Kiểm soát quyền lực trong phòng, chống tham nhũng: Khó nhưng phải làm tốt!
Đó là khẳng định của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước (KTNN), ông Đặng Thế Vinh, tại Hội thảo “Cơ chế kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực KTNN góp phần phòng, chống tham nhũng (PCTN) – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” do KTNN tổ chức sáng qua (11/4).
Đại diện KTNN cho rằng kiểm soát quyền lực là việc khó nhưng nhất thiết phải làm tốt
Kiểm toán nhà nước – Cầm trịch hay chỉ tham gia?
Dẫn Luật KTNN và Luật PCTN, Phó Tổng KTNN Đặng Thế Vinh khẳng định: “Với địa vị pháp lý là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, KTNN là một trong những cơ quan trực tiếp có trách nhiệm phát hiện và phối hợp xử lý tham nhũng…”.
PGS, TS. Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính cho rằng việc, sửa đổi cơ chế kiểm soát quyền lực, hoàn thiện hành lang pháp lý để lấp đầy những khoảng trống, những kẽ hở trong kiểm soát quyền lực và tổ chức thực hiện nghiêm minh là những vấn đề có ý nghĩa quyết định để phát huy vai trò của KTNN trong kiểm soát quyền lực, góp phần PCTN.
Không đồng tình với vai trò “là một trong các cơ quan trực tiếp có trách nhiệm” như lời Phó Tổng KTNN Đặng Thế Vinh, Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh, khẳng định, KTNN có vai trò đặc biệt quan trọng trong kiểm soát quyền lực, nhất là quyền lực trong lĩnh vực kinh tế – tài chính xuất phát từ bản chất quyền lực và thực thi quyền lực ở Việt Nam, từ đó KTNN là công cụ quan trọng để PCTN. KTNN chính là cơ quan thực hiện một trong 3 quyền lực của Quốc hội, đó là quyền giám sát tối cao của Quốc hội…
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng thừa nhận, thực tế vai trò của KTNN trong kiểm soát quyền lực nói chung, PCTN nói riêng chưa được qui định cụ thể, đầy đủ và phù hợp cũng như chưa được thể hiện rõ ràng, hiệu quả và hiệu lực trong thực thi vai trò đó. Đơn cử tại Điều 55 của Luật KTNN cũng đã hạn chế khá nhiều vai trò của KTNN.
Video đang HOT
“Như hiện nay thì kiểm toán tham nhũng chỉ là cái đuôi thêm vào của KTNN, Vấn đề đặt ra là KTNN có muốn làm không và làm như thế nào?” - TS Vũ Đình Ánh đặt vấn đề và cho rằng việc nhận thức đúng vai trò, cũng như thể chế để KTNN thực hiện đúng vai trò của mình trong kiểm soát quyền lực, PCTN là rất quan trọng và cấp bách nhằm vừa hoàn thiện hệ thống quyền lực của Việt Nam vừa góp phần tích cực PCTN.
Kiểm soát quyền lực – Nhiều việc phải làm!
Theo Phó Tổng KTNN Đặng Thế Vinh, trong thời gian qua, hoạt động KTNN phục vụ việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước (Điều 3 Luật KTNN), đồng thời thực hiện Luật PCTN, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, KTNN đã xây dựng kế hoạch kiểm toán tập trung vào những vấn đề được Quốc hội, Chính phủ và xã hội đặc biệt quan tâm, các lĩnh vực trọng yếu dễ xẩy ra thất thoát, tham nhũng, lãng phí như: đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản, các dự án BT, BOT, hệ thống ngân hàng thương mại với phương châm phòng là chính.
Khẳng định tham nhũng là “khuyết tật bẩm sinh của quyền lực” và để PCTN thì phải kiểm soát được quyền lực, Phó Tổng KTNN Đặng Thế Vinh, thừa nhận kiểm soát được quyền lực là vấn đề rất khó. “Nhưng nhất thiết phải làm tốt, nếu không cuộc đấu tranh chống tham nhũng của chúng ta sẽ không thể đạt hiệu quả!” - Ông Vinh khẳng định. Vì vậy, để kiểm soát được quyền lực, KTNN phải thực hiện rất nhiều công việc, rất nhiều biện pháp.
Trước hết cần công phá mạnh vào các vấn đề then chốt trong đó phải thực hiện nghiêm việc giới hạn quyền lực Nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật; kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước, gắn với việc nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát. Nâng cao chất lượng và bổ sung cán bộ có phẩm chất đạo đức và nghiệp vụ tốt trong công tác kiểm tra, giám sát. Tích cực đổi mới công tác này theo hướng: Tập trung kiểm tra, giám sát thực hiện chức trách, nhiệm vụ, nhất là trách nhiệm người đứng đầu; thanh tra, kiểm toán tập trung vào lĩnh vực dễ nảy sinh tiêu cực; giám sát đột xuất, thường xuyên.
Theo PLVN
Bộ trưởng TNMT: Phải tính đến đất đai cho thế hệ tương lai
"Tích cực đổi mới tư duy, sáng tạo và tạo ra sự bứt phá trong công tác quản lý nhà nước về đất đai năm 2019" - đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT)Trần Hồng Hà tại hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019 của Tổng cục Quản lý đất đai, ngày 5.1.
Chính sách đất đai luôn được người dân quan tâm
Tại hội nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai Lê Thanh Khuyến cho biết: Trong năm 2018, Tổng cục đã quán triệt, triển khai hiệu quả nhiều hoạt động trong lĩnh vực quản lý đất đai.
Cụ thể, Tổng cục đã hoàn thành và trình Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cho 63/63 tỉnh, thành phố, Chính phủ đã có nghị quyết phê duyệt cho 58 tỉnh, thành phố. Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện việc lập điều chỉnh quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện để làm cơ sở cho việc quản lý, sử dụng đất đai.
Hoạt động đo vẽ chi tiết ngoài thực địa phục vụ việc kiểm kê đất đai ở Đồng Nai. MONRE
Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm của cơ quan quản lý và người sử dụng đất. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về đất đai để bảo đảm chính sách phù hợp với thực tiễn.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Trần Hồng Hà ghi nhận và đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực và kết quả công tác mà Tổng cục đã đạt được trong năm 2018. Đất đai là tài nguyên hữu hạn, phải đảm bảo nguồn lực đất đai luôn được sử dụng hiệu quả, tạo được không gian phát triển cho tương lai. Vì thế, tư duy về quản lý, về cách nhìn đối với tài nguyên đất đai phải không ngừng được đổi mới, sát với thực tế phát triển của đất nước và nhu cầu của xã hội.
Nói về vai trò của công tác này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Quản lý đất đai là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của ngành TNMT. Trong những năm qua, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Bộ TNMT luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác quản lý đất đai.
Vì vậy, theo Bộ trưởng, các cơ chế chính sách, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các hoạt động của lĩnh vực quản lý đất đai có tác động trực tiếp đến đất nước, đến toàn thể người dân và doanh nghiệp.
Đất đai là tài nguyên giới hạn...
Đánh giá cao những phân tích, đóng góp ý kiến của lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Tổng cục cũng như lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ TNMT đóng góp vào kế hoạch năm 2019 của Tổng cục Quản lý đất đai. Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2019 và các năm tiếp theo, ngành Quản lý đất đai phải rút ra những bài học từ thành công và đặc biệt là đối mặt với những tồn tại, thách thức trong thời gian vừa qua đối với công tác quản lý đất đai để tìm ra phương án giải quyết. Bộ trưởng nhấn mạnh 3 vấn đề cần lưu ý trong quản lý đất đai:
Trước hết, đó là phải làm sao tất cả các chủ trương chính sách lớn liên quan đến đất đai, trước khi ban hành phải được nghiên cứu thấu đáo, có tính lý luận và thực tiễn, có tầm nhìn cao. Theo Bộ trưởng, nếu làm được như vậy, thì sẽ ít xáo trộn trong quá trình triển khai, thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến đất đai.
Thứ hai, theo Bộ trưởng, cần có tư duy mới: "Đất đai là tài nguyên giới hạn. Đất đai không sinh ra mà chỉ mất đi do biến đổi khí hậu, so xâm thực, do sạt lở...". Người đứng đầu ngành TNMT cả nước nhấn mạnh: Tài nguyên đó chỉ phát huy kết quả tốt nếu những người làm công tác quản lý đất đai quản lý tốt.
Bộ trưởng đề nghị ngành quản lý đất đai làm tốt công tác quy hoạch một cách dài hơi chứ không chỉ là 5 năm hay 10 năm. "Phải làm sao để luôn luôn có một không gian đất đai cho tương lai, cho tăng trưởng..." - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh. Khi có quy hoạch, đất đai sẽ đưa vào đúng lúc, được sử dụng hiệu quả đồng thời bảo tồn và phát triển cho cả hiện tại và tương lai một cách bền vững.
Vấn đề thứ ba, đất đai không phải là vấn đề có thể thay đổi theo kiểu "hôm nay là đất, ngày mai là nước", vì vậy Bộ trưởng yêu cầu ngành quản lý đất đai cần phải quản lý tài nguyên này như quản lý ngôi nhà, quản lý các đồ vật quý hiếm của mỗi cá nhân, gia đình chúng ta.
Theo Danviet
Kỷ luật hàng chục cán bộ sai phạm về đất đai Thành ủy Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã ban hành các quyết định kỷ luật cán bộ phường Quảng Vinh vì có sai phạm trong quản lý đất đai. Theo kết quả kiểm tra của ngành chức năng cho thấy, ông Trần Nam Trung, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã (nay là phường Quảng Vinh) đã ký vào phiếu thu khống,...