Kiểm toán nhà nước đề nghị luật hoá nhiệm vụ kiểm toán môi trường
Kiểm toán nhà nước đề nghị sửa đổi, bổ sung vào Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường một điều về kiểm toán môi trường do Kiểm toán nhà nước thực hiện.
Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đã đến mức nghiêm trọng.
Theo Tổng kiểm toán Hồ Đức Phớc thì việc đưa hoạt động kiểm toán vào Luật Bảo vệ môi trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Kiểm toán nhà nước thực hiện tốt hơn vai trò đã được Hiến định.
Được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 và dự kiến sẽ thông qua tại kỳ họp thứ 10 tới, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) vừa qua cũng đã được đại biểu Quốc hội chuyên trách góp ý để hoàn thiện thêm một bước.
Sau khi nghiên cứu dự thảo luật được đại biểu chuyên trách góp ý, Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc vừa gửi công văn tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Bộ Tài nguyên – Môi trường (cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật) đề nghị bổ sung chức năng, nhiệm vụ kiểm toán môi trường vào Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) năm 2020.
Thực hiện kiểm toán ba nội dung
Văn bản nêu rõ, môi trường được xác định là một trong ba trụ cột để phát triển bền vững đất nước. Nghị quyết số 24 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa IX đã chỉ ra, bảo vệ môi trường cùng với tăng cường quản lý tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu là cơ sở, tiền đề cho hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự tham gia, giám sát của toàn xã hội.
“Kiểm toán nhà nước, với vai trò là cơ quan hiến định độc lập, có trách nhiệm kiểm toán môi trường để phục vụ Quốc hội giám sát công tác quản lý và bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lý chức năng, giúp Chính phủ tăng cường các biện pháp quản lý, góp phần nâng cao tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững” – Tổng kiểm toán khẳng định.
Với lý lẽ trên, Kiểm toán nhà nước đề nghị sửa đổi, bổ sung vào Dự thảo Luật một điều về kiểm toán môi trường do Kiểm toán Nhà nước thực hiện tại Chương XIV về “Kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, xử lý phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo môi trường”. Cụ thể, Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán công tác quản lý và bảo vệ môi trường đối với các cơ quan Nhà nước và các đơn vị khác có liên quan trong công tác bảo vệ môi trường.
Video đang HOT
Nội dung kiểm toán môi trường theo đề nghị của Tổng Kiểm toán gồm 3 vấn đề. Một, kiểm toán tài chính, là kiểm toán để xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính và báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường và các chương trình, hoạt động có liên quan đến công tác quản lý và bảo vệ môi trường
Hai, kiểm toán tuân thủ: là kiểm toán để đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện.
Ba, kiểm toán hoạt động là việc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường và các chương trình, hoạt động có liên quan đến công tác quản lý và bảo vệ môi trường.
Căn cứ vào yêu cầu của từng cuộc kiểm toán, Tổng Kiểm toàn nhà nước quyết định nội dung kiểm toán của từng cuộc kiểm toán theo Luật Kiểm toán nhà nước.
Ngoài ra, Tổng kiểm toán còn đề nghị bổ sung quy định, Chính phủ ban hành cơ chế khuyến khích tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ thực hiện kiểm toán môi trường của đơn vị mình hoặc thuê đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện. Bộ Tài nguyên – Môi trường chủ trì, phối hợp với Kiểm toán nhà nước ban hành các văn bản hướng dẫn về trình tự, thủ tục và phương pháp thực hiện kiểm toán môi trường tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Môi trường là tài sản công
Về cơ sở pháp lý của đề xuất trên, ông Hồ Đức Phớc khẳng định “môi trường là tài sản công”. Mà khái niệm “tài sản công”, theo Luật Kiểm toán nhà nước, bao gồm đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn ở vùng biển, vùng tài nguyên thiên nhiên khác…
Ông Phớc cũng chỉ ra dự Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) quy định nguồn lực bảo vệ môi trường là tài chính công. Đây chính là đối tượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, theo Hiến pháp và Luật Kiểm toán nhà nước hiện hành.
Mặt khác, những năm qua Kiểm toán nhà nước đã từng bước thực hiện kiểm toán môi trường, tiêu biểu như Dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng; Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường; Cuộc kiểm toán các vấn đề nước sông Mê Kông năm 2012. Ngoài ra Kiểm toán nhà nước còn thực hiện các cuộc kiểm toán chuyên đề về quy hoạch đô thị, việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản; Các cuộc kiểm toán về công tác quản lý và xử lý chất thải y tế, khu công nghiệp, nhà máy nhiệt điện, nhập khẩu phế liệu, quản lý và sử dụng túi ni lông ở TPHCM….
“Trên cơ sở những phát hiện kiểm toán, ngoài kiến nghị xử lý tài chính, truy nộp ngân sách nhiều ngàn tỷ đồng, Kiểm toán nhà nước còn chỉ ra nhiều sai phạm của các doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường và bịt lỗ hổng nhiều cơ chế, chính sách trong lĩnh vực môi trường” – Tổng Kiểm toán nhà nước cho biết.
Vì vậy “việc đưa hoạt động kiểm toán vào Luật Bảo vệ môi trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Kiểm toán nhà nước thực hiện tốt hơn vai trò đã được Hiến định” – Tổng Kiểm toán nhấn mạnh.
Quản lý chất thải nhựa: Bắt đầu từ hoàn thiện chính sách
Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đang lấy ý kiến góp ý dự thảo kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa.
Theo dự thảo, hàng loạt các vấn đề hoàn thiện chính sách, thể chế, pháp luật liên quan đến giảm thiểu chất thải nhựa đã được đặt ra.
Gấp rút triển khai nhiều nội dung
Theo dự thảo của Bộ TNMT, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm xây dựng, hoàn thiện chế định quản lý chất thải rắn trong dự án Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi) theo hướng xem chất thải và chất thải nhựa là tài nguyên; có các quy định về quản lý chất thải nhựa. Rà soát, đề xuất sửa đổi Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg về danh mục phế liệu được phép nhập khẩu theo hướng chỉ cho phép nhập khẩu phế liệu nhựa sạch, có giá trị tái chế cao, không nhập khẩu phế liệu nhựa sử dụng một lần.
Vụ Pháp chế có trách nhiệm xây dựng quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) liên quan đến trách nhiệm của nhà sản xuất nhằm thay thế Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.
Bộ TNMT sẽ nghiên cứu, xây dựng cơ chế khuyến khích tổ chức, cá nhân phân loại chất thải nhựa sử dụng một lần và túi nylon khó phân hủy tại nguồn tạo điều kiện thuận lợi để thu gom, tái chế.
Cũng theo dự thảo kế hoạch, một số nội dung khác được gấp rút triển khai trong 3 năm tới là: Rà soát, tiếp tục đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật về nhãn sinh thái, đặc biệt là đối với túi nylon thân thiện môi trường và các sản phẩm nhựa có hàm lượng tái chế cao; đề xuất ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật môi trường cho các sản phẩm, hàng hóa nhựa tái chế hoặc sử dụng nhựa tái chế bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường; đề xuất xây dựng hàng rào kỹ thuật môi trường đối với các sản phẩm, hàng hóa chứa hạt vi nhựa, nano nhựa và túi nylon để phòng ngừa các tác động xấu đến sức khỏe con người, môi trường sinh thái và lộ trình cấm sử dụng hạt vi nhựa trong sản xuất hóa mỹ phẩm, may mặc, phân bón... Đề xuất quy định pháp luật tái xuất hoặc trả lại phế liệu nhựa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; nghiên cứu, đề xuất cơ chế hạn chế sản xuất, tiêu dùng và có lộ trình cấm sản xuất, tiêu dùng một số sản phẩm nhựa dùng một lần.
Nghiên cứu mô hình mới
Bên cạnh việc hoàn thiện chính sách và triển khai các hoạt động giảm chất thải nhựa cụ thể, Bộ TNMT sẽ thực hiện nghiên cứu, thí điểm các cơ chế tuần hoàn rác thải nhằm giảm thiểu lượng rác cũng như tăng cường phân loại từ nguồn.
Bộ sẽ nghiên cứu, xây dựng cơ chế khuyến khích tổ chức, cá nhân phân loại chất thải nhựa sử dụng một lần và túi nylon khó phân hủy tại nguồn, tạo điều kiện thuận lợi để thu gom, tái chế. Nghiên cứu chính sách, mô hình thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, mô hình hợp tác công tư, mô hình kinh tế chia sẻ và thúc đẩy các sáng kiến, sự tham gia của các hiệp hội, các tổ chức, các doanh nghiệp nhằm giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải rắn và chất thải nhựa. Nghiên cứu, đánh giá, dự báo xu hướng xả thải chất thải nhựa từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đề xuất cơ chế, chính sách quản lý phù hợp.
Người dân tại khu chợ sử dụng túi nylon thân thiện môi trường. Ảnh: Hoàng Minh
Trước mắt, Bộ TNMT tập trung thực hiện chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh theo Quyết định số 491/QĐ-TTg). Chiến lược đặt ra mục tiêu sử dụng 100% túi nylon thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị thay thế cho túi nylon khó phân hủy; hạn chế và tiến tới chấm dứt việc nhập khẩu, sản xuất và cung cấp các loại túi nylon khó phân hủy kể từ năm 2026 tại các trung tâm thương mại, siêu thị...
Bộ TNMT cũng dự kiến giao Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam xây dựng và vận hành Trung tâm Quốc tế về rác thải nhựa đại dương; xây dựng hệ thống thông tin kiểm soát rác thải nhựa từ đất liền ra biển... Tổng cục có trách nhiệm tổ chức khảo sát, quan trắc, phân tích thí nghiệm phục vụ nghiên cứu, giám sát rác thải nhựa đại dương, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển. Đồng thời, nghiên cứu đề xuất xây dựng mạng lưới quan trắc, giám sát rác thải nhựa tại 11 lưu vực sông chính và 12 huyện đảo phục vụ cho việc quan trắc, giám sát định kỳ hằng năm và 5 năm đánh giá hiện trạng rác thải nhựa.
Dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường: Chỉ nên dùng một loại giấy phép môi trường Tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận một số dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV vừa qua, các đại biểu đã đề nghị dùng một loại giấy phép môi trường để thống nhất đầu mối quản lý và thực hiện chương trình cải cách hành chính mà Chính...