Kiểm soát chặt quy trình sát hạch lái xe
Quy trình sát hạch lái xe ô tô được cải tiến sát với các tình huống tham gia giao thông.
Bên cạnh đó, việc tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ nhằm giám sát tất cả các khâu trong quy trình sát hạch tại các cơ sở sát hạch và cấp giấy phép lái xe trên địa bàn Thủ đô đã giúp hạn chế tối đa sự can thiệp của con người, qua đó góp phần bảo đảm chất lượng công tác này.
Thi sát hạch lái xe tại Trung tâm Dạy nghề Sao Bắc Việt (Hà Nội). Ảnh: Thái Hiền
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
Tại buổi sát hạch cấp giấy phép lái xe diễn ra ngày 4-7 vừa qua ở Trung tâm Sát hạch và Cấp giấy phép lái xe ô tô Đức Thịnh (huyện Đông Anh), từ đầu giờ sáng đã có khoảng 200 học viên tập trung để nghe phổ biến quy chế. Trong hội trường, Trung tâm lắp đặt 5 màn hình kết nối với hệ thống camera để các học viên có thể theo dõi và giám sát các học viên khác đang trong quá trình sát hạch lý thuyết cũng như thực hành nhằm bảo đảm công khai, minh bạch.
Ngoài ra, khu vực phòng thi lý thuyết, sân sát hạch thực hành hay khu vực trước khi sát hạch lái xe ngoài đường trường đều bố trí tủ đựng đồ cá nhân cho học viên trước khi bước vào thi. Nhân viên của Trung tâm sử dụng máy dò thiết bị cầm tay rà soát từng học viên nhằm phát hiện và ngăn ngừa các trường hợp sử dụng điện thoại, đồng hồ thông minh, thiết bị thu phát sóng để nhắc bài. Tại sân sát hạch thực hành, các phần thi như đề pa ngang dốc, qua ngã tư có đèn tín hiệu giao thông, ghép xe ngang vào nơi đỗ… đều được chấm điểm tự động bằng hệ thống cảm biến điện tử.
“Việc này không chỉ hạn chế tiêu cực khi tham gia phần sát hạch lý thuyết mà còn giúp các học viên tập trung hơn khi thực hành lái xe. Trên xe còn được lắp đặt camera chụp ảnh ngẫu nhiên học viên để tránh trường hợp thi hộ”, Giám đốc Trung tâm Sát hạch và Cấp giấy phép lái xe ô tô Đức Thịnh Nguyễn Đức Hải giải thích.
Video đang HOT
Vừa hoàn thành bài thi với điểm số 95/100, anh Vũ Đình Trường, thôn Tiên Hùng, xã Nguyên Khê (huyện Đông Anh) cho biết: “Tôi luôn xác định học lái xe trước hết phải vì sự an toàn cho bản thân và cộng đồng nên luôn nghiêm túc ôn luyện để đạt kết quả tốt”.
Tương tự, công tác kiểm tra, giám sát được Trung tâm Sát hạch cấp giấy phép lái xe thành phố Hà Nội (huyện Sóc Sơn) thực hiện chặt chẽ ở từng khâu. Giám đốc Trung tâm Lê Đình Thanh cho biết, đơn vị đã chủ động đầu tư hệ thống camera nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình sát hạch. Toàn bộ dữ liệu của các kỳ sát hạch đều được truyền về các cơ quan quản lý nhà nước để phục vụ công tác hậu kiểm.
Cán bộ Trung tâm Dạy nghề lái xe Đình Xuyên (huyện Gia Lâm) giám sát trực tuyến công tác sát hạch qua hệ thống camera. Ảnh: Duy Linh
Hạn chế tối đa sự can thiệp của con người
Trưởng phòng Quản lý phương tiện và người lái (Sở Giao thông – Vận tải Hà Nội) Đào Duy Phong cho biết, những năm qua, UBND thành phố đã chỉ đạo phải kiểm soát chặt chẽ, nghiêm túc khâu sát hạch đầu ra, vì vậy tỷ lệ học viên vượt qua các kỳ sát hạch luôn bảo đảm chất lượng, khách quan. Riêng từ đầu năm 2020 đến nay, tỷ lệ đỗ trên tổng số học viên tham gia sát hạch lái xe ô tô là 55%. “Quy trình kiểm soát tại các trung tâm sát hạch trên địa bàn thành phố đều được thực hiện tương tự như tại Trung tâm Sát hạch và Cấp giấy phép lái xe ô tô Đức Thịnh”, ông Đào Duy Phong thông tin.
Với mục tiêu loại bỏ tiêu cực, hạn chế tối đa sự can thiệp của con người, Hà Nội là một trong số ít địa phương đi đầu cả nước tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào giám sát công tác đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe. Cụ thể, từ ngày 1-9-2019, các trung tâm sát hạch trên địa bàn thành phố đã thực hiện truyền trực tuyến việc sát hạch qua hệ thống camera về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để giám sát.
Từ ngày 1-5-2020, 100% các cơ sở đào tạo lái xe đã ứng dụng công nghệ nhằm nhận dạng và theo dõi thời gian học Luật Giao thông đường bộ đối với học viên. Sở Giao thông – Vận tải Hà Nội cũng tăng cường thanh tra đột xuất các cơ sở đào tạo và sát hạch.
Đặc biệt, từ ngày 1-8-2020, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ chính thức áp dụng bộ câu hỏi mới thi sát hạch cấp giấy phép lái xe, trong đó có 60 câu điểm liệt về các tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng trên thực tế. Điều đó buộc học viên phải nắm chắc luật và phương pháp xử lý tình huống nghiêm túc.
Theo ông Đào Duy Phong, việc đưa vào quy trình sát hạch tình huống tham gia giao thông thực tế, đồng thời áp dụng công nghệ vào tất cả các khâu từ đào tạo, sát hạch đến giám sát, chấm thi đã góp phần siết chặt quản lý, loại bỏ tiêu cực trong cấp giấy phép lái xe ô tô.
Đề cập tới việc mới đây, tại thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan chức năng phát hiện hơn 80 trường hợp giáo viên dạy lái xe ô tô sử dụng văn bằng giả, ông Đào Duy Phong cho biết, Sở Giao thông – Vận tải Hà Nội đã yêu cầu các cơ sở đào tạo lái xe rà soát điều kiện, tiêu chuẩn giáo viên theo quy định. Qua rà soát, 100% giáo viên đều đạt chuẩn, đáp ứng được yêu cầu.
Nông dân hào hứng đi học nghề bởi nghề được học giúp tăng thu nhập
Những năm qua, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân trực thuộc Hội ND tỉnh An Giang đã tổ chức nhiều lớp học nghề, giúp nông dân nâng cao kỹ năng sản xuất, tăng thu nhập.
Những lớp đào tạo nghề của Trung tâm nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông dân, phù hợp xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, từ mô hình trồng lúa sang mô hình trồng các loại cây ăn trái, mang lại giá trị kinh tế...
Trong năm 2020, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân dự kiến sẽ tổ chức 30 lớp dạy nghề cho nông dân căn cứ trên tổng số 18 ngành nghề trên lĩnh vực nông nghiệp được Sở LĐTBXH cấp phép.
Các lớp dạy nghề tập trung vào lĩnh vực: Chăn nuôi bò, kỹ thuật trồng và thiết kế vườn, kỹ thuật trồng lúa, kỹ thuật trồng rau màu, kỹ thuật phun thuốc và sữa chữa máy phun thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật trồng và chăm sóc vườn theo tiêu chuẩn VietGAP, kỹ thuật trồng nấm, kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm...
Theo đó, với xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ mô hình trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình trồng cây ăn trái. Trung tâm đã tổ chức nhiều lớp dạy nghề kỹ thuật trồng và thiết kế vườn cho nông dân các huyện, thị xã, thành phố...
Nông dân xã Kiến Thành, huyện Chợ Mới (An Giang) trong buổi khai giảng lớp kỹ thuật trồng cây ăn quả và thiết kế vườn. Ảnh N.D
Để đáp ứng nhu cầu dạy và học cho nông dân, trước khi tổ chức lớp dạy nghề, Trung tâm đều có bước khảo sát ban đầu về nhu cầu học nghề của nông dân, cùng với việc lựa chọn giảng viên giảng dạy, là những cán bộ kỹ thuật địa phương, hoặc cán bộ Trường Đại học có nhiều kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn trong tổ chức lớp.
Học viên tham dự nếu là 1 trong 4 nhóm thuộc: Hộ thuộc gia đình nghèo, cận nghèo; hộ dân tộc thiểu số; hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và hộ gia đình có công cách mạng sẽ được hỗ trợ tiền, theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh học lý thuyết, học viên sẽ được tham gia thực hành mô hình trong quá trình tập huấn; kết thúc mỗi lớp học, Trung tâm cấp chứng chỉ nghề cho các học viên.
Thời gian qua, các lớp dạy nghề cho nông dân do Trung tâm tổ chức, bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề phù hợp yêu cầu, nguyện vọng; giúp nông dân nâng cao kiến thức, áp dụng hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn góp phần nâng cao giá trị, chất lượng hàng hóa nông sản, đáp ứng nhu cầu thị trường và cải thiện thu nhập nông dân...
Các lớp dạy nghề còn được cấp ủy, chính quyền địa phương ủng hộ và quan tâm theo dõi, chỉ đạo, vì chỉ tiêu đào tạo nghề nông dân cũng là một trong những tiêu chí để xét chọn đơn vị xã, phường đạt chuẩn nông thôn mới hiện nay.
Thời gian tới, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân thuộc Hội ND tỉnh tiếp tục mở rộng các hoạt động dịch vụ, gắn kết với các công ty, doanh nghiệp trong hỗ trợ đầu vào (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...) và giới thiệu đầu ra trong việc tiêu thụ hàng hóa nông sản cho nông dân.
"Cầm tay chỉ việc" giúp nông dân Tuyên Quang trồng bưởi đặc sản, nuôi cá đặc sản Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh công tác dạy nghề, tư vấn, hướng nghiệp và hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế. Được Hội "cầm tay chỉ việc" hỗ trợ học nghề, nhiều nông dân nơi đây đã mạnh dạn đầu tư trồng cây ăn quả, nuôi cá chiên đặc sản... đem lại hiệu...