Kiểm soát giá thịt heo Khó thiệt!
Giá heo hơi tăng trở lại trong vài ngày gần đây. Sự tăng giảm đã làm dấy lên nhiều đồn đoán: do nhập lậu, do cấm xuất tiểu ngạch, do tâm lý sợ thiếu hụt?
Thịt heo nhập lậu từ Thái Lan, qua ngõ Campuchia tràn vào biên giới các tỉnh phía Nam là một trong những nguyên nhân được đồn đoán khá nhiều làm giá heo trong nước hạ nhiệt. Tuy nhiên, các nguồn tin đều không đưa ra được bằng chứng cụ thể.
Giá hạ vì hàng lậu?
Ông Nguyễn Văn Mấy, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Tây Ninh nhẩm tính: nếu heo từ Thái Lan qua Việt Nam khoảng 52.000 – 53.000 đồng/kg heo hơi, trong khi đó giá trong nước 58.000 – 60.000 đồng/ kg, lái vẫn có lời. Nhưng theo ông Mấy, thông tin râm ran như vậy là có khả năng nguồn cung đang thiếu.
Tuy nhiên, tại Tây Ninh, theo lời ông Mấy, lượng heo lậu không đáng kể. Gần đây, ngành thú y phát hiện và xử phạt một trường hợp nhập lậu hơn 20 con heo vào tỉnh. Được biết, Sở NN&PTNT đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan, nhất là biên phòng kiểm soát chặt ở khu vực biên giới.
Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Long An cho biết, lượng heo trong dân không còn bao nhiêu, có thể các công ty chăn nuôi lớn dùng truyền thông đánh động chính quyền kiểm soát heo nhập lậu. Theo bà Khanh, hiện trên địa bàn Long An chưa phát hiện vụ việc nào và cũng chưa có số liệu chính xác nên không thể kết luận việc heo nhập lậu làm giá giảm.
“Giữa Việt Nam và Campuchia vẫn chưa có công nhận chuyện mua bán hai bên. Dịch bệnh lại đang diễn biến phức tạp nên lực lượng biên phòng vẫn đang tăng cường kiểm soát”, bà Khanh cho biết.
Nguồn cung thiếu làm giá thịt heo vẫn còn ở mức cao.
Cấm xuất heo tiểu ngạch!
Nhận định về khả năng điều tiết giá trong nước của doanh nghiệp, ông Đào Mạnh Lương, tổng giám đốc tập đoàn Mavin cho rằng việc này là không khả thi. Giá heo hiện đang ở mức cao chủ yếu là do nguồn cung thiếu. Thức ăn chăn nuôi nhằm đảo bảo cho giai đoạn chăn nuôi an toàn sinh học cũng làm giá thành tăng.
Video đang HOT
Cũng không loại trừ yếu tố tâm lý sợ thiếu hụt đang tác động ngược lên giá thị trường, ông Lương cho rằng, các doanh nghiệp thường sản xuất theo kế hoạch. Vì vậy việc tăng hay giảm đàn, rồi giá cả biến động chỉ mang tính thời điểm. “Doanh nghiệp không thể duy trì lợi ích ngắn hạn mà ảnh hưởng đến chiến lược lâu dài”, ông Lương nhận xét.
Một quan điểm khác cho rằng, việc cấm xuất khẩu thịt lợn tiểu ngạch ở các tỉnh phía Bắc có thể làm giá heo giảm. Mới đây, Bộ trưởng NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đã chỉ đạo “các trang trại, công ty tuyệt đối không được xuất khẩu heo tiểu ngạch sang Trung Quốc”. Động thái này được nhiều người nhận định đã góp phần làm hạ nhiệt thị trường heo hơi.
Có ý kiến cho rằng, việc Bộ NN&PTNT cấm xuất khẩu tiểu ngạch là thực thi mệnh lệnh hành chính, can thiệp thô bạo vào thị trường và gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người chăn nuôi. Nhất là khi người chăn nuôi phải chịu lỗ khi giá heo xuống thấp thời gian dài trước đó.
Ông Nguyễn Bình, chủ hộ chăn nuôi ở huyện Bình Chánh (TP.HCM) nói: “Mức giá cao sẽ có lợi cho người nuôi nhưng giá cả là do thị trường quyết định. Việc để giá tăng mạnh dễ dẫn đến nguy cơ trục lợi. Hãy nghĩ đến quyền lợi của số đông người dùng. Giá heo tiếp tục tăng nóng sẽ làm số đông quay lưng với miếng thịt heo”, ông Bình nói.
Ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cũng nhận định, việc kiểm soát xuất khẩu tiểu ngạch thịt heo sang Trung Quốc không thể là nguyên nhân chính khiến giá tăng rồi giảm như vừa qua. Thịt heo tại Trung Quốc tăng cao là có thật nhưng theo ông Dương, việc xuất khẩu được heo sang bên kia biên giới để kiếm lời rất khó xảy ra. Giữa Việt Nam và Trung Quốc chưa có trao đổi chính ngạch về mặt hàng thịt heo. Trong khi xuất khẩu tiểu ngạch tất cả các mặt hàng nông sản đều bị kiểm soat gắt gao suốt từ đầu năm.
Ngành nông nghiệp có trách nhiệm đảm bảo nguồn cung thịt heo cho thị trường, cũng như phát triển bền vững ngành chăn nuôi của gần 3 triệu hộ trong nước. Hiện tại, nguồn thịt heo trong nước không như các năm trước nên có thời điểm việc giá tăng làm nhiều người dễ bị nhầm lẫn giữa cung cầu và yếu tố tâm lý, tạo nên xáo trộn thị trường thịt heo”, ông Dương phân tích.
Ông Dương còn cho rằng, việc kiểm soát xuất khẩu tiểu ngạch là biện pháp cần thiết để đảm bảo nguồn cung thịt heo cho thị trường nội địa, tránh chuyện chộn rộn giá thịt heo vào các tháng cuối năm. Cũng theo ông Dương, cứ sang thu là nhu cầu thực phẩm tăng cao nên việc giá heo tăng vừa qua nằm trong dự liệu, lẽ ra phải đến sớm hơn.
Theo Danviet
Thịt lợn nhập khẩu giá 23.000 đ/kg có đảm bảo chất lượng?
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Nguyễn Xuân Dương - quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NNPTNT cho biết, hiện tại, sản lượng thịt nhập khẩu chưa thấy những tác động rõ rệt đối với thị trường trong nước, nhưng về lâu dài cần có giải pháp kiểm soát chặt hơn để đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng, cũng như quyền lợi người chăn nuôi.
Tính đến thời điểm này, dịch tả lợn châu Phi đã lan rộng ra 62/63 tỉnh, thành phố, khiến tổng đàn lợn cả nước giảm khoảng 15%, điều này dẫn đến nguy cơ thiếu thịt lợn vào các tháng cuối năm. Nhận định của ông về thực trạng này như thế nào?
- Sau khi bùng phát vào đầu tháng 2/2019, càn quét qua các tỉnh, thành, đến nay, dịch tả lợn châu Phi đang có dấu hiệu dịu bớt ở một số địa phương. Tuy vậy, diễn biến của dịch vẫn còn khá phức tạp, khi dịch không chỉ xuất hiện ở những trại chăn nuôi nhỏ lẻ, mà ngay cả một số trại lớn cũng bị. Tại Đồng Nai đã ghi nhận tình trạng này.
Giá thịt lợn nhập có loại chỉ 23.000 đồng/kg. Ảnh: I.T
Nếu tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp, việc thiếu thịt lợn trong thời gian tới không còn là nguy cơ, mà nó đang dần hiện hữu. Sau nhiều ngày giá giảm thê thảm, hiện, giá lợn hơi đang có những diễn biến khá tích cực. Tại miền Bắc, giá lợn hơi đã trên 45.000 đồng/kg, còn tại miền Nam cũng đã đạt 35.000 đồng/kg. Theo tôi, đến cuối tháng 8, đầu tháng 9, giá lợn hơi còn tăng cao hơn nữa, có thể đạt 50.000 - 55.000 đồng/kg.
Vấn đề đặt ra là: Làm sao đảm bảo được nguồn cung thực phẩm những tháng cuối năm, tránh tăng giá đột biến.
Trên thực tế, nhận định tình hình thịt lợn sẽ có nguy cơ thiếu hụt, Bộ NNPTNT đã có chủ trương mở rộng các đối tượng vật nuôi khác để bù lại lượng thiếu hụt từ thịt lợn như chăn nuôi gia cầm, gia súc ăn cỏ, thủy sản. 6 tháng đầu năm 2019, chúng ta đã làm rất tốt điều này, khi quy mô chăn nuôi gia cầm đã tăng 7,5%, quy mô đàn bò tăng 2,9%. Dự kiến đến hết năm 2019, đàn gia cầm tăng 10%, đàn bò tăng 6,7%, nguồn thiếu hụt từ thịt lợn chắc chắn sẽ được giải quyết.
Tuy nhiên, do thói quen tiêu dùng của người Việt, thịt lợn vẫn chiếm chủ yếu trong cơ cấu bữa ăn, nhu cầu sử dụng thịt lợn sẽ cao. Do đó, ngoài biện pháp cấp bù thực phẩm khác, phải tìm cách tái đàn để cấp bù đàn lợn đã bị mất do dịch tả lợn châu Phi.
Theo tôi, trong thời gian tới, nếu có chính sách điều hành giá, cộng với tái đàn hợp lý, lượng thịt lợn trong sẽ không thiếu mà giá cả sẽ được cải thiện đáng kể, chắc chắn mức giá trên 50.000 đồng/kg lợn hơi là có thể đạt được.
Mức giá này cũng là hợp lý ở thời điểm này, bởi người nông dân đã quá vất vả chống chọi với dịch, giờ là lúc họ lấy lại những gì đã mất, vì chi phí chống dịch khiến giá thành sản xuất sẽ tăng cao hơn. Hiện, giá lợn hơi của Việt Nam đang thấp nhất khu vực, trong khi giá lợn ở Trung Quốc, Campuchia đều trên 60.000 đồng/kg.
Hiện nay, các địa phương vẫn đang cân nhắc việc khuyến cáo người dân tái đàn lợn sau dịch. Vậy theo ông, làm sao để người dân tái đàn hiệu quả?
- Bộ NNPTNT cũng đã có những quy định rất rõ về tái đàn sau dịch tả lợn châu Phi. Theo đó, khu vực vừa bị dịch nhất quyết không được tái đàn ở thời điểm này, chúng ta chỉ nên tái đàn ở những vùng chưa có dịch.
Bên cạnh đó, công tác phòng chống dịch bệnh phải được duy trì ở mức độ cao, không nên quá bi quan, vì hiện tại vẫn còn 85% đàn lợn, cần phải áp dụng tổng lực các giải pháp để duy trì được đàn.
Theo đó, các cơ sở chăn nuôi cần áp dụng nghiêm túc các quy định về chăn nuôi an toàn sinh học, bên cạnh đó, có thể sử dụng các chế phẩm vi sinh để tăng sức đề kháng cho đàn vật nuôi.
Có một diễn biến đáng chú ý trên thị trường thịt lợn 6 tháng đầu năm 2019 là lượng thịt nhập khẩu tăng đột biến. Liệu điều này có tác động đến ngành chăn nuôi trong nước không, thưa ông?
- Đúng là 6 tháng đầu năm 2019, lượng thịt lợn nhập khẩu tăng đột biến, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2018, đạt trên 8.000 tấn. Nếu so sánh con số 8.000 tấn thịt lợn nhập khẩu với sản lượng thịt lợn hơi của Việt Nam khoảng 2 triệu tấn thì không phải là con số quá lớn. Những tác động của thịt nhập khẩu lên thị trường thịt lợn cũng chưa rõ ràng.
Nhưng về lâu dài, theo tôi, cần tăng cường kiểm soát lượng thịt lợn nhập khẩu, nhất là trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra, cộng với độ mở của thị trường ngày càng lớn. Nếu không kiểm soát để nhập ồ ạt, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến chăn nuôi trong nước.
Trong số lượng thịt nhập khẩu, ngoài một số loại thịt cao cấp cũng có một số loại không phải chính phẩm như chân giò, thịt vụn giá rất rẻ, chỉ hơn 23.000 đồng/kg. Điều tôi lo ngại là liệu những sản phẩm thịt nhập có đảm bảo chất lượng không, thời hạn sử dụng như thế nào hay lại là loại cận date. Nếu để những loại thực phẩm này tràn về, không chỉ ảnh hưởng đến người chăn nuôi, mà sức khỏe người tiêu dùng cũng bị đe dọa.
Điều cốt lõi vẫn là chủ động chăn nuôi trong nước với chất lượng, giá cả phải chăng để phục vụ cho thị trường nội địa, đồng thời đảm bảo cuộc sống của người chăn nuôi.
Xin cảm ơn ông!
Thịt thăn lợn, cốt lết lợn hiệu Iberico (đông lạnh, chưa chế biến) từ Pháp giá 16 EUR (FCA, cảng Cát Lái TP.HCM); tương đương 417.000 đồng/kg.
Thịt filet lợn hiệu Iberico (đông lạnh, chưa chế biến) từ Pháp giá 14 EUR (FCA, cảng Cát Lái TP.HCM), tương đương 385.000 đồng/kg.
Chân lợn, tai lợn, đuôi lợn từ Mỹ giá 1 USD/kg (FCR, cảng ICD Phước Long TP.HCM), tương đương 23.238 đồng/kg.
Chân giò cắt khúc từ Úc giá 1 USD/kg (FCR, cảng ICD Phước Long TP.HCM), tương đương 23.238 đồng/kg.
Phụ phẩm lợn đông lạnh có xương-xương sườn lợn (FROZEN PORK RIBLETS) hiệu Skiba từ Ba Lan giá 1 USD/kg (CIF, cảng Cái Mép Bà Rịa Vũng Tàu), tương đương 23.238 đồng/kg
Theo Danviet
Nuôi lợn an toàn sinh học - "Vũ khí" trong khi đợi vaccine ra đời? Sáng qua (2/7), Bộ NNPTNT đã tổ chức họp bàn về một số kết quả bước đầu nghiên cứu vaccine, sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng chống dịch tả lợn châu Phi. Theo đánh giá mới nhất, kết quả bước đầu trong phòng thí nghiệm và thí điểm trên diện hẹp của vaccine này đều cho thấy rất khả quan. Đem...