Kiểm soát mua sắm trang thiết bị y tế tránh thất thoát, tiêu cực
Uỷ ban Về các vấn đề xã hội đề nghị Bộ Y tế kiểm soát tốt việc mua sắm trang thiết y tế ngay cả trong các trường hợp khẩn cấp, tránh để xảy ra thất thoát, tiêu cực
Bộ Y tế được yêu cầu chủ động rà soát toàn bộ việc mua sắm trang thiết bị y tế, bảo đảm đúng quy định, đúng giá.
Gửi báo cáo đến Quốc hội, Uỷ ban Về các vấn đề xã hội đề nghị Bộ Y tế kiến nghị phù hợp khi sửa đổi Luật Đầu tư nhằm bảo đảm cơ chế kiểm soát tốt việc mua sắm trang thiết y tế ngay cả trong các trường hợp khẩn cấp, tránh để xảy ra thất thoát, tiêu cực.
Theo chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV, chiều 8/6, ngày đầu tiên của đợt họp trực tiếp, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế, xã hội, ngân sách. Theo thông lệ, trước phiên thảo luận này, Uỷ ban Về các vấn đề xã hội đều gửi ý kiến đánh giá về những lĩnh vực thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách, trong đó có y tế.
Ký báo cáo ngày 5/6/2020, Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thuý Anh nêu một số vấn đề cần quan tâm.
Đó là, số lượng người đến khám chữa bệnh tại nhiều cơ sở y tế trong những tháng đầu năm giảm mạnh. Việc này một mặt có thể tác động xấu đến sức khỏe người bệnh khi tự chữa bệnh tại nhà, mặt khác có thể tác động đến khoảng 240 bệnh viện tự bảo đảm chi tiền lương từ nguồn thu dịch vụ khám chữa bệnh.
Vấn đề tiếp theo cần quan tâm là lợi dụng dịch Covid -19 diễn biến phức tạp, có tình trạng cơ sở kinh doanh đầu cơ, găm hàng, sản xuất thiết bị y tế là hàng giả, hàng kém chất lượng. Trong quý I/2020, thuốc tăng giá 1,43% . Đáng chú ý, đã có vi phạm trong sử dụng ngân sách công để mua sắm trang thiết bị (máy xét nghiệm sinh hóa, máy thở, khẩu trang y tế, hóa chất vật tư tiêu hao,…), thuốc chữa bệnh… gây bất bình trong dư luận xã hội.
Uỷ ban dẫn chứng, ngày 22/4/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội, Công ty cổ phần định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành, Công ty TNHH Vật tư khoa học và Thương mại Việt Nam và các đơn vị liên quan.
Uỷ ban cũng lưu ý là danh mục dự trữ quốc gia mới chỉ có thuốc phòng, chống dịch bệnh mà chưa có một số trang thiết bị, vật tư y tế, đồ bảo hộ thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch, công tác khám chữa bệnh cho người mắc dịch bệnh.
“Đáng mừng là đến thời điểm hiện tại, dịch đã được kiểm soát tốt, nếu không, tình trạng này sẽ ảnh hướng lớn đến công tác khám chữa bệnh va có nguy cơ lây nhiễm cao đối với đôi ngu can bô y tê), Uỷ ban nhận định.
Video đang HOT
Theo báo cáo, một số ít cơ sở y tế chưa chấp hành nghiêm các quy định trong phòng chống dịch, làm tăng nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 trong cộng đồng. Việc cách ly, giãn cách xã hội chưa được quy định cụ thể trong pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Trong thời gian dịch Covid-19, đối với các bệnh nhân có kết quả dương tính, toàn bộ chi phí điều trị và xét nghiệm sẽ do ngân sách nhà nước chi trả, việc này là cần thiết nhưng tạo gánh nặng cho ngân sách nhà nước, Uỷ ban nhìn nhận.
Uỷ ban Về các vấn đề xã hội kiến nghị Quốc hội tiếp tục quan tâm việc phân bổ, điều chỉnh ngân sách đầu tư cho lĩnh vực y tế trong cả trung hạn và dài hạn để tăng cường năng lực bảo đảm công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và công tác y tế dự phòng nói riêng.
Kiến nghị của Uỷ ban với Chính phủ là đẩy mạnh triển khai công tác xây dựng pháp luật; chỉ đạo rà soát, tổng kết, đánh giá những vấn đề bất cập trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật, đặc biệt là tổng kết việc phòng, chống và ứng phó Covid-19, những phương pháp, biện pháp, dịch vụ mới được áp dụng, những vấn đề mới nảy sinh mà chưa có hành lang pháp lý điều chỉnh để đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật bảo hiểm y tế, các luật, pháp lệnh có liên quan khác, cũng như bổ sung vào dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh đang được soạn thảo. .
Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt đối với công tác y tế dự phòng, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch Covid-19; áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch trong giai đoạn mới, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, sẵn sàng các biện pháp ứng phó trong trường hợp dịch tái bùng phát tại Việt Nam là kiến nghị tiếp theo với Chính phủ.
Chính phủ cũng được đề nghị chỉ đạo các bộ, ngành và phối hợp xử lý nghiêm minh trường hợp vi phạm trong công tác đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế, đồng thời cần tăng cường rà soát, kiểm tra, thanh tra để tiếp tục phát hiện và xử lý những sai phạm trong lĩnh vực này.
Bộ Y tế được yêu cầu chủ động rà soát toàn bộ việc mua sắm trang thiết bị y tế, bảo đảm đúng quy định, đúng giá, đồng thời đưa ra những kiến nghị phù hợp khi sửa đổi Luật Đầu tư nhằm bảo đảm cơ chế kiểm soát tốt việc mua sắm trang thiết y tế ngay cả trong các trường hợp khẩn cấp, tránh để xảy ra thất thoát, tiêu cực , vi phạm pháp luật.
Đề xuất dừng dự trữ quốc gia kho thuốc bảo vệ thực vật 258 tấn, giá trị 42 tỷ đồng
Do việc dự trữ thuốc bảo vệ thực vật khá tốn kém, lại gây nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, Bộ NNPTNT vừa có công văn số 3697/BNN-KH gửi Bộ Tài chính đề nghị dừng dự trữ quốc gia thuốc bảo vệ thực vật.
Công văn do Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh ký nêu rõ, theo quy định tại Luật Dự trữ quốc gia và Nghị định số 94/2013/NĐ-CP ngày 21/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Dự trữ quốc gia, Bộ NNPTNT được giao quản lý các nhóm mặt hàng: hạt giống cây trồng; thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất khử khuẩn, khử trùng, xử lý nguồn nước trong nuôi trồng thủy sản; thuốc phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
Bộ NNPTNT kiến nghị dừng dự trữ quốc gia thuốc bảo vệ thực vật do dịch hại cây trồng ít xuất hiện. Ảnh: I.T
Hiện, tổng giá trị hàng dự trữ quốc gia tồn kho đến 31/3/2020 đạt khoảng 430 tỷ đồng.
Những năm qua, công tác quản lý hàng dự trữ quốc gia của Bộ NPTNT đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và đã thực sự phát huy hiệu quả trên thực tiễn; góp phần hỗ trợ các địa phương phòng, chống dịch bệnh; khắc phục hậu quả thiên tai; đảm bảo an sinh xã hội và ổn định đời sống nông dân.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, từ năm 2011 đến nay, thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia không được các địa phương đề nghị hỗ trợ bởi các lý do: Dịch hại cây trồng ít xuất hiện và bùng phát; một số địa phương có điều kiện đã chủ động kinh phí để xử lý khi dịch xảy ra.
Mặt khác, thuốc bảo vệ thực vật là hóa chất độc hại, thời gian sử dụng ngắn (từ 2-3 năm) nên phải thường xuyên kiểm tra và có kế hoạch luân chuyển hàng dẫn tới phát sinh chi phí, tốn kém cho ngân sách Nhà nước.
Hiện nay, tồn kho dự trữ quốc gia thuốc bảo vệ thực vật gần 258 tấn, với giá trị khoảng 42 tỷ đồng.
Từ thực tiễn nêu trên, Bộ NNPTNT đã có Công văn số 1560/BNN-KH ngày 02/3/2020 báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, điều chỉnh loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật ra khỏi Danh mục hàng dự trữ quốc gia.
Ngày 24/3/2020, Văn phòng Chính phủ có Phiếu chuyển số 442/PC-VPCP chuyển Bộ Tài chính xem xét, xử lý kiến nghị của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Ngày 04/5/2020, Bộ Tài chính đã có Công văn số 5343/BTC-TCDT về dự trữ quốc gia thuốc bảo vệ thực vật.
Sau khi nhận được ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ NNPTNT đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn là Cục Bảo vệ thực vật nghiên cứu, tham mưu đề xuất đối với các ý kiến của Bộ Tài chính.
Mua bán thuốc bảo vệ thực vật tại cửa hàng vật tư nông nghiệp Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Ảnh: Trần Luận.
Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật, trong khoảng 10 năm gần đây, sinh vật gây hại cây trồng ít xuất hiện và bùng phát.
Một số địa phương có công bố dịch nhưng cũng đã tự chủ ngân sách của địa phương hỗ trợ nông dân phòng chống dịch nên không đề nghị Trung ương cấp thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia.
Việc dự trữ bằng sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật cụ thể cũng hạn chế và không linh hoạt trong công tác chống dịch trong điều kiện sinh vật gây hại cây trồng có những diễn biến bất thường, trái với quy luật, phát sinh những sinh vật gây hại mới.
Mặt khác, thuốc bảo vệ thực vật là hóa chất độc hại, có thời gian sử dụng ngắn (2-3 năm) nên phải thường xuyên kiểm tra và có kế hoạch luân chuyển hàng năm, việc này dẫn đến phát sinh chi phí và tốn kém cho ngân sách nhà nước.
Do đó, việc dự trữ thuốc bảo vệ thực vật như hiện nay không thực sự hiệu quả.
Vì vậy, trong công văn gửi Bộ Tài chính, Bộ NNPTNT tiếp tục đề nghị dừng dự trữ quốc gia thuốc bảo vệ thực vật.
Nếu được các cấp có thẩm quyền chấp thuận như kiến nghị tại Công văn số 1560/BNN-KH ngày 02/3/2020, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ có văn bản đề nghị các địa phương chủ động phòng, chống dịch hại cây trồng bằng nguồn kinh phí của địa phương.
Trong trường hợp cần sự hỗ trợ của Trung ương, Bộ NNPTNT sẽ trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ các địa phương theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về "Cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh".
Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc dừng dự trữ quốc gia thuốc bảo vệ thực vật.
AfDB hỗ trợ khẩn cấp gần 98 triệu USD giúp Senegal ứng phó Covid-19 Ngày 30/5, Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã quyết định thông qua khoản hỗ trợ khẩn cấp trị giá 97,72 triệu USD cho Senegal để giúp nước này đối phó với đại dịch Covid-19. Ngân hàng Phát triển châu Phi hỗ trợ khẩn cấp gần 98 triệu USD cho Senegal giúp ứng phó Covid-19. (Nguồn: AfDB) Trong một tuyên bố, AfDB...