Kiểm soát chặt vận chuyển lợn qua biên giới sang nước láng giềng
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh (Ban Chỉ đạo quốc gia) vừa gửi công văn yêu cầu tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn giữa Việt Nam và nước láng giềng nhằm hạn chế dịch tả lan châu Phi bùng phát trở lại.
Cụ thể, trong công văn gửi Ban chỉ đạo 389 quốc gia và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Chỉ đạo quốc gia cho biết, thời gian gần đây các địa phương cũng như trên phương tiện thông tin đại chúng phản ánh đã và đang xảy ra tình trạng vận chuyển bất hợp pháp lợn và các sản phẩm lợn giữa Việt Nam và các nước láng giềng.
Trong khi đó, tại Việt Nam bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đang từng bước được kiểm soát tốt, số xã và số lợn buộc phải tiêu hủy đã giảm mạnh từ tháng 6/2019 đến nay. Còn tại các nước xung quanh Việt Nam, bệnh dịch này đang xảy ra trầm trọng và diễn biến phức tạp. Do đó, nguy cơ các loại mầm bệnh xâm nhiễm từ nước ngoài vào nước ta là rất cao nếu không thực hiện nghiêm các biện pháp kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm lợn qua biên giới.
Để ngăn chặn bệnh DTLCP và các loại dịch bệnh khác có thể phát sinh, tiến tới sớm kiểm soát được dịch bệnh, Ban Chỉ đạo quốc gia đề nghị Ban chỉ đạo 389 quốc gia, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp kiểm soát vận chuyển lợn và sản phẩm lợn.
Ban Chỉ đạo quốc gia yêu cầu tăng cường kiểm soát chặt việc vận chuyển lợn giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Theo đó, Ban chỉ đạo 389 quốc gia cần chỉ đạo, đôn đốc Ban chỉ đạo 389 của các tỉnh biên giới trong việc ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là lợn, sản phẩm lợn ra, vào Việt Nam.
Với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn không đảm bảo an toàn làm lây lan dịch bệnh; bảo đảm sớm chấm dứt tình trạng nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là lợn, sản lợn ra, vào Việt Nam.
Trường hợp bắt được các lô hàng động vật, sản phẩm động vật vận chuyển bất hợp pháp thì phải tiêu hủy ngay (trước khi tiêu hủy lấy mẫu gửi các cơ quan thú y để xét nghiệm bệnh).
Trước đó, tại buổi làm việc với doanh nghiệp cũng như các hộ dân chăn nuôi lợn tại tỉnh Hưng Yên vào ngày 16/10, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cũng yêu cầu các tuyệt đối không được xuất lợn sang các nước láng giềng vì chưa có ký kết xuất khẩu chính ngạch.
Đồng thời, cảnh báo các nước xung quanh Việt Nam đã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi nên cần kiểm soạt chặt biên giới để tránh dịch bệnh bùng phát trở lại ở nước ta.
Video đang HOT
Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), sau 8 tháng phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên, Việt Nam đã phải tiêu hủy hơn 5,6 triệu con lợn, sản lượng thịt giảm 8,3%. Bệnh dịch này đã lây lan ra khắp 63 tỉnh thành, song những tháng gần đây dịch bệnh đang được kiểm soát tốt, có chiều hướng suy giảm. Do đó, Bộ NN-PTNT đang thúc đẩy mạnh việc tái đàn tại khu vực an toàn để đảm bảo nguồn cung thịt lợn cho những tháng cuối năm.
Bảo Phương
Theo Vietnamnet
Nhãn Việt Nam sắp chính thức có "visa" sang Australia
Sáng 29/8, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đã có buổi tiếp và làm việc với bà Bridget McKenzie - Thượng nghị sỹ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Australia về tình hình hình hợp tác chung giữa hai nước trong lĩnh vực nông nghiệp.
Toàn cảnh buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường và bà Bridget McKenzie - Thượng nghị sỹ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Australia ngày 29/8.
Mong quả nhãn sớm có mặt ở Australia
Được biết, năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 7,7 tỷ USD. Đến nay Việt Nam đã được phía Australia cấp phép cho xuất khẩu 4 loại quả là: quả vải tươi, quả xoài, thanh long và nhãn. Hiện Australia đang xuất sang Việt Nam 148 loại hạt giống, củ giống khoai tây và bốn loại quả tươi (nho, cam, quýt và anh đào) và 7 loại hạt giống cỏ, 4 loại cỏ khô.Hiện, Australia và Việt Nam đang có mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với nền tảng là mối quan hệ "Đối tác chiến lược".
Hai nước đã đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực nông nghiệp, hai bên đã ký 2 bản thỏa thuận và hàng năm ký đều tổ chức họp và ký Biên bản Đối thoại chính sách. Hiện nay các thỏa thuận và biên bản đều đang được thực hiện tốt.
Ngày 17/7/2019 phía Úc đã công bố các điều kiện nhập khẩu đối với quả nhãn từ Việt Nam. Như vậy, tính đến nay Việt Nam đã được phía Úc cấp phép cho xuất khẩu 4 loại quả là: quả vải tươi (tháng 5/2015), quả xoài (tháng 9/2016), quả thanh long (tháng 8/2017) và quả nhãn (7/2019).
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Trần Quang
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Việt Nam - Australia có cán cân thương mại khá cân bằng và bổ trợ nhau rất tốt, đặc biệt trong nông nghiệp. "Australia có một nền nông nghiệp thuộc hàng lớn nhất thế giới, với 4% lao động nông nghiệp nhưng đã tạo ra lượng nông sản rất lớn, kim ngạch xuất khẩu đạt 48 tỷ USD. Đây là thành tựu nổi bất của Australia và Việt Nam mong muốn học tập kinh nghiệm từ Australia từ nông nghiệp công nghệ cao cho đến nông nghiệp hữu cơ" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, nông nghiệp Việt Nam đang phát triển nhưng vẫn cần sự bổ trợ từ các nước các sản phẩm như: chăn nuôi, điển hình là sản phẩm đại gia súc, sữa; lúa mì..."Cùng với việc hợp tác trên, chúng tôi rất mong thu hút các doanh nghiệp của Australia đầu tư vào Việt Nam và các doanh nghiệp của chúng tôi cũng sẽ đẩy mạnh việc đầu tư vào Australia để khai thác được các tiềm năng về đất đai và các sản phẩm nông nghiệp của các bạn", Bộ trường Nguyễn Xuân Cường chia sẻ.
Chia sẻ về kinh nghiệm phát triển nông nghiệp Australia, bà Bridget McKenzie cho biết, cách đây 4-5 thập kỷ, các nhà sản xuất nhỏ ở Australia đã tập hợp thành nhà sản xuất lớn để hoạt động hiệu quả hơn, cho sản lượng lớn hơn. Việt Nam cần làm nhiều hơn nữa để ngành nông nghiệp phát triển và ổn định, tăng thu nhập cho nông dân.
Theo bà Bridget McKenzie, Australia đã công bố các điều kiện nhập khẩu quả nhãn Việt Nam. "Lần đầu làm việc với Bộ trưởng Nông nghiệp của Việt Nam và được thưởng thức quả nhãn tươi, tôi thấy sản phẩm đặc sản này của các bạn rất ngon, tuyệt vời. Chúng tôi mong quả nhãn sớm có mặt tại các siêu thị ở Australia để phục vụ người dân của chúng tôi và người Việt Nam ở đó cũng được thưởng thức sản phẩm của quê nhà", bà Bridget McKenzie nói.
Bà Bridget McKenzie - Thượng nghị sỹ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Australia thưởng thức sản phẩm nhãn tươi đặc sản của Việt Nam. Ảnh: Trần Quang
Bà Bridget McKenzie cho biết, bên cạnh việc nhập khẩu sản phẩm nhãn, Australia mong muốn thời gian tới có thể xuất khẩu mạch nha và men ủ bia sang Việt Nam. Về quả đào và xuân đào, hiện hai bên chưa thỏa thuận được bộ tiêu chuẩn để nhập khẩu. Bà Bridget McKenzie mong muốn thời gian tới hai bên sẽ sớm hoàn thành bộ tiêu chuẩn để vụ đào và xuân đào tháng 10 tới, người dân Việt Nam có thể thưởng thức được loại quả này. Sau những loại quả này, hai bên có thể tiếp tục xem xét các loại quả khác để mở cửa thị trường.
Cục Thú y và Hiệp hội Thịt và gia súc Australia trao Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực thú y, giết mổ gia súc. Ảnh: Trần Quang
Sớm cho nhập tôm
Cũng trong buổi làm việc này, phía Australia cũng mong muốn sẽ phối hợp chặt chẽ với Cục Thú y để thống nhất các quy định về nhập khẩu các sản phẩm thịt, có hướng dẫn cho doanh nghiệp Australia trong việc đăng ký xuất khẩu sản phẩm thịt.
Về phần mình, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, hai bên cần tập trung giải quyết trên tinh thần cùng có trách nhiệm, hiểu rõ về nhau với lộ trình rõ ràng, ngắn nhất. Về quả đào và xuân đào, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường giao cơ quan chuyên môn sẽ có các hướng dẫn kỹ thuật trong thời gian nhanh nhất. Các hướng dẫn về kỹ thuật với các sản phẩm đề xuất của Australia sẽ được các cơ quan chuyên môn Việt Nam, trực tiếp là một Thứ trưởng Bộ NNPTNT và đơn vị liên quan của Bộ sớm hoàn thiện và gửi các cơ quan liên quan của Australia.
Tại buổi làm việc, Bộ trường Nguyễn Xuân Cường cũng đề xuất phía Australia sớm hỗ trợ giúp đỡ Việt Nam 2 vấn đề. Cụ thể, hiện Việt Nam có hai trung tâm chiếu xạ nhưng Australia mới công nhận một trung tâm chiếu xạ ở phía Nam, trong khi trung tâm phía Bắc (Hà Nội) với các điều kiện và trang thiết bị điều đáp ứng các điều kiện của quốc tế, điển hình như Mỹ cũng đã chấp nhận...
Nông dân thu hoạch nhãn chính vụ ở Hưng Yên. Ảnh: Trần Quang
Vì vậy Việt Nam rất mong Australia sớm xem xét, công nhận trung tâm này. Nếu không vụ nhãn này, doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục phải vận chuyển vào phía Nam để chiếu xạ. Như vậy, chí phí sẽ tăng cao.
Vấn đề thứ hai là về con tôm, thời gian qua Australia đã cử nhiều đoàn sang Việt Nam xác định sản xuất theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị Australia tiếp tục cử cơ quan chuyên ngành sang đánh giá lại lần nữa quy trình kỹ thuật và an toàn dịch bệnh trong sản xuất tôm Việt Nam. Qua đó tạo cơ sở để Australia sớm cho phép nhập khẩu tôm nguyên con của Việt Nam.
Trước đề nghị của người đứng đầu ngành nông nghiệp Việt Nam, bà Bridget Mckenzie hứa sẽ sớm xem xét vấn đề trung tâm chiếu xạ ở phía Bắc và cử một phái đoàn sang đánh giá lại sản phẩm tôm của Việt Nam.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường hợp tác đầu tư giữa 2 quốc gia, hai Bộ trưởng cũng thống nhất, đầu năm 2020 tới sẽ cùng phối hợp tổ chức Diễn đàn các doanh nghiệp để cùng bàn và tăng cường tuyên truyền thúc đẩy các doanh nghiệp giữa 2 nước tích cực đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản...
Tại buổi làm việc, hai Bộ trưởng đã chứng kiến lễ trao Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực thú y, giết mổ gia súc giữa Cục Thú y và Hiệp hội Thịt và gia súc Australia. Nội dung bản thỏa thuận liên quan đến việc cải thiện phúc lợi động vật ở Việt Nam.Điều này chính là việc thể hiện sự cam kết của cả hai nước thực hiện các cải thiện về phúc lợi động vật, đặc biệt là trong sản xuất chăn nuôi gia súc tại Việt Nam.
Theo Danviet
Thủy điện đang thi công dung tích 13 triệu m3 kẹt cửa van, nguy cơ vỡ đập, dời dân khẩn cấp Công trình hồ thủy điện Đăk Kar (xã Phú Sơn, huyện Đăk R'Lấp, tỉnh Đăk Nông) đang thi công có dung tích 13 triệu m3 bị sự cố kẹt cửa van. Do ảnh hưởng của mưa lũ, hiện nước đã tràn gây sạt lở chân đập, nguy cơ cao xảy ra vỡ đập đe dọa nghiêm trọng an toàn dân cư khu vực...