Kiếm tiền dễ như cầu thủ !
Nhiều cầu thủ ngôi sao của làng bóng đá Việt Nam đang trở nên đắt giá một cách khó tin với những khoản lót tay cao ngất
Công Vinh (phải) lạnh lùng bỏ Hà Nội T&T để sang đầu quân cho đội bóng của bầu Kiên. Ảnh: Quang Liêm
Các cầu thủ ngôi sao Việt Nam hiện có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi tháng và mỗi lần chuyển sang đội bóng mới lại nhận những khoản lót tay vài tỉ đồng mà người làm công ăn lương có mơ cả đời cũng không thấy. Thế nhưng, có nhiều nghịch lý tới mức phi lý tồn tại trong lĩnh vực chuyển nhượng cầu thủ. Những nhà quản lý và cả những nhà đầu tư vào lĩnh vực bóng đá cố gắng kéo mọi thứ về giá trị thật nhưng càng cố làm thì họ lại càng bị sa lầy.
Video đang HOT
Tậu “xế hộp” dễ quá !
Văn Quyến, một tài năng và một ngôi sao sáng giá bậc nhất của bóng đá Việt Nam trong 5 năm đầu thế kỷ XXI, khi đạt tới đỉnh của sự nghiệp chỉ ước mơ mua được một chiếc xe Spacy khoảng 80 triệu đồng. Nếu nhắc lại chuyện này, nhiều cầu thủ, kể cả cầu thủ trẻ hiện nay, cũng phải phì cười.
Với hầu hết cầu thủ trụ cột của các đội bóng ở V-League hiện nay, chuyện tậu “xế hộp” dễ như lấy kẹo từ trong túi ra. Lương của họ mỗi tháng có thể lên tới 60-70 triệu đồng, chưa kể thưởng. Nếu tính cả khoản tiền thưởng mà các ông bầu vung ra cho những chiến thắng, một cầu thủ thuộc hàng sao có thể có thu nhập từ 100-150 triệu đồng/tháng. Đã có ý kiến cho rằng LĐBĐ Việt Nam (VFF) nên đề ra một khung lương có mức trần và mức sàn để lương cầu thủ không phi mã và quá mất cân bằng so với mặt bằng chung của xã hội hiện nay. Tuy nhiên, các ông bầu hầu hết đều phản đối chuyện này. Ông Hoàng Mạnh Trường, Chủ tịch V.Ninh Bình, băn khoăn: “Nếu giới hạn lương thì các đội bóng sẽ lại có rất nhiều cách khác để lách luật. Họ có thể tăng thưởng và thậm chí lúc đó tiền lót tay có thể tiến tới một mức khủng khiếp không ai hình dung nổi”.
Công nghệ “làm giá”
Xung quanh việc Công Vinh liên tục bắn tin về các bến đỗ có thể sẽ đặt chân đến sau khi hết hạn hợp đồng với Hà Nội (HN) T&T rồi “xuống nước” với CLB này để có được bản hợp đồng 10 tỉ đồng/3 năm nhưng vào phút chót lại quay ngoắt sang để về với bầu Kiên, nhiều người cho rằng anh là một bậc thầy về “làm giá”. Rõ ràng kịch bản của pha “lật kèo” ngoạn mục từ HN T&T sang CLB HN của bầu Kiên rất bất ngờ nhưng nó không nằm ngoài tính toán của các “chuyên gia” đã tư vấn cho Công Vinh.
Ca sĩ Thủy Tiên, người yêu của chàng tiền đạo này, đầu tháng lên báo phát biểu những tâm sự thầm kín của hai người và Công Vinh muốn vào Nam lập nghiệp lâu dài. Thế là ngay lập tức, sau đó có những thông tin đồn đoán Công Vinh có thể đã tiếp xúc với Navibank Sài Gòn hay Sài Gòn Xuân Thành. Xung quanh tương lai của Công Vinh còn có những thông tin như cầu thủ này được Muang Thong (Thái Lan) hay CLB Slavia Prague (CH Czech) mời sang đầu quân. Chính vì có thời điểm lương của Công Vinh được “thổi” lên đến tận 10.000 USD/tháng nên nhiều CLB trong nước nhốn nháo. Hơn ai hết, HN T&T là đội bóng hiểu rõ giá trị của Vinh nhất và mùa tới họ chấp nhận mất anh để có Samson.
Trong giới cầu thủ, những người có khả năng tự nâng giá như Công Vinh không nhiều nhưng nếu không “giỏi” được như tiền đạo xứ Nghệ thì họ vẫn có thể dựa vào những “cò” cầu thủ cao tay. Chỉ cần tung tin một cầu thủ đang tiếp xúc đội này với mức giá nào đó, lập tức sẽ có CLB khác ra giá cao hơn dù cái giá ban đầu hoàn toàn là ảo.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những vụ "đào ngũ" ầm ĩ nhất làng bóng đá
Quyết định giã từ ĐT Bồ Đào Nha của Ricardo Carvalho có thể nhận được sự chia sẻ từ một số cựu danh thủ từng trải qua sự việc tương tự trong quá khứ.
28 năm trước, "Thiên thần tóc vàng" Bernd Schuster đã khước từ lời triệu tập của ĐT Đức dự trận đấu với Albania vì lý do bận chuẩn bị đón cậu con trai David chào đời. Sự việc trở thành vụ scandal ầm ĩ ở Đức bởi Schuster khi đó mới chỉ 24 tuổi, đang thời kỳ đỉnh cao phong độ.
Tuy nhiên, dư luận cho rằng sự thực đằng sau quyết định của Schuster là bởi những bất đồng cá nhân với HLV trưởng Jupp Derwall và người đồng đội trong đội tuyển là Paul Breitner.
Câu chuyện tiền vệ tài hoa Fernando Redondo giã từ ĐT Argentina hồi năm 1998 có lẽ thuộc loại "oái oăm" nhất lịch sử làng bóng đá. Số là Redondo bị HLV trưởng Daniel Passarella bắt phải cắt mái tóc dài lãng tử mà anh đã dày công chăm sóc. Thay vì đi đến hiệu cắt tóc, cựu ngôi sao của Real Madrid về thẳng nhà và không thèm trở lại ĐTQG nữa.
HLV Pasarella và Redondo hục hặc chỉ vì bộ tóc
Hơn chục năm sau, đồng hương của Redondo là Juan Roman Riquelme từ chối lên tuyển Argentina vì "bất đồng suy nghĩ và quan điểm" với ông thày Diego Maradona. Riquelme đã làm cái điều bị cho là tối kị ở xứ sở Tango là công khai chống đối lại "Cậu bé vàng" Maradona. Tuy vậy, trong đợt tập trung gần nhất của "Albiceleste" chuẩn bị đá giao hữu với Brazil giữa tháng 9 này, tân HLV Alejandro Sabella đã gọi Riquelme trở lại.
Ngay trước thềm World Cup 2010, nước Anh rúng động bởi scandal John Terry quan hệ bất chính với vợ của đồng đội Wayne Bridge. Cả hai trước đó vốn là đôi bạn thân trong màu áo Chelsea cũng như ĐT Anh. Sau khi sự việc vỡ lở, vì không muốn nhìn thấy bản mặt trơ trẽn của Terry nữa, Bridge quyết định chia tay sự nghiệp quốc tế, đồng nghĩa từ bỏ cơ hội dự ngày hội bóng đá tại Nam Phi.
Về trường hợp của Michael Laudrup, anh từ giã ĐT Đan Mạch vào cuối năm 1990 vì cho rằng chiến thuật của HLV Richard Moller Nielsen quá thiên về phòng thủ. Laudrup khi đó đang là một ngôi sao đình đám trong màu áo Barca. Tiếc cho Laudrup là 2 năm sau, Đan Mạch bước lên ngôi vô địch châu Âu mà không có sự góp mặt của anh.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bộ phận nào đắt giá nhất trên cơ thể sao Hoa ngữ? Cơ thể của sao là cần câu vàng cho ngành công nghiệp giải trí, nên không có gì lạ nếu các bộ phận trên cơ thể sao được trả bảo hiểm rất cao để chúng luôn "an toàn và xinh đẹp". Từ tóc, mắt, khuôn mặt, vòng 1 đến cặp chân... đều có thể là đối tượng được "gìn giữ" với mức giá...