Kiểm ngư, Cảnh Sát biển Việt Nam bảo vệ ngư dân bám biển
Trung Quốc tăng cường tàu hộ tống tên lửa, tàu cá vỏ sắt dùng nhiều thủ đoạn đâm thẳng, áp sát vào các tàu Kiểm ngư, Cảnh Sát biển Việt Nam đang làm nhiệm vụ nhưng các cán bộ chiến sĩ Việt Nam vẫn bình tỉnh kiên quyết xử lý và bảo vệ ngư dân bám biển khai thác ngư trường.
Tàu kiểm ngư Việt Nam đang bảo vệ ngư dân khai thác biển
Theo thông tin từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển (Bộ Quốc phòng), tính đến 14h50′ ngày 14/5/2014, xung quanh khu vực giàn khoan Hải Dương – 981, các tàu quân sự Trung Quốc (02 hộ vệ tên lửa, 02 tàu vận tải đổ bộ mang các số hiệu 998, 999 trang bị tên lửa, pháo) và các lực lượng bảo vệ giàn khoan cơ bản như ngày 13/5. Đặc biệt, tại hiện trường, số lượng tàu cá vỏ sắt Trung Quốc tăng từ 15 chiếc lên 40 chiếc.
Tàu Trung Quốc đâm thẳng, máy bay quần đảo trên trời
Trong khi liên tục cơ động tiếp cận từ phía Tây – Tây Bắc giàn khoan để tuyên truyền khẳng định chủ quyền, yêu cầu giàn khoan Hải Dương – 981 và các tàu bảo vệ của Trung Quốc rời khỏi vùng biển Việt Nam, các tàu của Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam đã bị các tàu Hải cảnh Trung Quốc bám sát, ngăn cản, chủ động đâm va (4 tàu Hải cảnh số hiệu 45014, 3411, 46102, 2112 tiếp cận cách tàu Cảnh sát biển 8003 gần nhất 100 mét; tàu Hải cảnh 46102 chủ động đâm thẳng chính diện vào mạn phải tàu Cảnh sát biển 2016. Do tàu Cảnh sát biển 2016 chủ động dừng và lùi máy kịp thời, nên tàu Hải cảnh của Trung Quốc đã lao qua trước mũi tàu của ta khoảng cách 5 mét).
Video đang HOT
Từ 08h55′ – 09h05′, máy bay tuần thám (số hiệu 8321) bay 2 vòng trên đội hình biên đội tàu Cảnh sát biển 8003 và tàu Cảnh sát biển 4033 với độ cao khoảng 300-350 mét uy hiếp các tàu Cảnh sát biển của Việt Nam. Trong khi đó, tính đến 12h30′, các tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc thường xuyên theo sát, ngăn cản, xua đuổi việc đánh bắt hải sản của các tàu cá Việt Nam ở khu vực xung quanh giàn khoan Hải Dương – 981. Tuy nhiên, các tàu Cảnh sát biển, Kiểm ngư Việt Nam thường xuyên bám sát, hỗ trợ bảo đảm an toàn cho các tàu cá của ta.
Kiên cường bám trụ bảo vệ ngư dân
Cùng ngày, theo thông tin từ Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), phía Trung Quốc đã huy động 04 tàu quân sự và 02 máy bay chiến đấu ra khu vực giàn khoan; sử dụng các tàu gây va chạm và phun nước vào các tàu Kiểm ngư của Việt Nam tại khu vực xung quanh giàn khoan.
Cụ thể: tàu Hải cảnh mang số hiệu 46014 của Trung Quốc đã ném các vật cứng sang tàu Kiểm ngư mang số hiệu KN-764 của Việt Nam; tàu cá vỏ sắt 98008 của Trung Quốc chủ động đâm vào đuôi tàu Kiểm ngư KN 797 của Việt Nam; tàu Hải cảnh 35101 của Trung Quốc phun nước vào các tàu Kiểm ngư mang số hiệu KN 761 và KN 765 của Việt Nam.
Bằng các biện pháp tiếp cận, tuyên truyền, đồng thời chia thành nhóm nhỏ, các tàu Kiểm ngư của Việt Nam đã kiên trì bám trụ, dùng loa phóng thanh yêu cầu giàn khoan Trung Quốc rời khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta cũng như bảo đảm an toàn cho các ngư dân đang hoạt động tại khu vực xung quanh giàn khoan.
Theo Báo Pháp Luật
Báo chí Ấn Độ viết gì về vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981?
Việc Trung Quốc đưa trái phép giàn khoan và hàng chục tàu hộ tống tới khu vực cách bờ biển Việt Nam chỉ 120 hải lý đã được đăng tải tràn ngập trên các mặt báo của Ấn Độ trong 2 ngày qua.
Cận cảnh tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu cảnh sát biển của Việt Nam gần vị trí hạ đặt giàn khoan Hd 981.
Báo The Economic Times ngày 7/5 đăng bài viết của nhà báo Ấn Độ Dipanjan Roy Chaudhury nhận định việc Trung Quốc đưa giàn khoan tới vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam là nhằm tăng cường yêu sách về lãnh thổ.
Theo tác giả, lâu nay Trung Quốc vẫn cho rằng tuyên bố chủ quyền lãnh thổ tại biển Đông của họ là "cố hữu" và "không thể tranh cãi", song rõ ràng Bắc Kinh "thiếu chứng cứ pháp lý quốc tế" và đang "vi phạm luật quốc tế", trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển UNCLOS 1982.
"Tuyên bố của Trung Quốc đã vấp phải sự chỉ trích rộng rãi của quốc tế và là một trở ngại lớn đối với nỗ lực giải quyết tranh chấp trong khu vực", tác giả bài báo viết.
Trong số ra ngày 8/5, báo The Economic Times tiếp tục đăng bài viết cho rằng việc Trung Quốc kéo giàn khoan vào vùng biển Việt Nam và tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam, sử dụng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam đã đẩy tình hình căng thẳng giữa hai nước lên mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Bài báo nhấn mạnh những hành động này của Trung Quốc ngược với tinh thần UNCLOS 1982, cũng như những thỏa thuận mà Bắc Kinh đã ký với các nước Đông Nam Á. Theo đó kêu gọi các quốc gia không đơn phương tiến hành các họat động làm leo thang căng thẳng.
Mạng tin của SAAG (Nhóm phân tích Nam Á) chiều 8/5 cũng đăng bài viết của Tiến sĩ Subhash Kapila nhận định hành động của Trung Quốc đe dọa an ninh và ổn định hàng hải ở Biển Đông. Tiến sĩ Kapila nhấn mạnh những động thái của Trung Quốc nằm trong chiến lược đã được tính toán kỹ, vì vậy những diễn biến phức tạp sẽ còn tiếp tục nảy sinh trong thời gian tới.
Báo The Indian Express cũng đăng tải bài viết trong đó cảnh báo rằng Ấn Độ sẽ tiến hành mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi liên quan của nước này tại Biển Đông.
Trong khi đó, báo The Time of India đăng bài viết của Tiến sĩ S.D. Pradhan nhận định chính sách của Trung Quốc đối với các nước láng giềng đã làm gia tăng các nguy cơ xung đột nghiêm trọng trong khu vực.
Theo Dân Trí
Kiên quyết đấu tranh mọi hành động xâm phạm chủ quyền Chiều 7-5, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp báo quốc tế về việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, dưới sự chủ trì của ông Lê Hải Bình - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, cùng đại diện Ủy ban Biên giới Quốc gia, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt...