Kiểm soát cơn thèm ăn
Nỗi khổ tâm ghê gớm của người kiêng cử để sụt cân chính là cảm giác đói bụng mà không được ăn. Áp lực đó càng tăng khi cái đói cồn cào xuất hiện giữa đêm khuya khiến nạn nhân mất ngủ, tay chân bủn rủn, nhắm mắt vẫn thấy bàn tiệc ê hề, nín thở vẫn nghe mùi thịt nướng…
Khỏi nói dông dài cũng có thể hiểu nạn nhân khổ đến mức nào, và chẳng có gì ngạc nhiên khi họ… phá giới. Vì vậy, nhiều người ăn kiêng chưa kịp mừng khi giảm được vài cân đã phải lo lắng vì… mập hơn trước.
Thật đáng tiếc, nhiều người tuy bỏ công theo đuổi chế độ ăn uống kiêng khem nhưng chưa biết “mánh” để tránh tình trạng lúc nào cũng thèm ăn vặt.
Đừng cắn răng chịu đói nếu sắp lên giường ngủ vì cảm giác đói sẽ tiếp tục “làm khổ” bạn trong đêm. Nên uống ly sữa đậu nành không đường trước khi ngủ vì món này vừa không nhiều năng lượng vừa chứa chất đạm có tác dụng trấn an hệ thần kinh.
Đánh răng thật kỹ mỗi khi ghi nhận cảm giác đói bụng cồn cào, nhất là trước khi ngủ. Bên cạnh chuyện vệ sinh răng miệng, cảm giác tươi mát trong miệng là phương tiện ức chế tín hiệu gây đói bụng.
Vài lần trong tuần nên có buổi cơm chiều sớm hơn thường lệ rồi sau đó chỉ uống nước cho đến khi đi ngủ. Cơ thể khi đó phóng thích melatonin cần thiết giúp cho giấc ngủ yên bình.
Video đang HOT
Đừng ăn nhiều tinh bột, nhất là bánh mì vào buổi tối, vì đường huyết sau đó, dù cao hay thấp đều gây cảm giác đói trong đêm.
Tập thói quen ăn rau trộn, càng nhiều càng tốt, càng đa dạng đủ màu càng hay, trước khi ăn chén cơm. Thực khách nhờ đó vừa bổ sung vitamine và chất khoáng, vừa giảm lượng tinh bột trong khẩu phần mà vẫn no bụng sau bữa ăn.
Ảnh minh họa: Corbisimages
Tăng chất xơ trong khẩu phần, thậm chí dùng thuốc bổ sung nếu có khuynh hướng táo bón, để mượn chất này kéo mỡ qua đường ruột thay vì để chất béo được hấp thu vào máu rồi… sinh sự.
Rau cải tất nhiên nên chiếm không dưới 60% trong khẩu phần của người quá “mát da mát thịt”. Trong số đó, xà lách xoong nên là món có mặt trên bàn ăn của người béo phì vì crôm trong món này là nhân tố quan trọng nhờ công năng đa dạng, vừa ức chế cảm giác đói bụng, vừa ngăn ngừa rối loạn biến dưỡng chất đường lại gia tăng phản ứng thoái biến chất béo.
Đừng dùng món tráng miệng quá ngọt ngay sau bữa ăn nếu đã dư cân, nhưng cũng có thể dùng một-hai giờ sau bữa ăn, sau khi vận động.
Đừng vừa ăn vừa xem truyền hình vì phim càng éo le hấp dẫn khán giả càng quên nhai. Vì không để ý miếng ăn nên thực khách đồng thời có khuynh hướng tiêu thụ nhiều hơn bình thường. Rối loạn tiêu hóa dẫn đến trục trặc trong khâu biến dưỡng sau đó là chuyện đương nhiên.
Đừng uống cà phê quá ngọt nhiều lần trong ngày, kể cả với đường dành cho người ăn kiêng, vì đường thật hay đường giả đều kích thích phản ứng bài tiết insulin của tụy tạng nhằm hạ đường huyết khiến cơ thể có cảm giác đói bụng.
Già néo sớm muộn cũng đứt dây. Muốn đừng có cảm giác đói cồn cào mà nhịn ăn đủ kiểu là chuyện… không tưởng. Điều quan trọng là làm sao vẫn “xay xát” đều đều mà không mập.
(Theo Dân trí)
7 nguyên nhân gây vàng răng
Vàng răng là nỗi ám ảnh không phải của riêng ai nhất là những người luôn muốn có nụ cười rạng rỡ. Vậy nguyên nhân nào gây răng vàng?
Vệ sinh răng miệng
Đây là một trong những lý do phổ biến nhất gây ra vàng răng. Rất nhiều người không có thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên cho đến khi trưởng thành. Khi không chải răng sạch sẽ, một lớp màu vàng mỏng bắt đầu bám vào răng, và dần dần răng ngả sang màu vàng.
Thức ăn
Ăn các thực phẩm hay uống các loại đồ uống có chứa nhiều đường hoặc uống nhiều cà phê không chỉ làm vàng răng mà còn dẫn đến sự đổi màu của răng dưới dạng đốm và vết bẩn.
Ngoài ra, hút thuốc lá cũng làm răng đổi màu ngay cả khi bạn chải răng miệng thường xuyên. Các chất hóa học trong nicotine phá vỡ lớp màng bảo vệ men răng dẫn đến hàm răng vàng.
Bệnh
Các bệnh nhiễm trùng và nướu răng có thể lây sang các răng khỏe khác, đồng thời làm xói mòn men răng, dẫn đến vàng răng.
Quá nhiều Florua
Florua rất cần thiết để ngăn chặn răng khỏi bị sâu bằng cách làm cho quá trình suy nhược men chậm lại và tăng cường quá trình bù khoáng tự nhiên khi axit ăn mòn men răng. Tuy nhiên, quá nhiều florua cũng có thể gây ra hiện tượng vàng răng.
Tuổi
Khi tuổi ngày một tăng lên, lớp màng bảo vệ của răng bị mòn để lộ hàm răng đổi màu. Lúc này, mỗi lần răng được tiếp với thức ăn, vết bẩn sẽ dễ dàng thấm sâu vào men răng. Thực tế, khó có thể tránh được vàng răng do tuổi tác.
Thuốc
Hầu hết trẻ em đều uống nhiều thuốc kháng sinh và đây chính là một nguyên nhân làm vàng răng ở trẻ nhỏ. Thuốc chống rối loạn thần kinh và kháng sinh trị dị ứng làm răng đổi sang màu vàng. Chữa bệnh bằng biện pháp hóa học là một nguyên nhân dẫn đến vàng răng.
Di truyền
Một số người có hàm răng vàng là do yếu tố di truyền. Có một số bệnh nhiễm trùng khi mang thai cũng có thể gây ra vàng răng ở trẻ sơ sinh trong quá trình mọc răng của bé.
Theo Tiền Phong
Khỏe đẹp nhờ chất... không dinh dưỡng Khi nhắc đến dinh dưỡng của một món ăn, hầu hết mọi người chỉ quan tâm đến vitamine, năng lượng, chất béo hay chất đạm. Thật ra, có một chất không biết có nên gọi là chất dinh dưỡng hay không, vì hoàn toàn không tiêu hóa, cũng chẳng được hấp thu, càng không cung cấp bất kỳ một loại dưỡng chất nào,...