đảm bảo khả năng trả nợ.
Các bộ, ngành, địa phương chủ động cung cấp thông tin chính thống về quản lý, điều hành giá cho các cơ quan chức năng và cơ quan báo chí; tăng cường công khai, minh bạch các thông tin về chỉ số đầu vào, nhất là các hàng hóa, dịch vụ quan trọng liên quan đến sản xuất và đời sống của người dân.
Bộ Y tế sớm xây dựng thông tư điều chỉnh kết cấu tiền lương cơ sở 1.490.000 đồng vào thời điểm phù hợp của quý III/2019; hoàn tất rà soát các dịch vụ và định mức kinh tế kỹ thuật; hoàn thành dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung giá dịch vụ y tế trong tháng 10/2019. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế tính toán, đề xuất Ban chỉ đạo điều chỉnh bước 3 chi phí quản lý trong kết cấu giá.
Theo Danviet
Kiểm toán Nhà nước sẽ tập trung kiểm toán môi trường Kiểm toán Nhà nước xác định tập trung ưu tiên vào các loại hình, lĩnh vực kiểm toán mới trong đó có kiểm toán môi trường - chủ đề của đại hội Asosai 14 vừa qua. Hội nghị bàn tròn với các đối tác phát triển năm 2019 của Kiểm toán Nhà nước Sáng 25.6, Kiểm toán Nhà nước (KTNN), Ngân hàng Thế...