Kiếm tiền ở nông thôn: Chỉ trồng rau má mà cả làng này khấm khá
Trong những năm trở lại đây, trồng rau má sạch theo mô hình VietGAP đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm người dân xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Rau má được người dân xã Quảng Thọ (huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) gieo trồng tự phát nhỏ lẻ cách đây khoảng 10 năm trở về trước nhưng đã nhận thấy có hiệu quả cao hơn so với trồng lúa. Từ đó, vào năm 2012 chính quyền địa phương đã quy hoạch diện tích vùng trồng lúa nước cho năng suất thấp sang trồng rau má theo mô hình VietGap và có hiệu quả rõ nét, tạo việc làm thu nhập ổn định cho hàng trăm người dân tại địa phương.Đến nay, mô hình trồng rau má VietGap tại xã Quảng Thọ (huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) đã được người dân trồng trên 40ha với trên 300 hộ gia đình tham gia và tạo việc làm, thu nhập ổn định cho gần 1.000 lao động địa phương.
Người dân Quảng Thọ (huyện Quảng Điền) trồng trên 40ha rau má.
Có mặt tại vựa rau má lớn nhất tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy, hàng trăm người dân địa phương háo hức thu hoạch để chuẩn bị rau cho thương lái vào ngày sau cũng như để kịp cho rau mọc phục vụ dịp tết Nguyên đán. Bên cạnh đó, nhiều người dân lên luống tăng thêm diện tích gieo trồng.
Bà Nguyễn Thị Loan (trú thôn La Vân Thượng, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền) cho biết, trồng và chăm sóc cây rau má tương đối đơn giản và ít tốn kém, bởi thời gian sinh trưởng ngắn, ít sâu bệnh mà hiệu quả hơn trồng lúa. Đến nay, gia đình đã gieo trồng được 8 sào mà chỉ có 2 vợ chồng làm nên hàng tháng phải thuê thêm 4 – 5 người làm công theo thời vụ để làm cỏ và thu hoạch.
Còn bà Trần Thị Xí (trú thôn Tân Xuân Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền) đang thu hoạch và chăm sóc rau tại ruộng chia sẻ, gia đình chỉ mới trồng được 3 sào và tới đây sẽ mở rộng diện tích thêm. Với giá như hiện nay trung bình 18.000 đồng/1kg, mỗi sào rau má gia đình thu hoạch được từ 2-3 tạ/lứa và cho thu nhập khoảng vài chục triệu đồng/năm nên có thu nhập ổn định và lo cho con cái ăn học đầy đủ.
Bà Nguyễn Thị Loan đang thu hoạch rau má trên đồng ruộng.
Người dân đang thu hoạch rau má vào buổi chiều để bán thương lái vào sáng mai.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Lương Trí – Giám đốc HTX nông nghiệp Quảng Thọ (huyện Quảng Điền) cho biết, các thành viên trong HTX hiện đang gieo trồng trên 40ha rau má với gần 300 hộ và đang tiếp tục quy hoạch tăng diện tích gieo trồng thêm 5ha nữa để tạo việc làm, ổn định cuộc sống cho người dân.
Ông Trí cho hay, trồng rau má theo mô hình VietGAP, rau má là loại cây dễ phát triển nên chỉ cần dùng phân hữu cơ vi sinh đã ủ mục để bón lót, ngoài ra, các thành viên trong HTX bón thêm tro bếp hoặc lân, giúp cây phát triển tốt, cho năng suất cao. Cũng giống như quy trình trồng rau an toàn, rau má tại Quảng Thọ luôn tuân theo những quy tắc nhất định từ chọn đất, chọn giống, nguồn nước tưới, phân bón…
Video đang HOT
Để tạo đầu ra ổn định cho người dân, cuối năm 2014 Hợp tác xã nông nghiệp Quảng Thọ đã tiến hành xây dựng cơ sở thu mua rau má, xây dựng nhà máy chế biến trà rau má như lắp đặt hệ thống máy sục rửa ozon, máy sấy, sao khô, máy đóng gói sản phẩm. Ngoài sản xuất và cung ứng 70% sản phẩm rau tươi, hiện nay HTX đã sản xuất thành công hai sản phẩm trà rau má là trà đựng trong túi lọc và trà sấy khô cung ứng ra thị trường các tỉnh, thành phố trong cả nước với công suất ban đầu đạt 7-10 tấn trà thành phẩm/tháng.
HTX Quảng Thọ thu mua rau má cho người dân.
Tuy nhiên, để có được thương hiệu trà rau má Quảng Thọ thì cần phải theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển, các thành viên trong HTX đều phải ghi chép dữ liệu về từng công đoạn sản xuất (phân bón, thời gian thu hoạch, nguồn nước tưới, thời tiết khí hậu..) sau đó gửi lên Sở NN&PTNT để kiểm tra và đảm bảo rau không bị mắc bất kì một loại sâu bệnh nào. Cùng với đó, khâu thu hoạch và đóng gói sản phẩm cũng vô cùng quan trọng để đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng vừa đảm bảo vệ sinh thực phẩm, vừa giữ đúng được hương vị, màu sắc, dinh dưỡng theo tiêu chuẩn quy định – ông Nguyễn Lương Trí cho biết thêm.Hiện, bình quân mỗi ngày, HTX thu mua trên 1 tấn rau má tươi với mức giá cao hơn so với mức giá tiểu thương thu mua.
Theo Hà Oai (Infonet)
Thêm 1 trụ sở xã "đi gần hết người" trong giờ làm việc
Sau vụ việc xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy đi nghỉ mát trong giờ làm việc để lại trụ sở xã vắng hoe, mới đây, ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền của tỉnh Thừa Thiên Huế lại xảy ra tình trạng "đi gần hết người" trong giờ làm việc.
Nhận phản ánh của bạn đọc về việc xây chòi kinh doanh lấn sông Bồ thuộc địa phận xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, trong sáng 1/12, PV đã về tại trụ sở xã này để làm việc. Tuy nhiên mới chỉ hơn 10h sáng mà trong trụ sở Ủy ban xã, hầu hết các phòng đều đóng cửa.
Cụ thể, ở tòa nhà phía trước, phòng Chủ tịch và 2 Phó Chủ tịch đóng cửa không có ai. Phòng Tiếp dân ở tầng 1 cũng khóa kín. Phòng Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng - Môi trường cũng trong tình trạng tương tự. Chỉ có Bộ phận một cửa với lác đác 3 cán bộ làm việc.
Nhiều phòng ban đóng cửa tại xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền vào hơn 10h sáng ngày 1/12
Ở tòa nhà phía sau, đặc biệt cả 2 tầng với nhiều phòng ban của Đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCS, Trưởng Công an xã, Phòng Văn hóa Xã hội, Ủy ban mặt trận tổ quốc, Tài chính Ngân sách... đều không một bóng người, toàn bộ các phòng khóa kín cửa.
Một người dân đi vào đây để đăng ký làm việc đành phải thất vọng quay ra.
Trụ sở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) vắng hoe trong giờ làm việc sáng 1/12
Sau khi PV đăng ký xuất trình thẻ nhà báo với 1 cán bộ địa chính xã để được làm việc với lãnh đạo chính quyền xã về việc kinh doanh lấn sông Bồ, không thấy có cán bộ nào tới làm việc với PV. Đợi mãi không được, khi phóng viên chuẩn bị ra về thì bỗng có ông Trương Vang, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Quảng Phú từ phòng Bí thư tầng 2 đi ra, lớn tiếng nói các PV không được quay phim chụp ảnh trụ sở xã khi chưa được xin phép (?!).
Ông Vang còn khẳng định, việc các chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã đi vắng hết là chuyện "bình thường".
Ông Trương Vang lớn tiếng nói các phóng viên không được quay phim chụp ảnh trong UBND xã.
Sáng 6/12, chúng tôi đã có buổi làm việc với ông Thái Văn Danh, Chủ tịch UBND xã Quảng Phú. Ông Danh cho biết sáng 1/12 ông đi họp ở huyện. Trong sáng đó có họp Đảng ủy xã, sau đó ông Lê Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND xã phải về chở mẹ đi viện vì mẹ bệnh nặng. Một Phó Chủ tịch UBND xã khác là ông Phạm Văn Lợi có con bị bệnh nên cũng phải lên bệnh viện. Đó là lý do cả 3 Chủ tịch, Phó Chủ tịch đều vắng.
Về việc khối Đoàn thể vắng toàn bộ, ông Danh cho biết sau khi họp Đảng ủy sáng thì có phân công cho nhiều cán bộ về các thôn nắm tình hình phân bổ gạo cứu trợ lũ lụt cho xã vì Quảng Phú là địa bàn bị thiệt hại nặng do lũ lụt tháng 11 vừa qua.
"Anh em xã đều làm việc rất nghiêm túc, được huyện đánh giá và dân đánh giá rất tốt qua bộ phận một cửa trả hồ sơ đúng hạn. Việc xã vắng nhiều như trên chúng tôi sẽ trao đổi cụ thể với cán bộ để chấn chỉnh. Riêng việc cán bộ không đeo bảng tên, lãnh đạo xã sẽ nhắc nhở kiểm điểm. Trong cuộc sống có lúc gặp những việc không hoàn chỉnh, qua đây xã xin rút kinh nghiệm về thiếu sót" - ông Danh trao đổi.
PV làm việc với ông Thái Văn Danh, Chủ tịch UBND xã Quảng Phú (trái)
Ông Lê Văn Khuyến, Trưởng Phòng Nội vụ huyện Quảng Điền cho quan điểm, xã phải có người trực nhất là các vị trí chủ chốt, cho dù lịch công tác của xã như thế nào nhưng phải bố trí có người.
Trước đó vào ngày 12/7/2017, tại tại xã Dương Hòa, Thị xã Hương Thủy cũng xảy ra tình trạng trụ sở xã vắng hoe trong giờ làm việc do phần lớn cán bộ đi nghỉ mát. Qua phản ánh của Dân trí, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra văn bản 5111/UBND-NV ngày 19/7 đẩy mạnh thực hiện kỷ cương kỷ luật hành chính với các cơ quan nhà nước trên toàn tỉnh.
Dưới đây là những hình ảnh do PV ghi nhận vào hơn 10h sáng ngày 1/12 tại trụ sở xã Quảng Phú:
Phòng Phó Chủ tịch và Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng - Môi trường
Phòng Văn hóa Xã hội
Trong khóa kín, không bóng người.
Khung cảnh vắng vẻ
Ban Chỉ huy quân sự xã
Phòng Tiếp dân và Phòng Chủ tịch UBND
Tòa nhà đoàn thể 2 tầng phía sau đóng kín cửa toàn bộ
Đại Dương
Theo Dantri
Chủ tịch Phong, Nguyễn Thành Phong, xử lý người đứng đầu, bạo hành trẻ em, vụ mầm xanh, mầm non tư thục, cơ chế đặc thù, HĐND TP.HCM Một bé trai 2 tuổi ở Thừa Thiên- Huế đuối nước thương tâm do rơi xuống hồ nước trong lúc chơi đùa. Chiều nay (6.12), ông Hồ Quang Hóa - Chủ tịch xã Quảng Vinh (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) cho biết, trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ một bé trai bị chết đuối thương tâm. Nạn nhân là...