Kiểm toán cho thấy Lầu Năm Góc ‘mất dấu’ hàng tỷ USD
Quân đội Mỹ không thể theo dõi phần đạn dược, tên lửa và các tài sản khác do các nhà thầu nắm giữ.
Theo báo cáo của Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) được công bố trong tuần này, GAO đã xem xét những thứ như “đạn dược, tên lửa, ngư lôi, các bộ phận cấu thành” và các mặt hàng liên quan mà Bộ Quốc phòng cung cấp cho các nhà thầu để bảo trì, sửa đổi hoặc đại tu. Giá trị của “tài sản do chính phủ trang bị” (GFP) này được ước tính là hơn 220 tỷ USD vào năm 2014, nhưng hiện tại “chưa được xác định”.
Kiểm toán cho thấy Lầu Năm Góc ‘mất dấu’ hàng tỷ USD. (Ảnh minh họa: Getty)
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng Mỹ đã cố gắng truy tìm tất cả các tài sản này, ban hành một bản ghi nhớ với “hướng dẫn chi tiết” về cách thực hiện vào tháng 5/2019. Tuy nhiên, theo GAO, bản ghi nhớ đã không được phân phối chính xác, thuật ngữ của nó khó hiểu, ban quản lý không theo sát và các cơ quan cấp dưới đã trải qua “những khó khăn về mặt hậu cần để xác định và cung cấp dữ liệu được yêu cầu”.
Trong báo cáo tài chính mới nhất, Lầu Năm Góc báo cáo tài sản trị giá 3,2 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 65% tổng tài sản của chính phủ liên bang. Nhưng cơ quan này thất bại trong cuộc kiểm toán hàng năm vào tháng 11/2022, lần thứ năm liên tiếp.
GFP là một vấn đề trong nhiều thập kỷ. Lầu Năm Góc ban đầu hứa sẽ giải quyết vào năm 2001, nhưng từ đó, GAO đã chuyển mục tiêu. Hiện tại, Bộ Quốc phòng Mỹ có thể đưa ra nghị quyết vào khoảng năm 2026. Trong khi đó, Quốc hội Mỹ thông qua ngân sách quân sự trị giá 858 tỷ USD – tăng 10% so với năm 2022 – như một phần của dự luật chi tiêu tổng hợp được.
Báo cáo của GAO được đưa ra khi Mỹ đang chuẩn bị công bố một gói viện trợ quân sự khác cho Ukraine. Washington chi hơn 100 tỷ USD để hỗ trợ chính phủ ở Kiev chỉ trong năm ngoái.
Quan chức Lầu Năm Góc Mike McCord nói với các phóng viên vào tháng 11/2022 rằng cuộc xung đột ở Ukraine đã mang đến một “thời điểm bài học” về cách kiểm soát các thiết bị quân sự, gọi đó là “một ví dụ tuyệt vời về lý do tại sao việc hiểu đúng những điều này lại quan trọng”.
Theo Defense News, quá trình kiểm toán “sẽ giúp chúng tôi đảm bảo rằng chúng tôi không gặp phải vấn đề trong hồ sơ nhưng không tồn tại trong thực tế, hoặc có những khác biệt lớn”.
Lầu Năm Góc giải thích vì sao phải giữ kín các video về UFO
Quân đội Mỹ cho biết họ có thu thập được những đoạn phim về "hiện tượng trên không không xác định" (UAP) bí ẩn - thường được gọi là UFO - nhưng không thể công bố chúng do lo ngại an ninh quốc gia.
Hình ảnh lấy video do Bộ Quốc phòng Mỹ cung cấp cho thấy một "hiện tượng trên không không xác định", ngày 28/4/2020. Ảnh: AFP
Quân đội Mỹ cho rằng những đoạn video nhạy cảm có thể làm tổn hại đến khả năng phòng thủ của nước này.
Trả lời trước một yêu cầu liên quan đến Đạo luật Tự do Thông tin (FOIA) năm 2020 do tổ chức Black Vault đặt ra, Bộ Chỉ huy Hệ thống Hàng không Hải quân cho biết lực lượng đặc nhiệm UAP của Lầu Năm Góc đã tìm thấy một số tài liệu về UFO song sẽ không công bố chúng.
"Lực lượng đặc nhiệm UAP tuyên bố các video liên quan đến UFO chứa thông tin nhạy cảm và đã được bảo mật. Các thông tin này sẽ gây tổn hại đến an ninh quốc gia, vì nó có thể cung cấp cho đối phương những thông tin có giá trị liên quan đến các hoạt động hay năng lực của Bộ Quốc phòng", thư hồi đáp đề cập.
Tổ chức Black Vault đã đưa ra câu hỏi liên quan đến FOIA sau khi Hải quân Mỹ công bố 3 đoạn video cho thấy hiện tượng UAP và khẳng định những đoạn video này là không chỉnh sửa mặc dù không đưa ra bất kỳ lời giải thích hợp lý nào cho các hiện tượng có trong video.
Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), hiện vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy các hiện tượng UAP có nguồn gốc ngoài hành tinh. Tuy nhiên, điều đó không ngăn NASA tham gia cuộc săn tìm UFO. Gần đây, các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ các hiện tượng bí ẩn, song họ lưu ý việc thiếu dữ liệu được kiểm chứng sẽ khiến quá trình đi đến kết luận khoa học về bản chất của những sự kiện như vậy trở nên khó khăn hơn.
Các cuộc thảo luận công khai về UFO gia tăng kể từ năm 2017, khi Lầu Năm Góc điều hành một dự án được gọi là Chương trình Nhận dạng Mối đe dọa Hàng không Vũ trụ Tiên tiến (AATIP), có nhiệm vụ xác định UAP. Ba đoạn video bị rò rỉ, được quân đội ghi lại từ năm 2004 đến năm 2015, càng thu hút sự quan tâm của dư luận về các cuộc chạm trán kỳ lạ trên không. Các nhà lập pháp thậm chí còn tổ chức nhiều phiên điều trần về vấn đề này.
Quân đội Mỹ dùng khí cầu giám sát vũ khí siêu vượt âm Dự án khí cầu COLD STAR của Mỹ có thể ẩn nấp trong không phận của đối phương nhằm lấp các lỗ hổng trong việc phủ sóng thông tin liên lạc và cảm biến vệ tinh. Một khí cầu quân sự của Quân đội Mỹ. Ảnh: AP Tương tự các cuộc không chiến thời thế kỷ 19, Mỹ đang nghiên cứu sử dụng...