Kiểm soát thuốc lá trên nền tảng bảo vệ sức khỏe của mỗi cá nhân
Luật Việt Nam cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng, nhưng đa số phụ nữ và trẻ em Việt Nam đang phải hứng chịu tác hại của khói thuốc lá do việc hút thuốc thụ động.
Luật sư Võ Văn Đông, đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh: M&K)
Mục tiêu cao nhất của chiến lược phòng chống tác hại thuốc lá là hướng tới việc cải thiện sức khỏe cộng đồng. Do vậy, bất cứ chương trình, hành động kiểm soát thuốc lá nào, cũng nên được xây dựng trên nền tảng quyền được bảo vệ sức khỏe của mỗi cá nhân trong cộng đồng.
VietnamPlus xin giới thiệu bài viết của Luật sư Võ Văn Đông, đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, về vấn đề này.
Phụ nữ và trẻ em – Hai đối tượng cần được ưu tiên bảo vệ
Luật pháp Việt Nam nêu rất rõ rằng tất cả mọi người đều có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe. Luật cũng nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng.
Thế nhưng, đại đa số phụ nữ và trẻ em Việt Nam đang phải hứng chịu tác hại của khói thuốc lá do việc hút thuốc thụ động gây ra.
Thống kê cho thấy, Việt Nam hiện có hơn 15 triệu người trưởng thành đang hút thuốc lá, trong số đó có đến 2/3 phụ nữ và trẻ em thường xuyên hít phải khói thuốc thụ động.
Tác hại của khói thuốc lá là điều không cần phải nhắc lại. Riêng với trẻ em, y học đã chỉ ra, hậu quả do ảnh hưởng khói thuốc lá thực sự khủng khiếp: tỷ lệ mắc ung thư ở trẻ cao gấp 1,6-8 lần so với người lớn; bên cạnh đó là nguy cơ viêm đường hô hấp, hen, viêm tai giữa, kém phát triển chức năng phổi và làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác như: giảm trí thông minh, dễ mắc bệnh viêm màng não và viêm màng não mô cầu, đột tử, kén ăn, sâu răng,…
Video đang HOT
Luật pháp Việt Nam nghiêm cấm việc hút thuốc trong nhà khi có trẻ em và phụ nữ mang thai (cùng với người bệnh, người cao tuổi). Thế nhưng các hình thức phạt tài chính hiện chỉ ở mức 100.000-300.000 đồng cho việc vi phạm ở những nơi cấm hút thuốc.
Có thể thấy, mức phạt này khó có thể khiến người khác đắn đo trước khi đốt thuốc.
Việc tăng cường mức phạt, thậm chí đề xuất xử lý hình sự với những hành vi cố ý vi phạm, tái phạm nhiều lần ảnh hưởng tới người khác là điều nên cân nhắc.
Chọn việc hút thuốc lá, mặc dù hiểu rõ tác hại với bản thân là quyền tự do cá nhân của người trưởng thành.
Luật pháp không cấm việc hút thuốc lá, nghĩa là tôn trọng quyền tự do cá nhân của họ. Nhưng luật cần đảm bảo quyền được bảo vệ sức khỏe của cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, những người đang bị “ép buộc” hít khói thuốc lá mỗi ngày.
Khói thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi (Ảnh: S.T)
Quyền được lựa chọn các biện pháp giảm thiểu tác hại: cũng cần được tôn trọng
Những người hút thuốc lá thường bị lên án, vì gây ảnh hưởng tới cộng đồng, nhưng thật ra cũng nên được xem là đối tượng cần được giúp đỡ.
Mặc dù cai nghiện hoàn toàn nicotin và khói thuốc lá việc đúng đắn nhất cần thực hiện càng sớm càng tốt, nhưng thực tế cai nghiện thuốc lá không phải là việc đơn giản.
WHO đã chỉ ra, chỉ có 8% người hút thuốc lá trên thế giới có thể cai nghiện thành công. Do đó, công cuộc kiểm soát tác hại của thuốc lá không nên “mặc kệ” những đối tượng này.
Với những người lựa chọn tiếp tục hút thuốc lá, việc cung cấp những thông tin có căn cứ khoa học vững chắc về các lựa chọn giảm thiểu tác hại cho bản thân và cộng đồng cũng là một cách bảo vệ sức khỏe và quyền cá nhân của họ.
Chính vì thế, các đề xuất cấm nhập khẩu và mua bán thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử trong thời gian vừa qua là chưa không phù hợp, và có thể xem là sự khước từ vội vã đối với cơ hội cải thiện sức khỏe cho cộng đồng, bao gồm cả những người hút thuốc lá chủ động và thụ động.
FDA đã chấp nhận cho một loại thuốc lá làm nóng và một vài dòng snus (thuốc lá ngậm) được kinh doanh tại Mỹ như là Sản phẩm Thuốc lá Điều chỉnh Nguy cơ, hoặc “giảm thiểu sự phơi nhiễm” của cơ thể với các chất độc hại hoặc tiềm năng gây hại có trong thuốc lá.
Riêng đối với thuốc lá làm nóng, đã có 61 quốc gia chính thức cho phép thương mại hoá bao gồm Anh, Mỹ, Nhật, Thụy Sĩ…
Đương nhiên, các nhà làm luật nước ta không chỉ nên dựa vào thông tin này để ra quyết định, nhưng rõ ràng đó là một nguồn tham khảo đáng cân nhắc, bên cạnh những đánh giá độc lập dựa trên căn cứ khoa học của các chuyên gia y tế.
Còn ở góc độ luật pháp, việc ngăn cấm rõ ràng ít khi nào mang đến một sự tiến bộ hoặc đổi mới, và không phải xu hướng hiện nay.
Bất cứ một sản phẩm, một phát kiến mới nào cũng sẽ gây tranh cãi, vì đều có hai mặt. Điện Mặt Trời không chỉ gây ô nhiễm ánh sáng, mà những tấm pin Mặt Trời bị vứt bỏ cũng vô cùng nguy hại đến môi trường. Nhưng không vì thế mà chúng ta cấm việc phát triển năng lượng xanh.
Thuốc lá cũng vậy. Chất độc hại từ việc đốt, rít khói thuốc dẫn đến nhiều tác hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, đừng quên rằng đường hóa học APM (Aspartam), chất thường được sử dụng trong kẹo cao su, chuyển hóa thành hợp chất hữu cơ formaldehyd và methanol.
Cả hai đều là các phương pháp mà nhiều người chọn sử dụng để thư giãn hoặc làm bản thân tỉnh táo. Vậy nên vấn đề đặt ra là chúng ta nên chọn ngăn cấm hay nỗ lực cải thiện chúng thành sản phẩm giảm thiểu tác hại hơn?
Việc các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới có giảm thiểu tác hại thực sự hay không, rất cần sự vào cuộc minh bạch và nhanh chóng của các chuyên gia y tế.
Về phần các nhà làm luật, nên có cái nhìn cởi mở hơn, trong bối cảnh hiện nay thuốc lá điếu, vốn là sản phẩm thuốc lá độc hại nhất, đang được xem là ngành kinh doanh hợp pháp và có điều kiện ở nước ta./.
Bảo vệ trẻ em trước tác hại của thuốc lá
Thơi gian qua, công tac phong, chông tac hai cua thuôc la ơ nươc ta đươc triên khai đông bô, hiêu qua, lam giam cac nguy cơ tac đông cua thuôc la đôi vơi xa hôi. Tuy nhiên, tỷ lệ người hút thuốc lá ở nước ta đang có xu hướng tăng lên va ngay cang tre hoa.
Hít khói thuốc lá thụ động sẽ gây nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, giảm trí thông minh...
Khói thuốc lá chứa tới hơn 7.000 chất, phần lớn là chất độc hại, trong đó có khoảng 60 chất là tác nhân gây ung thư, đặc biệt nguy hiểm nhất là nicotin. Khi hút thuốc lá, hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp gây tổn thương trong lòng mạch máu... Đối với trẻ em thì tác hại của khói thuốc lá càng khủng khiếp hơn. Khi các em hít khói thuốc lá thụ động sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, giảm trí thông minh, dễ mắc bệnh viêm màng não và viêm màng não mô cầu, đột tử, kén ăn, sâu răng, tỷ lệ mắc ung thư ở trẻ cao gấp 1,6 - 8 lần so với người lớn...
Tác hại của việc hút thuốc lá là thế nhưng trên thực tế nhận thức của người dân trong việc phòng, chống tác hại thuốc lá chưa cao, vẫn vô tư hút thuốc lá ở nơi công cộng, nơi cấm hút thuốc lá mà không thường xuyên được nhắc nhở hoặc xử phạt. Đặc biệt, tình trạng người lớn vô tư hút thuốc trước mặt trẻ em, khi đó các em phải hít khói thuốc lá do người lớn xả ra làm cho các em có nguy cơ mắc phải các căn bệnh hiểm nghèo, nan y về sau.
Trẻ em không nhận thức được tác hại của thuốc lá nên các em xem việc hít khói thuốc lá là chuyện bình thường, khi gần đến tuổi trưởng thành thì các em bắt đầu tò mò, bắt chước, muốn thử như người lớn, thế là nghiện thuốc lá. Đây cũng là nguyên nhân mà số người hút thuốc là không ngừng gia tăng ở nước ta trong thời gian qua.
Để phòng, chống tác hại của thuốc lá, trước hết các cơ quan có thẩm quyền cần tổ chức thực hiện nghiêm túc Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, nhất là việc xử phạt vi phạm hành chính đối với người hút thuốc lá ở những nơi công cộng, khu vực cấm hút thuốc lá. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân đối với tác hại của thuốc lá, khi hút thuốc lá phải tránh xa trẻ em, không để các em tiếp xúc, làm quen hoặc hít phải khói thuốc lá.
Nhà trường cần phải tuyên truyền, giáo dục các em học sinh nhằm nâng cao nhận thức, tự bảo vệ sức khỏe trước tác hại của thuốc lá, tích cực khuyên người thân trong gia đình từ bỏ thuốc lá hoặc hút thuốc lá đúng nơi quy định. Về lâu dài cần phải bổ sung hành vi nghiêm cấm trong Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá như "không hút thuốc lá ở khu vực có trẻ em" và quy định chế tài xử phạt thật nặng để bảo vệ trẻ em trước tác hại của khói thuốc lá.
Muốn trẻ em không hút thuốc lá thì trước hết người lớn phải làm gương và hãy từ bỏ thuốc lá ngay hôm nay. Vì làm gương là liệu pháp cơ bản nhất để giáo dục trẻ em tránh xa với thuốc lá. Nếu không bỏ được thì hãy hút thuốc đúng nơi quy định hoặc hút thuốc khi không có mặt trẻ em, nếu để trẻ em hít khói thuốc lá chính là tội ác, đây là vấn đề cần quan tâm suy nghĩ và cân nhắc của người lớn mỗi khi muốn hút thuốc lá.
Thuốc lá ảnh hưởng thế nào tới người hít thụ động? Hút thuốc thụ động có thể gây nên nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Khói thuốc lá có tác hại đến người xung quanh, đặc biệt là phụ nữ có thai và trẻ em. (Ảnh minh họa) Hỏi: Ở những nơi công cộng việc hút thuốc lá vẫn ra phổ biến. Những người không hút như tôi mà...