Kiếm tiền triệu nhờ dịch vụ… “bắc cầu” qua dải phân cách
Nhiều ngày qua, tại khu vực đường Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức xuất hiện dịch vụ “ bắc cầu” qua dải phân cách cho xe máy. Chỉ với tấm ván gỗ, vài cục sắt, một số người có thể kiếm tiền triệu “nhẹ nhàng”.
ảnh minh họa
Theo ghi nhận thì song song với tuyến đường này là Phạm Văn Đồng rộng 8 làn xe đã cơ bản hoàn thành nhưng chưa được đưa vào sử dụng, nhiều ngày qua, xe cộ thường xuyên bị ùn ứ vào giờ cao điểm.
Lợi dụng tình hình, một nhóm người đã đưa các tấm ván, bục gỗ… đặt trên dải phân cách ở đường Phạm Văn Đồng để thu tiền người đi đường nếu muốn “lách” qua điểm kẹt xe. Mỗi lượt băng qua dải phân cách nhóm người này sẽ thu phí 2.000 – 5.000 đồng, giá cả này phụ thuộc vào từng thời điểm.
Nguyễn Điệp
Theo Dantri
Kiếm tiền triệu nhờ bắt lươn giữa các cao ốc Hà Nội
Khó "kiếm cơm" ở các vùng quê, ông Nguyễn Huy Sáng (Ba Vì, Hà Nội) nảy ra một ý tưởng vô cùng độc đáo: mang đồ nghề bắt lươn mà ông đã gắn bó suốt 34 năm ra Hà Nội "tác nghiệp", ngay giữa các tòa nhà cao ốc.
Video đang HOT
34 năm gắn bó với nghề bắt lươn
Thông tin nghe vừa lạ, vừa thú vị là có một người đàn ông ở cái tuổi gần 70 hành nghề bắt lươn ngay giữa các tòa nhà cao tầng sừng sững giữa Thủ đô, khiến chúng tôi tò mò quyết gặp cho được ông. Người đàn ông này hiện đang ở trọ cùng vợ chồng cô con gái tại một xóm trọ sau trụ sở Bộ Công an trên đường Phạm Văn Đồng. Ông là Nguyễn Huy Sáng (68 tuổi, ở thôn Đan Thê, xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, Hà Nội).
Ông Sáng cho biết, ông làm nghề bắt lươn đã được 34 năm (từ năm 1980). Trước đây ở các vùng quê, diện tích ao hồ, thùng vũng nhiều lắm, cá tôm rất nhiều, ông tranh thủ những lúc nông nhàn đi bắt lươn bằng các ống nứa: "Làm nông nghiệp thu nhập bấp bênh lắm, nên những lúc nông nhàn tôi nghĩ ra cái nghề băt lươn. Tôi thường lấy ống nứa làm dụng cụ để bắt. Con lươn thịt của nó rất béo, ngon và bổ. Thời điểm đó mỗi ngày tôi bắt được khoảng 4 đến 5kg, nhưng chỉ bán được 3.000 đ/kg, tiền hồi đó giá trị lắm, vừa có thêm đồng ra đồng vào, vừa cải thiện bữa ăn" - ông Sáng cho biết.
Ông Sáng gắn bó với nghề bắt lươn đã được 34 năm
Ông Sáng chia sẻ, lươn bắt được dễ nhất là khoảng thời gian từ rằm tháng 7 âm lịch cho đến hết tháng 11 âm lịch, vì thời gian này lươn hay đi ra ngoài tự nhiên để kiếm ăn, lươn rất to. Đặc biệt hôm nào ban ngày trời nắng nóng, ban tối mưa rào, lươn sẽ ngoài nhiều, hôm đó sẽ đánh được nhiều lươn. Ông cho biết, thời điểm tháng 3, lươn không ra ngoài kiếm ăn thì ông bắt lươn bằng cách dùng tay móc trực tiếp, ngày cũng kiếm được hơn 1kg lươn.
Vài năm trở lại đây, giá lươn tăng cao, lươn bắt ngoài đồng như của ông Sáng giá dao động từ 200.000 đồng đến 250.000 đồng một cân. "Cứ cầm ống đi là có tiền, không bao giờ về không, ngày ít nhất cũng được nửa cân, còn đâu cứ 1 đến 2 kg là chuyện thường xuyên. Với lươn đẹp giá 250.000đ/kg, ngày tôi bắt được hơn 1 kg đã có tầm 300.000 đồng rồi" - ông Sáng khoe.
Ông Nguyễn Văn Sáng kể thêm, kỷ niệm gần đây là hồi tháng 8/2013, ông bắt được con lươn hổ mang nặng 1kg. Theo ông Sáng, trước đây người ta cứ đồn đại là lươn hổ mang cắn chết người và không ăn thịt được, nhưng không phải. Thực tế ông Sáng bắt được loài lươn này rất nhiều và bị cắn thường xuyên và không làm sao hết.
Theo ông, lươn hổ mang khác với lươn ta là khi bò, lươn hổ mang thường ngóc đầu lên, còn lươn ta thì cứ chúi đầu xuống. Lươn hổ mang màu sắc cũng giống với lươn thường, nhưng trên lưng có 3 chấm đen cách nhau khoảng 4cm và thịt của nó ăn rất ngon.
Chính sự đam mê, hiểu biết về các loài lươn đã mang lại cho ông thu nhập không hề nhỏ suốt mấy chục năm nay.
Bắt lươn giữa các cao ốc Hà Nội
Vài năm trở lại đây, chủ trương dồn ô đổi thửa diễn ra ở các vùng quê. Chính vì vậy, diện tích ao hồ, thùng vũng không còn nhiều trên các cánh đồng, khiến ông Sáng gặp khó khăn do diện tích bắt lươn bị thu hẹp.
Chủ trương dồn ô đổi thửa ở các vùng quê, diện tích ao hồ, thùng vũng bị thu hẹp, ông Sáng đã không còn nhiều chỗ để bắt lươn
Ông Nguyễn Huy Sáng cho biết, trong lúc "thất nghiệp", ông ra Hà Nội thăm cháu ngoại và ở đó chơi trông cháu. Qua gợi ý của người con rể là ở Hà Nội vẫn còn nhiều diện tích bỏ hoang do qui hoạch treo nằm giữa các tòa nhà, nhiều khả năng có lươn, ông lập tức đi bắt thử.
"Tôi quyết định mang dụng cụ ở quê ra đây hành nghề thử. Làm được 1 tháng, ngày nào cũng được 1kg đến 2kg lươn, ngày cũng kiếm được đôi ba trăm tiêu, lại vừa trông con cho chúng nó" - ông Sáng cười chia sẻ.
Ông Sáng hành nghề bắt lươn giữa các cao ốc ở Hà Nội
Khó khăn lớn nhất mà ông Sáng gặp phải khi "tác nghiệp" bắt lươn ở Hà Nội là khâu đào giun làm mồi. "Giun ở Hà Nội khó kiếm lắm, giun khoang cổ rất ít, chủ yếu thấy giun giãy và giun chuối - loại giun này ít tanh và khi xuống nước rã ra rất nhanh nên đánh không nhạy. Muốn đào được giun khoang phải đi xa và cuốc sâu. Buổi sáng tôi thường giành khoảng 3 tiếng để đi đào giun nhưng cũng chỉ đủ mồi cho 2 tối đi đánh. Nếu ở quê 3 tiếng đi đào giun phải được 10 tối đi đánh, nên ra đây mất thời gian đi kiếm mồi lắm" - ông Sáng cho biết.
Một trong những khó khăn mà ông Sáng gặp phải khi bắt lươn ở Hà Nội là khâu đào giun làm mồi
Khó khăn nữa ông Sáng gặp phải là khu vực đi đặt ống lươn nguy hiểm hơn ở quê, thường có nhiều vật sắc nhọn dễ gây thương tích. Hơn nữa, khâu tiêu thụ hàng cũng gặp khó khăn do chưa quen mối làm ăn, thường bị ép giá.
Từ khi ra Hà Nội, ông Sáng không thể dùng ống nứa để bắt lươn vì loại ống này rất nặng, chở được ít. Ông đã phải thay bằng 1 loạt ống bằng nhựa để vận chuyển cho thuận lợi.
34 năm hành nghề bắt lươn, ông Sáng khẳng định chưa lần nào phải về tay không. Và nay, dù sống giữa các tòa nhà cao tầng ở Thủ đô, ông Sáng vẫn có thể kiếm đôi ba trăm mỗi ngày nhờ con lươn.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Chán đời, nam thanh niên lên cầu Chương Dương... "hóng mát" Phát hiện nam thanh niên đầu trọc ngồi vắt vẻo trên lan can cầu Chương Dương, nhiều người đi đường cho rằng thanh niên này định nhảy cầu tự tử. Dòng phương tiện lưu thông trên cầu Chương Dương chậm lại, gây tắc nghẽn. Vụ việc xảy ra khoảng 18h ngày 2/7, tại khu vực giưa câu Chương Dương, chiều từ nội thành...