Kiểm soát khí thải xe gắn máy: Giãn lộ trình đến 2017
Đề án kiểm soát khí thải xe mô tô, gắn máy tham gia giao thông đưa ra lộ trình 2010-2013 kiểm soát 20% số xe máy ở Hà Nội và TP. HCM, song đến nay vẫn chỉ nằm trên giấy. Dự kiến, phải đến năm 2017, việc kiểm soát khí thải xe máy mới có thể bắt đầu thực hiện.
Hơn 40 triệu xe gắn máy chưa được kiểm soát về khí thải
Vấn đề cấp thiết nhưng phức tạp
Đề án kiểm soát khí thải xe gắn máy được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2010, có hiệu lực thực hiện từ 1-1-2011. Mục tiêu, giai đoạn 2010-2013 kiểm soát được 20% xe mô tô, xe gắn máy ở Hà Nội và TP. HCM, xây dựng ít nhất 100 cơ sở kiểm định ở Hà Nội và 150 cơ sở ở TP. HCM, tập huấn cho ít nhất 500 cán bộ, quản lý, nhân viên nghiệp vụ tại 2 TP này. Giai đoạn 2013-2015, từ 80-90% xe gắn máy tham gia giao thông tại 2 TP lớn được kiểm định đạt tiêu chuẩn khí thải, mở rộng mạng lưới cơ sở để thực hiện kiểm định đạt tiêu chuẩn khí thải 60% xe gắn máy ở các đô thị loại 1 và 2. Tuy vậy, kể từ khi Đề án được phê duyệt đến nay, việc thực hiện mới chỉ là xây dựng các văn bản và xây dựng lộ trình trên giấy. Ông Nguyễn Hữu Trí, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm cho hay, Cục này bắt đầu thực hiện một phần dự án, đó là kiểm soát khí thải đối với xe mới, còn số xe đang lưu hành thì cần có lộ trình.
Mặc dù đánh giá là cần thiết phải thực hiện kiểm soát khí thải xe gắn máy, song Cục Đăng kiểm Việt Nam cho rằng, việc triển khai sẽ rất khó khăn. “Kiểm soát khí thải xe gắn máy là vấn đề xã hội phức tạp vì liên quan đến đại bộ phận người dân ở các TP lớn và nhiều đối tượng, thành phần khác nhau. Đặc biệt, nó ảnh hưởng đến đa số người dân có mức thu nhập trung bình, thấp”, lãnh đạo Cục Đăng kiểm bày tỏ. Chưa kể, để thực hiện kiểm định bảo đảm tiêu chuẩn cho số lượng xe này cần phải có hàng trăm điểm kiểm tra khí thải với số lượng đăng kiểm viên lên tới hàng nghìn người.
Cơ sở đủ điều kiện sẽ được tham gia kiểm định
Video đang HOT
Theo lộ trình Cục Đăng kiểm kiến nghị, sẽ bắt đầu áp dụng kiểm soát khí thải xe gắn máy từ năm 2017 đối với Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Và từ 2021, sẽ thực hiện ở các TP loại 2. Đối với những xe kiểm định không đạt yêu cầu, chủ xe sẽ có trách nhiệm bảo dưỡng, hiệu chỉnh, thay thế vật tư phụ tùng để đạt mức phát thải theo quy định. Đồng thời, từ năm 2017, các nhà sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe gắn máy sẽ phải thực hiện dán tem đảm bảo yêu cầu môi trường về khí thải theo mức Euro 4 (hiện đang thực hiện theo Euro 2).
Đề cập đến vấn đề tiêu cực, xe không kiểm định cũng được cấp tem, ông Nguyễn Hữu Trí khẳng định, Cục Đăng kiểm sẽ kiểm soát bằng hệ thống máy tính tập trung, kết quả đo ống xả được gửi về Cục Đăng kiểm. Tem cũng sẽ được làm để chống giả. Ngoài ra, Cục Đăng kiểm sẽ hướng dẫn, chuyển giao nghiệp vụ cho nhân viên các đại lý, cơ sở bảo dưỡng để nhân viên có đủ nghiệp vụ thực hiện.
Tại 5 thành phố lớn trực thuộc Trung ương, từ 1-7-2017, bắt buộc kiểm soát khí thải đối với xe trên 10 năm sử dụng (tức xe đăng ký lần đầu từ trước ngày 1-7-2007), ước tính có khoảng 6,1 triệu xe thuộc diện này. Từ 1-7-2018, bắt buộc đối với xe trên 5 năm sử dụng, ước tính có 5,2 triệu xe phải được kiểm định. Từ 1-7-2019 bắt buộc đối với các xe còn lại, ước tính có thêm 3,8 triệu xe phải được kiểm định. Từ 1-3-2020, xe gắn máy tham gia giao thông trên địa bàn các TP loại 1 (8 TP) phải được kiểm định đạt tiêu chuẩn khí thải. Từ 1-3-2021, xe gắn máy tham gia thao thông tại các TP loại 2 (11 TP) sẽ phải được kiểm định đạt tiêu chuẩn khí thải.
Theo ANTD
"Bắt bệnh" xe ôtô bằng... mũi
Mùi lạ xuất hiện từ xe của bạn không những đem đến một cảm giác khó chịu mỗi khi sử dụng mà còn là dấu hiệu của những rắc rối sắp đến.
Mùi trong xe hơi thường liên quan tới những thành phần chứa hoặc chuyển động nhờ chất lỏng. Bình thường, mùi sẽ dễ nhận ra hơn so với các dấu hiệu khác như rỉ xăng từ bình chứa (về bản chất, xăng không có mùi rõ rệt nên các nhà sản xuất thường phải pha thêm chất có mùi đậm vào để dễ nhận biết hơn).
Nhận biết sự giống và khác nhau giữa các mùi từ chiếc xe là điều tối quan trong. Vì vậy, bạn cần phân biệt được các loại mùi ứng với từng loại chất lỏng khác nhau sử dụng trong xe.
Mùi ngọt
Chất làm mát lưới tản nhiệt thường có mùi ngọt khi rò rỉ ra ngoài, lên tấm thảm, rơi xuống hệ thống xả hoặc ra ngoài ống pô. Nếu mùi chỉ xuất hiện khi động cơ còn ấm thì có nghĩa bơm nước làm mát hoặc lưới tản nhiệt đã hỏng.
Mùi cao su cháy
Mùi cao su cháy từ trong cụm máy thường liên quan tới những tiếng kêu và chúng thay đổi cường độ khi tài xế tăng tốc. Dây cua-roa là bộ phận đầu tiên bạn xem xét khi có hiện tượng trên. Những thiết bị như máy phát điện, bơm nước, hay bơm nhiên liệu, máy nén điều hoà và các bộ phân khác của động cơ rất dễ thay đổi kích thước theo nhiệt độ, vì vậy, chúng cũng dễ cháy và sinh ra nhiều mùi kèm tiếng kêu.
Mùi trứng thối
Hệ thống khí thải thường không gây nhiều mùi khó chịu nhưng nếu xuất hiện mùi cay và làm chảy nước mắt kèm theo động cơ hoạt động yếu (không đủ áp suất do hở séc-măng hoặc xu-páp) có thể sinh ra nhiều chất sunfua có mùi. Nếu bạn ngửi thấy mùi trứng thối, hãy đưa xe bảo dưỡng trước khi các thiết bị bị phá huỷ bởi lúc đó dầu chảy xuống xi-lanh quá nhiều.
Dầu bị rớt xuống buồng đốt chủ yếu từ hai con đường. Thứ nhất, theo đường hở xu-páp, hiện tượng này có dấu hiệu là xe có khói trắng khi khởi động nhưng sau đó khói hết. Thứ hai, theo đường hở séc-măng (vòng tạo kín khít giữa piston và thành xi-lanh), xe xuất hiện khói trắng khi vận hành bởi lúc đó dầu bị hút buồng đốt. Nếu xe bạn trang bị hệ thống trung hoà xúc tác (rất hiếm ở Việt Nam, và chỉ có trên các xe nhập), khói trắng có thể không xuất hiện nhưng nếu khí thải quá nóng (do phản ứng với các chất khử), bạn cần kiểm tra ngay.
Mùi khét
Phanh đĩa quá nóng hoặc vật liệu chế tạo ly hợp không đúng tiêu chuẩn cũng có mùi nhưng dưới dạng nhựa tổng hợp bị cháy. Nếu nồng độ mùi quá lớn hãy đến ngay các ga-ra. Bạn cũng nên chú ý vị trí xem dấu hiệu của mùi, tốt nhất là tại gara, bởi đôi khi bạn nhầm lẫn và có thể mất tiền oan.
Thu Hà (TTTĐ)
Vụ nổ mặt đường: Còn 6 điểm có nguy cơ phát nổ Nghi vấn vụ nổ được cho là do khí thải bị nén bên trong giếng thoát nước của dự án Nhiêu Lộc - Thị Nghè, khi gặp mưa lớn, nước đẩy khí thải về các miệng giếng; các hỗn hợp khí hòa lẫn với nhau và bị dồn nén dẫn đến phát nổ. Chiều ngày 18/6, ông Tất thành Cang, Phó Chủ tịch...