Kiểm soát chặt hoạt động giết mổ và vận chuyển sản phẩm từ lợn
Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, các địa phương trong cả nước đã tập trung kiểm soát chặt hoạt động giết mổ và vận chuyển sản phẩm từ lợn.
Sáng 15/3, Phó Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đàm Xuân Thành đã tới xã Xuân Mãn, huyện Lộc Bình là ổ dịch tả lợn Châu phi được phát hiện đầu tiên tại tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn để kiểm tra thực địa công tác phòng chống dịch của địa phương.
Ông Đàm Xuân Thành đề nghị Chủ tịch UBND huyện Lộc Bình sớm có công bố dịch tại xã có dịch cụ thể để qua đó mọi người, mọi nhà, mọi các cấp ngành tại địa phương cùng chung sức phòng dịch. Đồng thời, tỉnh Lạng Sơn sớm thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn châu Phi, từ đó phân công trách nhiệm cho từng thành viên phụ trách từng huyện, từng địa phương”.
Cơ quan thú y tỉnh Lạng Sơn phun hóa chất khử trùng chuồng trại chăn nuôi. Ảnh: Quang Duy/TTXVN
Chủ tịch UBND huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Đặng Ân cho biết, ngay khi phát hiện ổ dịch, các cơ quan chuyên môn của địa phương đã chủ động phối hợp với cơ quan Thú y tỉnh tổ chức tiêu hủy, chôn lấp theo đúng quy định, khử trùng tiêu độc và giám sát.
Bên cạnh đó, tỉnh tăng cường kiểm soát giết mổ, vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn; ký cam kết với 2.000 hộ kinh doanh giết mổ, hộ chăn nuôi gia súc; tuyên truyền cho bà con nhân dân hiểu về loại dịch này không lây sang người. Huyện cũng đã thành lập tổ kiểm soát dịch bệnh lưu động trên các tuyến đường giao thông chính. Từ 11/3 đến nay, trên địa bàn huyện đã không ghi nhận thêm trường hợp lợn mắc bệnh ốm, chết.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Phú Yên đã đưa chốt kiểm dịch động vật trên tuyến quốc lộ 1 vào hoạt động. Biện pháp này nhằm ngăn chặn bệnh tả lợn Châu Phi xâm nhập vào địa phương.
Chốt kiểm dịch động vật được đặt tại vị trí cầu Bình Phú, thị xã Sông Cầu. Đây là nơi có nhiều phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm từ các tỉnh phía Bắc vào Nam tiêu thụ và ngược lại. Chốt kiểm dịch được hoạt động liên tục 24/24 giờ với sự ứng trực của cán bộ thú y và sự hỗ trợ của lực lượng công an, quản lý thị trường.
Video đang HOT
Ông Đào Lý Nhĩ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Yên cho biết, ngoài các giải pháp phun thuốc tiêu độc, khử trùng tại vùng chăn nuôi; hướng dẫn người dân cách phòng bệnh… Việc lập chốt kiểm dịch động vật trên quốc lộ 1 nhằm kiểm tra các phương tiện vận chuyển gia súc, nhất là lợn trước khi vào địa phận tỉnh Phú Yên.
Theo ông Nhĩ, hiện nay xu hướng vận chuyển lợn sống từ Bắc vào Nam tiêu thụ đã giảm do đã có sự cân bằng về giá lợn hơi. Tuy nhiên, một trong những nguy cơ khác đó là các sản phẩm từ thịt, nội tạng… mang mầm bệnh. Chính vì thế sự kiểm soát chặt chẽ sẽ hạn chế tối đa được dịch tả lợn châu Phi xâm nhập vào tỉnh Phú Yên.
Cùng với việc phòng dịch tả lợn châu Phi, tại tỉnh Phú Yên đang có 3 điểm lợn mắc bệnh lở mồm long móng. Chính vì vậy công tác phòng và khống chế các loại bệnh này đang được triển khai quyết liệt và chủ động. UBND tỉnh Phú Yên đã cấp phát hơn 5.000 lít thuốc tiêu độc, khử trùng. Từ ngày 15/3/2019 đến 1/4/2019 sẽ tổ chức phun thuốc đồng loạt tại tất cả các địa phương trong tỉnh; trong đó, ưu tiên những vùng trọng điểm chăn nuôi lợn của tỉnh.
Nhóm phóng viên (TTXVN)
Theo Tintuc
Phú Yên: Làng rau Ngọc Lãng rộn ràng ngày cuối năm
Làng rau Ngọc Lãng thuộc thôn Ngọc Lãng, xã Bình Ngọc, TP Tuy Hòa là làng nghề truyền thống trồng rau và hoa nổi tiếng nhất tại tỉnh Phú Yên. Mặc dù thời tiết năm nay không thuận lợi mưa kéo dài, nhưng những ngày giáp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 không khí lao động sản xuất tại nơi đây nhộn nhịp hơn bao giờ hết.
Được biết, xã Bình Ngọc (có 3 làng) với hơn 1.500 hộ dân sinh sống tại xã. Ngọc Lãng là một làng quê yên bình, dịu mát với cánh đồng rau mướt xanh, vườn hoa lung linh khoe sắc vào mỗi dịp Tết đến Xuân về. Nơi đây có đến 600 hộ dân theo nghề trồng rau và hoa. Tổng diện tích đất pha cát màu mỡ toàn xã có trên 42ha và có hơn 20ha trồng rau và trồng hoa. Thôn Ngọc Lãng là nơi trồng rau và hoa chủ đạo tại xã.
Ngọc Lãng là một làng quê yên bình, dịu mát với cánh đồng rau mướt xanh, vườn hoa lung linh khoe sắc vào mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Những ngày nắng se lạnh cuối năm, nhiều hộ dân tất bật gieo trồng và thu hoạch cho kịp Tết Nguyên đán. Bà Đoàn Thị Sa (66 tuổi) chia sẻ: "Gia đình tôi bắt đầu trồng rau từ năm 1976, những ngày đầu mới thành lập xã Bình Ngọc. Với diện tích 1.500m trồng các loại rau như: Quế, xà lách, tần ô, rau muống,...Gia đình tôi cung cấp rau sạch cho các thương lái trong và ngoài thành phố. Vừa làm vụ rau bán xong gia đình tôi tiếp tục làm vụ mới để kịp bán trong những ngày Tết Nguyên đán".
Làng Ngọc Lãng có đến 600 hộ dân theo nghề trồng rau và hoa.
Theo các hộ dân, giá rau năm nay đều tăng mạnh. Cụ thể xà lách có giá từ 20-25 nghìn đồng/kg, húng, quế có giá từ 25-30 nghìn đồng/kg, cải cay có giá từ 5-10 nghìn đồng/bó...Các loại rau phổ biến khác như tần ô, ngò tây, cũng tăng khá cao.
Điển hình phải kể đến vườn rau của bà Nguyễn Thị Thanh với diện tích hơn 1.200m trồng hoa và rau. Với hơn 500m trồng rau các loại như: Rau dền đỏ, quế, xà lách, hành. Ngoài ra, gia đình bà Thanh còn có hơn 600m vuông trồng hoa lay ơn. Đa số những giống rau bà đều mua từ Đà Lạt và tự gây giống. Vườn rau của bà chuyên bán sỉ cho các thương lái trong và ngoài tỉnh.
Để hoa đẹp và nở đúng thời điểm cần bón phân và tưới nước mỗi ngày hai lần sáng và chiều.
Ngoài trồng rau sạch thì làng rau Ngọc Lãng còn nổi tiếng với nghề trồng hoa phục vụ vào dịp Tết. Anh Lê Quốc Tuấn (40 tuổi), một tấm gương khá thành công với nghề trồng hoa lay ơn, anh chia sẻ: "Gia đình tôi với hơn 11 năm kinh nghiệm trồng hoa lay ơn, diện tích gần 500m dành để trồng hoa...Để phục vụ kịp Tết Nguyên đán, hằng năm gia đình tôi phải gieo trồng từ cuối tháng 10 Âm lịch. Ngày thường gia đình trồng rau các loại đến những tháng cuối năm chuyển sang trồng hoa cứ qua rằm tháng Giêng lại trồng rau cứ thế thay phiên nhau làm."
Giá hoa bán sỉ cho các thương lái dao động từ 25.000 đồng/bó.
Tuy nhiên, thời tiết mưa kéo dài ngày nên sản lượng hoa năm nay vườn anh Tuấn giảm hơn rất nhiều so với năm ngoái. Vào những ngày cuối năm là giai đoạn tất bật khi vườn nhà anh Tuấn phải kịp bó hoa cho khách sỉ và lẻ.
Đa số các hộ dân ở tại đây, đều gắn bó với nghề trồng rau và hoa từ lúc khai hoang lập địa.
Ngoài cung cấp cho thị trường rau sạch, Ngọc Lãng còn được các công ty du lịch phát triển nhiều mô hình du lịch thu hút nhiều bạn trẻ đến tham quan và trải nghiệm. Ngày 5.6.2015, làng rau Ngọc Lãng được UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng, đã khiến cho người dân cả làng phấn khởi với mô hình mới này, và du khách du lịch tại Phú Yên sẽ có thêm nhiều trải nghiệm hấp dẫn trong những chuyến du lịch tại đây.
Làng rau Ngọc Lãng đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân nơi đây.
"Làng rau Ngọc Lãng tồn tại từ những ngày đầu thành lập xã. Đến nay tồn tại hơn 40 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng làng vẫn giữ nét truyền thống đậm nét và phát triển đến hiện nay là việc đáng khích lệ. Với hơn 600 hộ dân tại xã làm nghề trồng rau và hoa, tôi tin rằng làng rau Ngọc Lãng sẽ tiếp tục được người dân gìn giữ qua nhiều thế sau. Bên cạnh đó, xã sẽ có những chính sách khuyến khích bà con trong việc kỹ thuật canh tác hay hỗ trợ vay vốn để bà con thuận lợi hơn trong quá trình trồng rau và hoa", anh Lê Quốc Tuấn - Cán bộ thống kê xã Bình Ngọc cho biết
Theo Danviet
Mưa lớn gây chia cắt quốc lộ 1, ngập cục bộ nhiều địa phương Do ảnh hưởng của bão số 9 nên từ ngày 23-24/11 trên địa bàn tỉnh Phú Yên có mưa to gây chia cắt quốc lộ 1 và ngập cục bộ tại nhiều địa phương. Mưa lớn cũng đã gây ngập cục bộ ít nhất 6 xã của tỉnh Phú Yên. Chiều nay, nhiều hộ dân các xã An Định, An Nghiệp, An Hiệp...