Kiểm soát xe cá nhân: Khó cũng phải làm
Muốn kéo giảm ùn tắc giao thông (UTGT) và bảo vệ môi trường, Hà Nội phải kiểm soát được sự gia tăng, tiến tới hạn chế phương tiện giao thông cá nhân. Theo nhiều chuyên gia, một trong những biện pháp mạnh tay và hiệu quả là thu phí ra – vào các khu vực có nguy cơ UTGT và phí bảo vệ môi trường đối với xe cá nhân.
Ùn tắc giao thông trên đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân vào giờ cao điểm. Ảnh: Phạm Hùng
Dựng rào cản kinh tế
UTGT đang trở thành vấn nạn nhức nhối đối với Hà Nội. Để giảm UTGT và bảo vệ môi trường khỏi khói bụi, TP cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trên mọi lĩnh vực. Song song với việc phát triển hạ tầng giao thông, mạng lưới vận tải công cộng, còn cần có giải pháp hữu hiệu để hạn chế phương tiện cá nhân. Hiện toàn TP có gần 6 triệu phương tiện, trong đó đại đa số là xe cá nhân; chưa kể mỗi ngày có tới hàng triệu phương tiện từ địa phương khác đổ về hoặc quá cảnh Hà Nội. Đây là một thách thức thực sự đối với mục tiêu hạn chế UTGT và bảo vệ môi trường của Thủ đô.
Việc thu phí vào các khu vực có nguy cơ UTGT cao cũng có thể bù đắp phần nào chi phí cho công tác đảm bảo trật tự, ATGT, giúp giảm bớt gánh nặng cho ngân sách TP.
Video đang HOT
Chuyên gia giao thông Nguyễn Mạnh Thắng
Đồng quan điểm, TS Đặng Minh Tân (Đại học GTVT) cũng cho rằng, chính việc để cho xe cá nhân dễ dàng lưu thông trên đường phố đã góp phần rất lớn khuyến khích người dân mua sắm, sử dụng xe cá nhân. Có một nghịch lý là càng lo ngại UTGT thì người dân Hà Nội lại càng lựa chọn xe cá nhân nhiều hơn, dẫn đến quá tải hạ tầng. “Thử nghĩ xem, nếu dùng xe cá nhân để đi làm, đi học, vào những nơi đông đúc, trung tâm nhất của Hà Nội mà phải trả hàng loạt khoản phí đắt đỏ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế thì người dân sẽ lựa chọn gì? Xe riêng hay xe buýt, tàu điện?”.Thạc sỹ Quản lý đô thị Phan Trường Thành cho rằng: “Nếu không hạn chế được xe cá nhân thì dù có xây dựng bao nhiêu con đường cũng không đủ đáp ứng giao thông cho TP”. Ông Thành phân tích thêm, muốn kiểm soát sự gia tăng và hạn chế xe cá nhân lưu thông, biện pháp tốt nhất là dựng rào cản kinh tế, “đánh” vào túi tiền của chủ phương tiện. Ví dụ như tăng giá trông giữ xe trong nội đô; thu phí vào các khu vực có nguy cơ UTGT cao; phụ thu phí bảo vệ môi trường… Nhiều đô thị lớn trên thế giới đã thực hiện và cho thấy hiệu quả thực tế của biện pháp kinh tế trong việc hạn chế xe cá nhân.
Vẫn thiếu hành lang pháp lý
Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện cá nhân nhằm giảm UTGT và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030″ đã được HĐND TP Hà Nội thông qua tại Nghị quyết số 04/2017/NQ – HĐND, tháng 7/2017; và UBND TP ban hành Quyết định thực hiện vào tháng 8/2017. Trong đó cũng xác định rõ một số biện pháp nhằm kiềm chế gia tăng cũng như sử dụng xe cá nhân như thu phí vào khu vực có nguy cơ cao UTGT; phụ thu phí bảo vệ môi trường… Tuy nhiên, phần vì chưa có hành lang pháp lý phù hợp, phần vì chưa có quy định cụ thể nên các biện pháp vẫn đang nằm… trên giấy.
Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, trình Quốc hội xem xét, bổ sung khoản phí thu của các phương tiện cơ giới vào một số khu vực có nguy cơ UTGT cao trên địa bàn TP. Theo Luật Phí và lệ phí ban hành năm 2015, chưa có quy định nào cho phép thu khoản phí này. Thạc sỹ Phan Trường Thành nhận định: “Đã đến lúc phải mở hành lang pháp lý cho những nỗ lực hạn chế xe cá nhân của Hà Nội cũng như các đô thị lớn khác của Việt Nam. Hơn nữa Hà Nội chỉ đề xuất thu phí vào khu vực có nguy cơ UTGT cao chứ không phải toàn khu vực nội thành. Đó là một đề xuất tôi cho rằng rất thận trọng và hợp lý” – ông Thành đánh giá.
Nhiều chuyên gia cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất phụ thu phí bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông. Thực tế, quy định về thu “Phí bảo vệ môi trường đối với khí thải” đã có tại Khoản 3, Điều 18, Luật Phí và lệ phí (2005). Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có các Thông tư hướng dẫn cụ thể việc thu phí này. Do đó, các Bộ, ngành liên quan cần nhanh chóng xây dựng các Thông tư hướng dẫn để TP có thể sớm thực hiện, nhằm góp phần hạn chế xe cá nhân cũng như có thêm nguồn đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường.
Theo Kinh tế đô thị
Thanh Hóa: Nhiều vùng bị cô lập do mưa lũ
Mưa lơn từ ngay 29 đến 31-8 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã làm ngập gần 1.000 căn nhà, lam hư hong năng nhiều tuyến đê bao và làm tê liệt hàng loạt tuyến giao thông trọng điểm tại khu vực miền núi.
Vào hồi 24 giơ tối qua (30-8), lũ thượng nguồn sông Mã tại Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa đạt đỉnh 66,05m, cao hơn mức báo động 3 khoang 2m và vượt đỉnh lũ năm 2007 0,04m. Ngay trong đêm, các huyên Mường Lát, Quan Hóa, Bá Thước đã tổ chức di dơi khẩn cấp hơn 1.000 hộ với khoảng 4.500 nhân khẩu nằm trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn, không để xảy ra thiệt hại về người và tài sản.
LLVT huyện Bá Thước tham gia khắc phục hậu quả lũ lụt.
Mưa lũ cũng đã làm ngập nhiều tuyến đường trọng điểm như quốc lộ 15, quốc lộ 15C, quốc lộ 217, đường tỉnh 521B với mức ngâp trung bình từ 2 đến 4m. Chỉ tính riêng đoạn từ km40 đến km63 tuyến đường Hồi Xuân-Tén Tằn, đã có 30 điểm sạt lở đất, trong đó có 10 điểm sạt lở rất nặng, các phương tiện không thể lưu thông được. Ngập sâu cục bộ và sạt lở đất đã khiến hệ thống giao thông tê liệt trong nhiều giờ, cô lập nhiều điểm dân cư và toàn bộ huyện Mường Lát.
Tại huyện Cẩm Thủy, đã có 1 học sinh 16 tuổi ở xã Cẩm Bình đã bị lũ cuốn trôi. Công tác tìm kiếm, cứu nạn đã được triển khai kịp thời, nhưng đến chiều nay vẫn chưa có kết quả. Hiện có 5 xã đang bị chia cắt, nhiều thôn làng, nhà cửa, trang trại, hoa mau của nhân dân đang bị ngập chìm trong lũ. Ngay từ tối 30-8, huyện Cẩm Thủy đã chỉ đạo sơ tán gần 3.500 hộ dân, với hơn 19 nghìn nhân khẩu ở vùng có nguy cơ ngập lụt đến nơi an toàn...
Ông Lê Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết: Hiện tại, chúng tôi đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải thực hiện ngay các giải pháp giải tỏa giao thông tại các điểm có thể khắc phục được, bảo đảm nhu câu đi lai cua ngươi dân. Tuy nhiên, nhanh nhất cũng phải đến 5-9, các điểm ách tắc, sạt lở mới có thể giải quyết được hoàn toàn.
Trước tình hình trên, Bộ CHQS Thanh Hóa đã thành lập 2 sở chỉ huy phía trước, trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó. Đồng thời, huy động 350 cán bộ, chiến si thường trực, gần 2.000 dân quân tự vệ phối hợp với cấp ủy chính quyền nơi xảy ra mưa lũ khẩn trương sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn; tập trung rà soát các trọng điểm ảnh hưởng của mưa lũ, các hồ đập, các tuyến đê xung yếu, đặc biệt tai các trọng điểm có nguy cơ sạt lở đất đá, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chủ động phương án phòng, chống, ứng phó kịp thời. Cơ quan quân sự các cấp tổ chức các lực lượng canh gác tại các tràn, ngầm, bến đò, các khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; các khu vực sạt lở đất, đá để kiểm soát, hướng dẫn giao thông, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và tai sản của nhân.
Tin, ảnh: KHÁNH TRÌNH
Theo qdnd.vn
Quảng Ninh: Kiểm soát chặt buôn lậu vùng biên Nhằm ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường công tác chỉ đạo, triển khai quyết liệt hoạt động kiểm tra, kiểm soát 24/24 giờ tại tất cả điểm "nóng" trên địa bàn, đặc biệt ở khu vực biên giới Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm Theo ông...