Kiểm sát viên “chạy án” được “tha” vì thành thật
Một kiểm sát viên ở tỉnh Cà Mau thú nhận tham gia “chạy án” nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ông Đàm Hoàng Vũ, Viện trưởng VKSND tỉnh Cà Mau, cho biết đã khai trừ ra khỏi Đảng một kiểm sát viên (KSV) ở tỉnh do dính líu đến một vụ “chạy án”. Người này cũng bị VKSND Tối cao cách chức KSV và hiện chỉ làm công tác văn phòng.
Từ “dắt” mối
Trả lời của ông Vũ phần nào giải tỏa đồn đoán của dư luận địa phương nhiều năm qua về câu chuyện “chạy án” của ông Q., vốn là KSV của VKSND tỉnh Cà Mau. Theo tìm hiểu của phóng viên, vào tháng 3-2009, sau khi bị tố giác, ông Q. đã có bản tự kiểm đặc biệt với đầu đề “về việc giúp người khác “chạy án”".
Theo bản tự kiểm, trước đó ông Q. biết được việc ký quyết định bắt một bị can trong vụ án lừa đảo tiền qua mạng Colony Invest tại BV Đa khoa khu vực huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Lúc này ông Q. đang học một lớp cao cấp chính trị thì được một người học cùng lớp là ông C. (là phó chủ tịch UBND một huyện của Cà Mau) dò hỏi rồi nhờ giúp vì trước đây ông C. được bị can trên cho 500 điểm để tham gia vào mạng (sau này bị kết luận là mạng lừa đảo – NV). Vì vậy, nếu lỡ công an điều tra thì rất kẹt. Nghe vậy, ông Q. nhận lời và giới thiệu ông C. với một KSV khác để tiếp tục làm việc với một số cảnh sát điều tra vụ án. Tới đó, ông Q. cho rằng đã hết trách nhiệm và sau đó được ông C. thông báo “chuyện đã được giải quyết xong”.
Đến “chạy án”
Khoảng hai tháng sau, ông C. lại chủ động nhờ ông Q. tìm cách giúp bị can trên được nhẹ tội. Ông Q. nói bản thân không giúp được gì nhưng có quen Thẩm phán M. và sẽ nhờ xem sao. Nói là làm, ông Q. gặp Thẩm phán M. thì được đáp rằng “giúp được nhưng phải đưa trước một số tiền làm tin”. Bởi nhiều vụ ông M. đã giúp xong người ta không đưa tiền làm mất uy tín. Thông tin được tải đến ông C. và sau đó ông C. “nối” ông Q. với vợ bị can (là bà Th.). Từ đó, ông Q. và bà Th. bắt đầu giao dịch tiền bạc.
Video đang HOT
Cụ thể, bà Th. đưa cho ông Q. 5 triệu đồng nhưng Thẩm phán M. chê ít không nhận. Sau đó bà Th. đưa tiếp 6 triệu đồng (trong đó có 1 triệu đồng để ông Q. làm chi phí “giao dịch”). Nhận 10 triệu đồng, Thẩm phán M. hứa sẽ giúp xử nhẹ tội. Sau đó ông Q. nói được nhận thêm khoảng 6 triệu đồng nữa, gồm 3 triệu đồng là tiền chi phí giao dịch lo “chạy án” và 3 triệu đồng “làm quà” để xin lãnh đạo VKS tỉnh cho bị can tại ngoại. Tuy nhiên, khi thấy thái độ của lãnh đạo VKS tỉnh cứng rắn, ông Q. không dám đưa và mang “quà” trả lại cho bà Th.
Sau nhiều lần hối thúc việc xin cho chồng được tại ngoại không thành, bà Th. đổi ý, kiếm ông Q. đòi lại tiền. Tuy nhiên, ông Q. không “níu” được thẩm phán nên đã dùng tiền túi trả lại. Lúc này, tổ công tác của VKS tỉnh phát hiện, làm việc về dấu hiệu “chạy án”.
Thành thật nên không truy cứu
Bản tường trình dài năm trang A4 của ông Q. kể tường tận sự việc, thể hiện được sự chủ động của ông trong việc thông tin, gợi ý và “dắt mối” cho các bên gặp nhau. Ông Q. nêu chi tiết địa điểm nhận tiền (tổng cộng là 17 triệu đồng) tại các quán cà phê nhưng cho rằng không hưởng thụ đồng nào mà đưa 10 triệu đồng cho thẩm phán, trả lại người chạy 3 triệu đồng và phần còn lại là chi phí (mua card điện thoại cho người khác, dẫn nhiều người đi ăn nhậu).
Sự kiện “chạy án” này được râm ran đồn đoán trong thời gian qua. Phóng viên Pháp Luật TP.HCM cũng đeo bám song chỉ được trả lời đang chờ ý kiến của VKSND Tối cao. Đến ngày 7-5, ông Đàm Hoàng Vũ, Viện trưởng VKSND tỉnh Cà Mau, đã thông tin chính thức với chúng tôi về sự vụ trên và ra các quyết định xử lý ông Q. như đã nêu.
Trả lời câu hỏi vì sao không xem xét dấu hiệu của hành vi hối lộ hay môi giới hối lộ, ông Vũ nói: “Chúng tôi đã xác minh và báo cáo toàn bộ sự việc về VKSND Tối cao. Sau đó chúng tôi được phản hồi là xử lý kỷ luật ông Q. như đã nói và không có đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hơn nữa, số tiền ông Q. nhận cũng không lớn, việc “chạy án” cũng chưa thực hiện được và ông Q. đã có thái độ thành thật, ăn năn hối cải. Do vậy, ông Q. chỉ dừng lại ở mức độ kỷ luật như vậy và chúng tôi xét thấy là vừa”.
Đưa, nhận, môi giới hối lộ đều có cả Qua bản tự “giúp người khác “chạy án”" của ông Q. cho thấy sự việc vi phạm mang tính tổ chức nên cơ quan chức năng cần phải làm cán bộ tòa án có nhận 10 triệu đồng hay không? Nếu có thì hành vi này đã có dấu hiệu của các tội nhận hối lộ (Điều 279), đưa hối lộ (Điều 289), làm môi giới hối lộ (Điều 290)… được quy định trong Bộ luật Hình sự. Ý thức chủ quan của bà Th. mong muốn chồng bà được xử nhẹ và được tại ngoại nên đưa tiền nhiều lần. Hành vi này đã đủ yếu tố cấu thành tội đưa hối lộ nên bà Th. phải chịu trách nhiệm hình sự. Còn tình tiết “trước nhờ, nay thôi và đòi tiền lại” là do nguyên nhân ngoài ý muốn hoặc tự ý chấm dứt hành vi phạm tội nên tình tiết này sẽ được xem xét giảm nhẹ. Luật sư TRẦN THỊ ÁNH, Văn phòng luật sư Nguyễn Thanh Lương (quận 2, TP.HCM)
Theo TRẦN VŨ
Pháp luật TP Hồ Chí Minh
Bản án nào cho nữ sinh trường y vứt con ra vườn?
Trong trường hợp cháu bé tử vong do bị mẹ vứt bỏ, có nghĩa là cháu vẫn còn sống khi được sinh ra và chết vì bị mẹ vứt bỏ, hành vi của nữ sinh viên đã cấu thành tội Giết con mới đẻ", Luật sư Giang Hồng Thanh - Trưởng Văn phòng luật sư Giang Thanh cho biết
Liên quan tới vụ việc một nữ sinh viên trường Cao đẳng y nhẫn tâm vứt con ra vườn nhà dân khiến dự luận dậy sóng trong hai ngày qua, PV báo Đời sống & Pháp luật đã có buổi trao đổi với Luật sư Giang Hồng Thanh - Trưởng Văn phòng luật sư Giang Thanh - Đoàn luật sư Hà Nội để sáng tỏ vụ việc.
Trưởng Văn phòng luật sư Giang Thanh - Đoàn luật sư Hà Nội cho biết, "Hai ngày qua báo chí đã thông tin về một nữ sinh viên trường Cao đẳng y sau khi tự mình sinh nở đã có hành vi vứt con của mình và khi mọi người nhìn thấy cháu bé thì cháu đã tử vong.
Trong trường hợp cháu bé tử vong do bị mẹ vứt bỏ, có nghĩa là cháu vẫn còn sống khi được sinh ra và chết vì bị mẹ vứt bỏ, hành vi của nữ sinh viên đã cấu thành tội Giết con mới đẻ".
Theo đó, Điều 94 Bộ luật hình sự quy định: "Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm".
Nữ sinh (áo vàng bìa trái) vứt xác con bên vườn nhà dân.
"Còn trong trường hợp cháu bé đã tử vong do điều kiện khách quan trước khi bị mẹ vứt bỏ thì nữ sinh viên này sẽ không bị xử lý về tội danh nói trên", Luật sư Thanh cho biết thêm.
Căn cứ theo lời khai ban đầu của nữ sinh trường y trên, cô gái cho rằng thai nhi tử vong sau đó hoảng loạn đem bỏ xác tại vườn nhà dân. Như vậy nữ sinh này sẽ không bị xử lý?
Nhận định về lời khai này, luật sư Thanh cho rằng, nếu lời khai của cô gái đúng sự thật, tất nhiên cô sẽ không phải gánh chịu hậu quả pháp lý bằng một bản án.
Tuy nhiên, theo luật sư Thanh, cô gái này sẽ phải mang nặng bản án lương tâm và sự đánh giá của dư luận xã hội.
Cũng liên quan tới vụ việc kể trên, PV đã liên hệ trao đổi với Đại tá Lê Xuân Văn - Trưởng Công an huyện Mỹ Đức.
Đại tá Văn cho biết, qua tiếp xúc với nữ sinh này, cô cho biết khi mang bầu sợ mọi người biết nên giấu chuyện, duy chỉ có một bạn nữ ở cùng phòng trọ biết.
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, sáng 13/3, nữ sinh này đang thực tập tại Bệnh viện Tâm thần Mỹ Đức thì chuyển dạ. Cô gái này đã chạy lên nhà vệ sinh tầng 3 nơi mình ở trọ để sinh em bé nhưng thai nhi đã tử vong. Hoảng loạn, nữ sinh này đã đem thai nhi xấu số xuống khu vườn nhà dân liền kề và bỏ đó, không có chuyện ném từ tầng 3 xuống.
Tuy nhiên, người dân sống gần khu vực xảy ra vụ việc khẳng định nhìn thấy vệt máu dài từ tầng 3 của ngôi nhà nơi nữ sinh này thuê trọ. Bên dưới là khu vườn nơi phát hiện thấy xác bé sơ sinh.
Theo NTD
KSV và luật sư phải ngồi ngang nhau Số trước,Pháp Luật TP.HCM đã phản ảnh quan điểm của lãnh đạo Liên đoàn Luật sư Việt Nam về việc cần có quy định bố trí chỗ ngồi của kiểm sát viên và luật sư ngang bằng nhau. Thẩm phán Phạm Công Hùng (Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM) cũng cho rằng quan điểm này là hợp lý. Theo Thẩm phán...